Khi hợp đồng thế chấp quyền đòi nợđược xác lập, bên nhận thế chấp đã thực hiện việc thông báo cho bên có nghĩa vụ trả nợ thì khi đến hạn thanh toán nếu bên thế chấp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý quyền đòi nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ lúc này sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho người có quyền của người có quyền của mình (tức là bên nhận thế chấp), nếu các bên có thỏa thuận bên có nghĩa vụ trả nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên nhận thế chấp. Điều 22 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định bên nhận thế chấp phải cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ nếu bên có nghĩa vụ trả
27
nợ yêu cầu, trong trường hợp không được cung cấp thông tin thì bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền từ chối thanh toán. Vậy nên một khi đã được thông báo thì chỉ có người nhận thế chấp mới là người được bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán. Về nguyên tắc, khi ký kết hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ thì sẽ không làm thay đổi thời hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán quyền đòi nợ của bên có nghĩa vụ trả nợ, duy chỉ có việc thanh toán khoản nợlà được thực hiện cho bên nhận thế chấp chứ không phải cho bên có quyền (bên thế chấp) nữa. Một ví dụ cho quan hệ giữa bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ như sau: A và B ký kết hợp đồng xây dựng vào 20/6/2020, A xây dựng một tòa nhà cho B, giá trị hợp đồng là 3.000.000.000 đồng và sẽ được thanh toán khi A xây dựng xong tòa nhà này, theo kế hoạch là ngày 20/6/2021. Trong khi tiến hành xây dựng tòa nhà, A đã đem quyền đòi nợ khi xây dựng xong tòa nhà này cho Ngân hàng để vay 2.000.000.000 đồng trong thời hạn một năm. Hai bên thỏa thuận khi đến hạn thanh toán mà A không thanh toán được cho Ngân hàng thì Ngân hàng được tiến hành xử lý quyền đòi nợ nghĩa là được nhận tiền thanh toán hoàn thành công trình từ B.
Quan hệ giữa bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợcòn được thể hiện ở chỗ khi bên nhận thế chấp tiến hành đăng ký biện pháp bảo đảm quyền đòi nợ này, thì bên có nghĩa vụ trả nợ sẽ phải xác định được trong trường hợp có nhiều bên cùng nhận bảo đảm quyền đòi nợ này thì bên nhận bảo đảm nào tiến hành đăng ký tài sản bảo đảm trước thì bên có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn sẽ phải thanh toán cho bên nhận thế chấp đó. Bên nhận thế chấp nào đăng ký bảo đảm sớm nhất sẽđược ưu tiên trước những bên nhận bảo đảm còn lại. Nên nếu đã biết thứ tự ưu tiên thanh toán này mà bên có nghĩa vụ trả nợ vẫn cố tình thanh toán cho bên nhận thế chấp khác thì bên có nghĩa vụ trả nợ vẫn phải thanh toán cho bên nhận thế chấp trước tiên này.
Bên cạnh đó, quan hệ giữa hai bên còn được thể hiện khi bên thế chấp chuyển giao quyền đòi nợ cho bên nhận thế chấp. Tức là lúc này quyền sở hữu quyền đòi nợ này sẽđược chuyển giao cho bên nhận thế chấp, bên nhận thế chấp trở thành chủ sở hữu mới và duy nhất của quyền đòi nợ và bên thế chấp sẽ không còn chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trả nợ nữa. Việc này vừa có lợi cho bên thế chấp, bên nhận thế chấp nhưng cũng có những điểm hạn chếảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận thế chấp.
28
Ngoài ra, quan hệ giữa bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợcòn được thể hiện trong trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ viện dẫn ra các phương tiện phòng vệ mang tính đối kháng để không phải thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần khoản nợ cho bên nhận thế chấp. Những phương tiện phòng vệ này có thể là hợp đồng phát sinh quyền đòi nợ vô hiệu, bên thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợđã tiến hành bù trừ nghĩa vụ, thay thếnghĩa vụ hay thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ mà bên nhận thế chấp không biết. Điều này làm cho bên nhận thế chấp không thể tiến hành xử lý quyền đòi nợnày được và như vậy khiến cho quyền lợi của bên nhận thế chấp bịảnh hưởng nghiêm trọng. Đây cũng là một bất cập của thế chấp quyền đòi nợ mà pháp luật chưa có một quy định rõ ràng để điều chỉnh vấn đề này. Ngoài ra mối quan hệ giữa hai chủ thể này còn được thể hiện ở chỗ, trong trường hợp bên nhận thế chấp cũng đồng thời là bên có nghĩa vụ trả nợ, thì bên nhận thế chấp sẽđược bù trừ nghĩa vụ từ khoản tiền hoặc tài sản thu được từ nghĩa vụ trả nợ của chính chủ thể này (khoản 5 Điều 54 Nghịđịnh số21/2021/NĐ-CP).