Phạm vi thế chấp và xử lý quyền đòi nợ đƣợc thế chấp

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo quy định pháp luật việt nam (Trang 35)

1.4.1. Phạm vi thế chấp quyền đòi nợ

Về phạm vi tài sản được bảo đảm trong các giao dịch dân sự, cả BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 đều chưa đề cập đến, chỉ đề cập đến phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm. Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã có quy định rõ về phạm vi bảo đảm của quyền đòi nợ. Theo đó, các bên được quyền thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ, và không ngoại trừ được quyền thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai. Nghĩa là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai cũng có thểlà đối tượng của hợp đồng thế chấp.

Quy định như vậy là hợp lý bởi lẽ sẽ không giới hạn phạm vi tài sản bảo đảm cho các chủ thể, các chủ thể được tự do quyết định thế chấp quyền đòi nợđến đâu, bên nhận thế chấp được quyền xử lý một phần hay là toàn bộ quyền đòi nợ sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trong một số trường hợp nếu quyền đòi nợ có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm thì bên thế chấp có thể cân nhắc thế chấp một phần quyền đòi nợ, đủ để xử lý đảm bảo cho nghĩa vụ vay thôi, như vậy vừa đảm bảo an toàn cho bên thế chấp, khi lo lắng bên nhận thế chấp có thể giữ lại phần còn thừa khi xử lý tài sản bảo đảm, vừa để bên thế chấp có thể kịp thời lấy phần nợ

29

còn lại mà không thế chấp bảo đảm để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, tăng trưởng doanh thu liên tục cho mình, điều này còn hạn chế việc bên thế chấp thiếu vốn, lại tiếp tục đi vay. Còn nếu trong trường hợp, sau khi tính toán, cân nhắc kĩ thì thấy phần giá trị của tài sản bảo đảm (quyền đòi nợ) vừa đủ để đảm bảo cho nghĩa vụ, hoặc để lấy lòng tin của bên nhận thế chấp, bên thế chấp có thể thế chấp toàn bộ quyền đòi nợ làm cho giao dịch thế chấp quyền đòi nợ được nhanh chóng xác lập hơn.

Sự tự do và thúc đẩy thực hiện giao dịch này trong tương lai còn được thể hiện ở chỗ cho phép thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai. Điều này là phù hợp với quy định của BLDS năm 2015, khi cho phép tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, việc cho phép thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai sẽ gây ra nhiều bất cập và khó khăn cho các chủ thể. Thêm vào đó, phạm vi quyền đòi nợđược thế chấp có bao gồm lãi hay không thì chưa có quy định rõ ràng điều chỉnh vấn đề này. Vấn đề này sẽ được tác giảphân tích rõ hơn ở Chương 2.

1.4.2. Xử lý quyền đòi nợ đƣợc thế chấp

Theo Điều 303 BLDS năm 2015, phương thức xử lý tài sản thế chấp bao gồm: bán đấu giá, bên nhận bảo đảm tự bán tài sản, bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm hoặc một phương thức mà các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, trong các phương thức xử lý trên thì tác giả cho rằng phương thức bán đấu giá và bên nhận bảo đảm tự bán tài sản là không phù hợp để áp dụng cho xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Bán đấu giá mặc dù đảm bảo được tính công khai, minh bạch của quá trình xử lý thông qua việc cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến tài sản và phiên đấu giá tài sản đó, tuy nhiên việc bán đấu giá một khoản nợ là không có ý nghĩa, và nếu như được thực hiện thì người mua cũng chỉcó ý định đầu cơ mà thôi. Về biện pháp bên nhận bảo đảm tự bán tài sản, lúc này bên nhận bảo đảm vẫn chưa thể tự bán tài sản được do tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, tài sản thế chấp chưa được bên nhận bảo đảm cầm, giữ. Trong khi đó, cách thức bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm có nhiều ưu điểm và thuyết phục, hợp lý hơn vì lúc này bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có thể trở thành chủ sở hữu mới của quyền đòi nợ. Giải pháp này có nhiều ưu điểm như sau:

30

Thứ nhất, bên nhận thế chấp sẽ không phải chịu sự ràng buộc của nguyên tắc tạm hoãn xử lý tài sản bảo đảm khi bên thế chấp lâm vào tình trạng phá sản, bởi vì lúc này bên thế chấp không còn quyền sở hữu đối với quyền đòi nợđó nữa.

Thứ hai, bên nhận thế chấp đã trở thành chủ sở hữu mới của quyền đòi nợ nên có thể thực hiện việc định đoạt quyền đòi nợ(Điều 194 BLDS năm 2015) thông qua việc chuyển giao quyền yêu cầu, đề nghị ngân hàng thanh toán đểhuy động giá trị của quyền đòi nợtrước thời điểm đến hạn18.

Tuy nhiên biện pháp này cũng có nhược điểm là nếu như sau khi chuyển giao quyền đòi nợ này cho bên nhận thế chấp, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ trở thành chủ sở hữu mới của quyền đòi nợ này, nhưng đến thời hạn người có nghĩa vụ trả nợ không thực hiện được việc thanh toán thì bên nhận thế chấp sẽ phải chịu rủi ro.

