Nghĩa thế chấp quyền đòi nợ

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo quy định pháp luật việt nam (Trang 25 - 27)

Với những ưu điểm nổi trội, biện pháp bảo đảm thế chấp quyền đòi nợ mang lại ý nghĩa rất lớn cho sự lớn mạnh của các cá nhân, doanh nghiệp nói riêng và kinh tếđất nước nói chung.

Thế chấp quyền đòi nợ cho phép bên thế chấp được khai thác giá trị của tài sản bảo đảm, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cho kinh doanh. Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, tài sản vô hình chiếm ngày càng lớn trong khối tài sản của các doanh nghiệp. Việc cho phép quyền đòi nợ (quyền tài sản) được làm tài sản thế chấp đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho kinh doanh, sản xuất của các chủ thể. Mặt khác, với bản chất pháp lý không giao tài sản cho bên nhận thế chấp, bên thế chấp vẫn có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản này, nhờ vậy mà bên thế chấp vẫn sẽkhai thác được công dụng của tài sản này để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, thế chấp quyền đòi nợ còn mang đến cho chủ nợ (phần lớn là các tổ chức tín dụng) đa dạng hóa được các sản phẩm, dịch vụ, và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Thực tế so với việc cho vay không có tài sản bảo đảm thì bên nhận thế chấp ưu tiên việc cho vay có tài sản bảo đảm hơn. Bởi lẽ sự bảo đảm bằng tài sản cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay không chỉ mang đến cho bên nhận thế chấp

19

vềphương tiện kinh tế mà còn cung cấp cho bên nhận thế chấp khảnăng pháp lý để thu hồi nợ. Đảm bảo an toàn cho bên nhận thế chấp, một khi không thu hồi được số tiền cho vay, bên nhận thế chấp được quyền xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ, qua đó giảm được rủi ro và ổn định hoạt động cho bên nhận thế chấp.

Mặt khác, việc ghi nhận biện pháp bảo đảm thế chấp quyền đòi nợ sẽ góp phần làm đa dạng tài sản bảo đảm trong pháp luật Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu vận hành, thay đổi liên tục và phát triển của xã hội. Pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nếu quan hệ xã hội đó tồn tại nhưng pháp luật không quy định điều chỉnh cũng như không thừa nhận thì việc phát sinh tranh chấp giữa các bên cũng như lúng túng trong cách giải quyết của các cơ quan chức năng là rất lớn, ảnh hưởng đến sựổn định của các quan hệ xã hội. Ngược lại, pháp luật điều chỉnh nhưng trên thực tế không tồn tại quan hệ xã hội đó thì pháp luật này cũng chỉ là pháp luật “ảo”, không có giá trị áp dụng trên thực tế. Vậy nên việc pháp luật ban hành cần dựa trên các quan hệ xã hội phát sinh trên thực tế, quan hệ xã hội mới phát sinh thì pháp luật phải điều chỉnh ngay, kịp thời, góp phần bổ sung cũng như hoàn thiện các quy định của pháp luật.

Việc ghi nhận thêm biện pháp bảo đảm còn đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế, tạo sự hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh việc quốc tế hóa pháp luật, trong đó có các quy định về thế chấp quyền đòi nợ. Lúc này các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài sẽ không gặp phải trở ngại cũng như sẽđược khuyến khích đầu tư vào Việt Nam. Thông qua đó sẽ góp phần đẩy mạnh cuộc sống của người dân nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.

Thêm vào đó, thế chấp quyền đòi nợ còn tạo ra sự linh hoạt cho các chủ thể và nâng cao trách nhiệm, thúc đẩy bên đi vay thực hiện đúng nghĩa vụ nếu không muốn bị xử lý tài sản bảo đảm. Nhờ vậy các bên có thêm một loại hình bảo đảm để lựa chọn sử dụng, tính ưa chuộng của tài sản bảo đảm này được nâng cao nhờ các ưu điểm của nó.

Như vậy, với việc mang lại ý nghĩa lớn cho các chủ thể và nền kinh tế, là tài sản bảo đảm triển vọng trong tương lai, thế chấp quyền đòi nợ sẽ càng được sử dụng phổ biến hơn nữa, và tạo ra nhiều giá trị kinh tế lớn cho xã hội.

20

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo quy định pháp luật việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)