mâu thuẫn giữa nhiệm vụ chi được giao, đặc biệt là ấn định tăng dự toán một số khoản thu (khi giao dự toán ngân sách hàng năm) để bố trí các khoản chi cho chính sách mới, nhưng thực tế rất khó hoàn thành nguồn để đảm bảo trang trải nhiệm vụ chi, đôi khi tạo ra cảm giác không bình đẳng, có sự ấn định chưa hợp lý từ cấp tỉnh, thành phố.
1.2.3. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện cấp huyện
Một là, Nguyên tắc tập trung thống nhất
Nguyên tắc này đòi hỏi trong hoạt động ngân sách, một mặt, nó bảo đảm sự thống nhất ý chí và lợi ích qua huy động và phân bổ ngân sách để có được những hàng hóa, dịch vụ công cộng. Mặt khác, đảm bảo phát huy tính chủ động và sáng tạo của địa phương trong đảm bảo giải quyết các vấn đề cụ thể, trong những hoàn cảnh và cơ sở cụ thể. Việc sử dụng ngân sách nhà nước phải tuân thủ chế độ quản lý chung, tính thống nhất, tập trung thể hiện ở chế độ, chính sách, định hướng, chỉ đạo của trung ương mà chính quyền địa phương phải tuân thủ. Đồng thời, do mỗi huyện lại có đặc thù riêng, nguồn thu và nhiệm vụ chi khác nhau, nên mỗi huyện cần có hệ thống định mức chi ngân sách địa phương phù hợp với điều kiện thực tế. Quản lý chi ngân sách nhà nước phải giao quyền tự chủ ở phạm vi nhất định để chính quyền cấp
22
huyện quyết định các định mức chi phù hợp với nhu cầu của họ. Trong quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, nguyên tắc này phải được quán triệt thực hiện trong toàn bộ chu trình quản lý chi ngân sách nhà nước, từ khâu phân cấp quản lý, lập dự toán, phân bổ dự toán, kiểm soát, thanh toán các khoản chi, quyết toán các khoản chi nhằm vừa đảm bảo tập trung, thống nhất quản lý chi ngân sách nhà nước, vừa định mức các khoản chi tiêu hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện.
Hai là, Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả
Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả là nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính công. Tiết kiệm ở đây được hiểu là sự chi tiêu hợp lý, hợp lệ, đúng mục đích, đúng đối tượng, sáng tạo trong thực hiện để giảm chi phí, tạo ra tác động tích cực đối vớiquá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Khi thực hiện các nội dung chi tiêu công, các cơ quan nhà nước luôn hướng tới việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu trên cơ sở lợi ích của toàn thể cộng đồng. Đảm bảo các khoản chi của các cơ quan, đơn vị phải tuân theo chế độ, định mức tiêu chuẩn của nhà nước quy định hoặc theo chế độ, định mức để tổ chức đó hoạt động liên tục và hiệu quả.
Chính quyền địa phương cần phải xây dựng một chính sách chi hợp lý và hiệu quả, phải xác định tính ưu tiên với mỗi khoản chi trong mỗi điều kiện hoàn cảnh cụ thể, xây dựng quy trình cấp phát, kiểm soát và thành toán các khoản chi một cách chặt chẽ khoa học, thực hiện việc kiểm tra quá trình chi và các khoản chi đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả. Vì vậy, việc quản lý chi ngân sách phải đảm bảo xác định được đúng đối tượng chi, nhiệm vụ chi, thứ tự ưu tiên các khoản chi, tiêu chí phân bổ, định mức chi tiêu với cơ cấu phân bổ ngân sách hợp lý.
23
Công khai có nghĩa là để cho mọi người biết, không giữ kín. Minh bạch là làm cho mọi việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu, sáng sủa, không thể nhằm lẫn được. Quản lý chi ngân sách nhà nước đòi hỏi phải công khai, minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của người dân với tư cách là người nộp thuế cho Nhà nước. Việc Nhà nước có đảm bảo trách nhiệm trước dân về huy động và sử dụng các nguồn thu hay không phụ thuộc nhiều vào tính minh bạch của ngân sách.
Chi ngân sách nhà nước cấp huyện phải được quản lý theo quy định của pháp luật đối với tấtcả các khâu: từ lập dự toán, chấp hành dự toán, thanh, quyết toán ngân sách đến kiểm tra, xử lý vi phạm. Việc phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải tuân theo các quy định về tiêu chí, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức phân bổ ngân sách hiện hành. Các đối tượng thụ hưởng ngân sách phải cung cấp thông tin công khai để người dân có thể tham gia giám sát tính đúng đắn, tính hợp pháp của các khâu trong quản lý chi ngân sách, các khoản chi ngân sách nhà nước.
Bốn là, Nguyên tắc quản lý theo phân cấp
Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.
24
Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.
Năm là, Nguyên tắc cân đối với thu ngân sách nhà nước
Việc phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện phải tuân thủ nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu, không được vay để chi thường xuyên. Cân đối ngân sách phải được xác lập ngay từ khâu lập dự toán và luôn kiểm soát trong quá trình điều hành chi ngân sách cấp huyện. UBND huyện phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước cũng như dự báo khả năng thu, đưa ra các giải pháp huy động nguồn thu vào ngân sách, phấn đấu thực hiện đạt và vượt dự toán giao. Trường hợp hụt thu ngân sách, không đảm bảo cân đối nhiệm vụ chi theo dự toán được duyệt, UBND huyện phải xem xét báo cáo HĐND huyện điều chỉnh dự toán chi ngân sách.
Sáu là, Nguyên tắc quản lý theo dự toán
Nguyên tắc quản lý theo dự toán và đảm bảo mục tiêu ưu tiên với điều kiện nguồn lực ngân sách nhà nước cấp huyện có hạn, các nhu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện đặt ra thường vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp huyện. Do đó, vấn đề quan trọng cần phải thực hiện trong quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện là phải xác định được các mục tiêu ưu tiên. Phải phân bổ ngân sách sao cho đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước cấp huyện, đồng thời vẫn phải dành nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm, kế hoạch trung và dài hạn của địa phương, trong đó xác định rõ những nhiệm vụ, lĩnh vực cần được ưu tiên để phân bổ ngân sách cho phù hợp.
25
1.3. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nƣớc