Với bản chất là một tài sản đặc biệt nên quyền đòi nợ cũng sẽ có phương thức xử lý riêng. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cũng đã quy định cách thức riêng cho việc xử lý tài sản đặc biệt này, theo điểm a khoản 2 Điều 22 Nghịđịnh này, bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho bên nhận thế chấp khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Cũng theo khoản 3 Điều 59 Nghị định này, bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba đối với trường hợp thế chấp quyền đòi nợ. Cũng theo khoản 1 Điều 66 Nghị định này, người thứ ba ởđây là người có nghĩa vụ trả nợ. Biện pháp này là hợp lý bởi lẽ một khi bên bảo đảm không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản thế chấp, lúc này người thứba là người có nghĩa vụ trả nợ sẽ phải giao khoản tiền hoặc một tài sản khác cho bên nhận bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ thay cho bên bảo đảm. Việc này không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên có nghĩa vụ trả nợ vì thực chất việc thanh toán của bên có nghĩa vụ trả nợ cho bên nhận thế chấp không phải là việc thanh toán cho bên có quyền (chủ nợ) mà là thanh toán cho bên thứ ba có quyền được nhận thanh toán phát sinh từ hợp đồng thế chấp đã được ký với bên có quyền ban đầu. Việc thanh toán xong khoản tiền này đồng nghĩa với việc chấm dứt nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trả nợ. Bên nhận thế chấp cũng được trả nợ đầy đủ, góp phần đảm bảo an toàn cho bên nhận thế chấp.

18Bùi Đức Giang (2013), “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 05, tr. 47.

31

Do đó mà biện pháp xử lý này vẫn được duy trì trong khoản 2 Điều 54 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, cho thấy biện pháp này vẫn được lựa chọn để xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ.

Kết luận Chƣơng 1

Qua việc tổng hợp, phân tích, đánh giá pháp luật trong nước và so sánh với pháp luật nước ngoài ở trên, tác giả đã làm rõ được những cơ sở lý luận, những vấn đề pháp lý xung quanh giao dịch thế chấp quyền đòi nợ. Pháp luật Việt Nam công nhận quyền đòi nợ là quyền tài sản và quyền tài sản này được đưa vào trong giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trên cơ sởđó, tác giả đã nêu ra được khái niệm quyền đòi nợ, khái niệm thế chấp quyền đòi nợ, các đặc điểm của một giao dịch thế chấp quyền đòi nợ, phân loại quyền đòi nợ, rút ra được ý nghĩa, vai trò của thế chấp quyền đòi nợ. Không những thế, thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý về thế chấp quyền đòi nợ, tác giảcòn đưa ra được các điều kiện của một giao dịch thế chấp quyền đòi nợ, chỉra được những mối quan hệ xung quanh giao dịch này. Ngoài ra, phạm vi thế chấp và xử lý quyền đòi nợ cũng là hai vấn đề quan trọng đã được tác giả đề cập, phân tích và bình luận. Hy vọng với những kiến thức mà tác giảđã chắt lọc, nghiên cứu, bình luận như trên sẽ giúp quý độc giả có một cái nhìn bao quát hơn, hiểu rõ hơn về tài sản này.

32

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN ĐÒI NỢ Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.1. Vƣớng mắc trong việc xác định phạm vi thế chấp quyền đòi nợ và giải pháp hoàn thiện pháp luật pháp hoàn thiện pháp luật

2.1.1. Xử lý lãi phát sinh từ quyền đòi nợ đƣợc thế chấp

Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định “Bên có

quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả

quyền đòi nợhình thành trong tương lai...”. Vậy nếu trong trường hợp quyền đòi nợ này phát sinh lãi thì lãi này có được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ hay không nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Theo Điều 318 BLDS năm 2015 thì trong trường hợp thế chấp toàn bộ hay một phần động sản thì vật phụ gắn với động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp nếu không có thỏa thuận khác. Theo ý kiến của một số chuyên gia thì lãi suất được coi là vật phụ của khoản gốc quyền đòi nợ19. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng lãi là phần “phụ” của quyền đòi nợ nhưng lãi có là “vật” hay không thì chưa xác định được20. Chính vì vậy mà đã gây ra sự khó khăn cho việc áp dụng pháp luật, vướng mắc trong khâu xử lý tài sản bảo đảm đối với các bên, cũng như trong việc phân xử vụ án dân sựkinh doanh thương mại của Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác. Theo quan điểm của tác giả, lãi trong quyền đòi nợ ở đây là một khoản tiền phát sinh được bên thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ thỏa thuận thống nhất với nhau trong hợp đồng phát sinh quyền đòi nợ. Lãi ở đây không là vật phụnhưng lãi lại thuộc tài sản bảo đảm nên khi xử lý tài sản bảo đảm thì nếu không có thỏa thuận, lãi đương nhiên được xử lí chung với tài sản bảo đảm.

