Quan hệ giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp được xác lập bằng một quan hệnghĩa vụ, có thể là giao dịch vay tài sản (phần lớn là các hợp đồng tín dụng). Bên thế chấp sẽ đem quyền đòi nợ đối với bên có nghĩa vụ trả nợ để thế chấp cho bên nhận thế chấp, vay một khoản tiền. Khi đến hạn, nếu bên thế chấp hoàn trả được khoản vay cho bên nhận thế chấp thì quyền đòi nợ sẽđược giải chấp (chấm dứt việc thế chấp quyền đòi nợ). Còn nếu như đến hạn, bên thế chấp không trả được khoản vay này thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợđể bù trừ nghĩa vụ cho bên thế chấp. Nếu quyền đòi nợ này khi xử lý không hoàn trả đủ khoản tiền đã vay thì bên thế chấp tiếp tục nghĩa vụ hoàn trả cho bên nhận thế chấp, lúc này khoản tiền còn thiếu trở thành khoản nợ không có tài sản bảo đảm. Còn nếu khi xử lý xong tài sản bảo đảm, mà vẫn còn thừa một khoản tiền, thì bên nhận thế chấp có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền này cho bên thế chấp.
Thế chấp tài sản là giao dịch bảo đảm được các bên thường xuyên lựa chọn và ưu tiên sử dụng cho bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ phát sinh trong các hợp đồng vay tài sản giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với các tổ chức tín dụng. Trong mối quan hệ giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp quyền đòi nợ, bên thế chấp có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 320, 321 BLDS năm 2015, được quyền bán, trao đổi, tặng cho quyền đòi nợ nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. Ngược lại bên nhận thế chấp quyền đòi nợcũng sẽ có các quyền và nghĩa vụ tại Điều 322, 323 BLDS năm 2015, như thực hiện việc đăng ký thế chấp, xử lý tài sản thế chấp, trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp... Quan hệ giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp quyền đòi nợcòn được thể hiện ở chỗ bên nhận thế chấp được quyền truy đòi tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứba, nhưng tài sản bảo đảm này bị chuyển giao cho người khác do mua bán, tặng cho, trao đổi, chuyển nhượng, chuyển giao khác về quyền sở hữu; chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản bảo đảm không có căn cứ pháp luật và không
26
thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP. Đây là những quy định tiến bộ và hợp lý, nhằm tránh trường hợp tài sản đã được đăng ký biện pháp bảo đảm nhưng bên thế chấp vẫn đem tài sản bảo đảm đi tặng cho, trao đổi, chuyển nhượng, mua bán mà không được sựđồng ý của bên nhận thế chấp. Lúc này bên nhận thế chấp có thểđứng trước nguy cơ mất tài sản bảo đảm, dẫn đến thiệt hại về quyền lợi và kinh tế cho chủ thể này. Chính vì vậy mà pháp luật trao cho bên nhận thế chấp được quyền truy đòi tài sản bảo đảm để bảo vệ quyền lợi cho mình.
BLDS năm 2015 không quy định về hình thức của giao dịch thế chấp quyền đòi nợ, nhưng vì bảo đảm bằng quyền đòi nợ là một dạng của thế chấp tài sản nên sẽ phải tuân thủ các quy định về thế chấp, trong đó có các quy định về hình thức. Điều 343 BLDS năm 2005 quy định việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản (văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính) và trong trường hợp pháp luật có quy định thì phải tiến hành công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nghĩa là pháp luật không bắt buộc các chủ thể phải tiến hành công việc này. Đến BLDS năm 2015 thì đã bỏ quy định hình thức phải lập thành văn bản nên về hình thức, thế chấp quyền đòi nợ sẽ tuân thủ theo hình thức chung của giao dịch dân sự, tức là được tự do về mặt hình thức, có thể thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Mặt khác, pháp luật hiện hành không bắt buộc việc thế chấp quyền đòi nợ phải được đăng ký, nhưng theo quy định chung thì pháp luật cho phép các bên đăng ký biện pháp bảo đảm để được hưởng quyền ưu tiên đối với tài sản này, cũng như phát sinh hiệu lực đối kháng với thứ ba, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của bên nhận thế chấp.