Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 46 - 49)

36

Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu kinh tế, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng và mức sống của dân cư, qua đó, ảnh hưởng đến thu và chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì kinh tế phát triển, thu thường xuyên ngân sách nhà nước nhiều và thuận lợi, do đó, quy mô chi ngân sách nhà nước rộng rãi hơn. Ngược lại, các vùng núi và trung du, điều kiện sản xuất khó khăn, giao thông cách trở, dân trí thấp, kinh tế chậm phát triển, thu thường xuyên ngân sách nhà nước sẽ khó khăn, trong khi nhu cầu chi xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và hỗ trợ mức sống của dân cư cao, khó khăn về nguồn lực tài chính cho thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trên địa bàn.

Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn địa phương đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định, chi ngân sách nhà nước sẽ được thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại, nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ khó khăn trong cân đối thu chi, chi ngân sách sẽ giảm.

Hai là, Cơ chế chính sách và phân cấp ngân sách nhà nước về quản lý chi ngân sách nhà nước

Luật Ngân sách Nhà nước là văn bản chế định nội dung, phương thức, thẩm quyền quản lý ngân sách. Nếu Luật Ngân sách Nhà nước phù hợp với thực tế, việc quản lý chi ngân sách nhà nước cho quản lý hành chính ở địa phương sẽ thuận lợi hơn và ngược lại. Ở Việt Nam, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các quyết sách của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Quốc hội có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý ngân sách cấp tỉnh. Chẳng hạn, hệ thống định mức chi tiêu do Chính phủ ban hành là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho quản lý hành chính, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và

37

điều hành ngân sách nhà nước của chính quyền cấp tỉnh. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước.

Việt Nam hiện nay đang tồn tại nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Trong đó, Pháp luật đã trở thành công cụ đắc lực; đồng thời, là phương tiện để Nhà nước thể hiện quyền lực của mình trong điều tiết và quản lý nền kinh tế vĩ mô. Chỉ có hệ thống pháp luật chặt chẽ, minh bạch mới có thể thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả, phát huy được hiệu lực của bộ máy Nhà nước. Môi trường pháp lý còn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên cho quản lý hành chính tại địa phương. Ví dụ, định mức chi tiêu và các quy định của Bộ Tài chính hoặc UBND các cấp là căn cứ để xây dựng dự toán và kiểm soát chi thường xuyên cho quản lý hành chính. Việc ban hành các quy định một cách cụ thể, chính xác, hợp lý và khoa học góp phần không nhỏ vào việc quản lý chi tiêu ngân sách hiệu quả, tiết kiệm hơn.

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách gắn với các hoạt động kinh tế - xã hội ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm nâng cao tính năng động và tự chủ của địa phương. Phân cấp quản lý là cách tốt nhất để tập trung đầy đủ, kịp thời, tiết kiệm các nguồn lực, sát với thực tế địa phương, nhờ đó mà phát huy được lợi thế của từng vùng, địa phương trong cả nước.

Ba là, Chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước

Trong điều kiện quản lý chi ngân sách theo hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, phân bổ ngân sách nhà nước. Vì vậy, phải đảm bảo tính chính xác, phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất giữa các ngành, các địa phương, đơn vị

38

thụ hưởng ngân sách nhà nước và tính đầy đủ, bao quát tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế.

Nếu hệ thống định mức chi tiêu ngân sách thoát ly thực tế, thì việc tính toán, phân bổ dự toán chi không khoa học, không chính xác; dẫn đến tình trạng chi ngoài dự toán; thiếu căn cứ để thực hiện nên đơn vị sử dụng ngân sách thường phải tìm mọi cách để hợp lý hoá các khoản chi cho phù hợp với những định mức đã lạc hậu nên dễ vi phạm kỷ luật tài chính.

Định mức chi tiêu càng cụ thể, chi tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước tại các cấp. Việc chấp hành định mức chi tiêu của Nhà nước cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các ngành, các cấp. Cơ chế, chính sách kiểm soát và phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, chế độ tiền lương cho cán bộ, công chức, chế độ công tác phí...

Tuy nhiên, do tính chất đa dạng của các đơn vị sử dụng ngân sách, do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng cho nên việc ban hành đồng bộ và ổn định hệ thống định mức là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)