Như vậy để giải quyết vướng mắc này thì pháp luật Việt Nam nên theo hướng, nếu như không có thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thì lãi của khoản nợ cũng sẽ thuộc phạm vi bảo đảm. Lãi của khoản nợ cũng sẽ được dùng để thế chấp cho khoản nợ của bên thế chấp và khi xử lý tài sản bảo đảm, khoản lãi này

19Bùi Đức Giang (2011), “Một số hạn chế của chếđịnh thế chấp quyền đòi nợtheo quy định hiện hành”, Tạp chí Ngân hàng, số 21, tr. 32.

33

cũng sẽ được tính vào việc xử lý. Bên nhận thế chấp sẽ được trả cả nợ gốc và tiền lãi của quyền đòi nợ (chẳng hạn như nợ gốc và nợ lãi tiền mua hàng hóa, tiền thuê nhà, tiền xây dụng một công trình hay lãi suất chậm trả của một quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa). Điều này phù hợp với quy định tại Điều 280 BLDS năm 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ trả tiền, trả tiền sẽ phải trả cả gốc lẫn lãi nếu như không có thỏa thuận. Việc này thúc đẩy các bên tự do thỏa thuận trong hợp đồng, các bên cần suy nghĩ, cân nhắc kĩ, lường trước các rủi ro cho mình để đảm bảo an toàn cũng như ổn định hoạt động của các bên. Các bên trong hợp đồng được tự do thỏa thuận trên tinh thần tự nguyện, miễn là không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và được chủ thể khác tôn trọng. Khoản lãi này vừa đểtránh trường hợp, sau khi xử lý khoản nợ gốc của bên có nghĩa vụ trả nợ vẫn chưa đủ để thanh toán nghĩa vụ thay cho bên thế chấp thì bên nhận thế chấp được quyền xử lý cả phần lãi này để thanh toán cho nghĩa vụ. Mặt khác việc làm này cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thế chấp, nếu sau khi xử lý phần lãi của quyền đòi nợ vẫn còn thừa một khoản tiền thì sẽ được trả lại cho bên thế chấp, còn nếu sau khi xử lý lãi của quyền đòi nợ mà vẫn không đủ để thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp thì bên thế chấp tiếp tục nghĩa vụ trả nợ của mình đối với số tiền còn lại, giúp đẩy nhanh quá trình xử lý tài sản bảo đảm.

2.1.2. Thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tƣơng lai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BLDS năm 2015 ghi nhận tài sản hình thành trong tương lai được dùng để thế chấp là kết quả đáng ghi nhận, bởi lẽ một tài sản hình thành trong tương lai sẽ phù hợp với tính chất không chuyển giao tài sản bảo đảm của biện pháp thế chấp. Mặt khác, việc cho phép thế chấp tài sản hình thành trong tương lai thể hiện được sự hội nhập với pháp luật quốc tế, nhất là những nước trong hệ thống Common Law như Anh, Mỹ. Thêm vào đó, việc ghi nhận tài sản hình thành trong tương lai nói chung và quyền đòi nợ hình thành trong tương lai nói riêng làm tài sản bảo đảm giúp cho các chủ thể tiếp cận được với nguồn vốn rộng mởhơn, cơ hội để phát triển kinh doanh, sản xuất cao hơn. Tuy nhiên việc cho phép nhận quyền đòi nợ hình thành trong tương lai làm tài sản bảo đảm là rất khó trên thực tế, cũng như những bất cập, vướng mắc với các quy định của pháp luật, khiến cho việc nhận tài sản này làm tài sản bảo đảm càng khó khăn hơn trên thực tế.

34

Thứ nhất, nếu cho phép thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai sẽ không đáp ứng được các điều kiện cơ bản của một tài sản bảo đảm. Theo Điều 295 BLDS năm 2015, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm tại thời điểm xác lập giao dịch, nhưng tài sản hình thành trong tương lai lại là tài sản chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Vậy nên bên thế chấp chưa có quyền sở hữu với loại tài sản này thì không thểđem chúng đi thế chấp, không thểlà đối tượng của một giao dịch cụ thể.

Thứ hai, BLDS năm 2015 quy định tài sản bảo đảm có thểđược mô tả chung nhưng phải xác định được. Mô tả tài sản thế chấp là cách thức để xác định tài sản thế chấp nhằm giúp cho người khác xác định được đó là đối tượng của thế chấp. Việc mô tảnày có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định phạm vi bảo đảm của quyền đòi nợ, từđó mà việc xác định phạm vi tài sản bảo đảm nào mà bên nhận thế chấp có quyền xử lý khi bên thế chấp không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ sẽ dễ dàng hơn. BLDS hiện hành theo hướng tài sản bảo đảm được mô tả chung tạo thuận lợi, dễ dàng cho các bên khi xác lập giao dịch. Mô tảchung nghĩa là không cần mô tả đến mức chi tiết, rõ ràng, tạo thuận lợi khi không phải ký kết, sửa đổi lại hợp đồng bảo đảm khi tài sản bảo đảm có sựthay đổi, biến động. Với quyền đòi nợ, việc

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền đòi nợ theo quy định pháp luật việt nam (Trang 35)