Đây là mối quan hệ giữa bên có nghĩa vụ trả nợ và bên có quyền đòi nợ ban đầu. Hai bên thường xác lập các hợp đồng mua bán hàng hóa, thực hiện một công việc, hay hợp đồng dịch vụ... Bên bán có nghĩa vụ giao đủ, đúng hàng hóa, chất lượng hàng hóa... cho bên mua, và bên mua có nghĩa vụ phải trả đủ tiền cho bên bán. Lúc này, khi bên bán đã hoàn thành xong nghĩa vụ của mình thì bên bán có quyền đòi nợ bên mua. Bên mua lúc này trởthành bên có nghĩa vụ trả nợ cho bên có quyền của mình là bên bán (bên thế chấp quyền đòi nợ). Do đó chỉ có bên bán (bên thế chấp quyền đòi nợ) là chủ sở hữu duy nhất của quyền đòi nợ này, là bên có quyền duy nhất của bên mua.
Đây là mối quan hệđơn thuần phát sinh từ các hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng cho thuê,... giữa hai bên, bên có quyền và bên có nghĩa vụ trả nợ mà thôi. Ví dụ cho mối quan hệ này như sau: A và B ký kết một hợp đồng mua bán thủy sản, giá trị của hợp đồng là 500.000.000 đồng, hai bên thỏa thuận A phải giao hàng vào lúc 9h ngày 20/05/2021 tại trụ sở của công ty B, A phải giao hàng đúng số lượng như đã giao kết, đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận. Hoàn thành xong nghĩa vụ B sẽ thanh toán cho A vào ngày 20/12/2021 qua tài khoản ngân hàng của công ty A. Như vậy đây là mối quan hệ hai bên, giữa bên mua và bên bán. Sau khi A hoàn thành nghĩa vụ của mình (giao đủ số lượng hàng hóa, đảm bảo chất lượng, chứng từđầy đủ, đúng thời gian,...) sẽ trở thành bên có quyền và có quyền đòi nợ B (bên mua), B (bên mua) lúc này trở thành bên có nghĩa vụ trả nợ cho A (bên có quyền). Điều này là đúng với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hai bên theo BLDS năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005.
Tóm lại, đây là một mối quan hệbình đẳng, công bằng, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia. Mặc dù sau đó bên có quyền đem quyền đòi nợ của mình đối với bên có nghĩa vụ trả nợ để thế chấp vay một khoản tiền thì quan hệ giữa hai chủ thể này vẫn không thay đổi, hợp đồng phát sinh quyền đòi nợ vẫn có hiệu lực, thời hạn, phương thức thanh toán vẫn như cũ, riêng chỉ có việc thanh toán cho ai sẽ bị thay đổi. Khi bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ chính thì bên nhận thế chấp sẽ tiến hành xử lý quyền đòi nợ. Lúc này bên có nghĩa vụ trả nợ có thể thanh toán nợ cho bên nhận thế chấp nếu có thỏa thuận. Bên cạnh đó, quan hệ giữa hai chủ thể này có
25
thể chấm dứt nếu như bên có quyền bán quyền đòi nợ của mình cho người khác, hoặc có thể bị chấm dứt nếu như hai bên thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ, hay những trường hợp chấm dứt khác theo quy định của pháp luật.