Các hạng mục công trình chính

Một phần của tài liệu ĐTM SƠN THỦY HÀ _17.11.2021 (Trang 29)

1. TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN

1.2.1. Các hạng mục công trình chính

Dự án “Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc Sơn Thủy Hà, quy mô 66 con trâu, bò/ngày và 666 con heo/ngày” tại ấp Chánh, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An là dự án nâng công suất, tăng công suất giết mổ, có tổng diện tích 9.500 m2. Được tuân theo các tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dụng Việt Nam và theo các nguyên tắc sau:

+ Bố trí dây chuyền hiện đại, tự động cao;

+ Bố trí mặt bằng nhà xưởng, nhà kho, công trình phụ trợ... theo hướng tiết kiệm không gian để còn diện tích trồng cây xanh, hợp lý hóa việc vận chuyển nguyên liệu, vật tư ... từ kho bãi đến khu vực sản xuất;

+ Phương án PCCC cho toàn bộ khu vực;

+ Các yếu tố môi trường được chú ý khi quy hoạch mặt bằng như: Hệ thống thu gom và thoát nước mưa được tách riêng biệt với hệ thống thu gom nước thải, Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, Quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp không nguy hại và chất thải nguy hại.

Hình 1.4.1.1.1.1: Cổng vào có hệ thống khử trùng xe

Hình 1.4.1.1.1.2: Khu nuôi nhốt bò giết thịt

Hình 1.4.1.1.1.3: Khu vực hầm biogas Hình 1.4.1.1.1.4: Khu vực bên trong nhà máy

Hình 1.4.1.1.1.5: Khu vực HTXLNT hiện hữu

Hình 1.4.1.1.1.6: Ao sinh học tại khuôn viên dự án

Hình 1.4.1.1.1.7: Kho chứa chất thải nguy hại

Hình 1.4.1.1.1.8: Nhà chứa phân gia súc

Toàn bộ dự án được thực hiện trên tổng diện tích 9.500 m2 chi tiết bao gồm các hạng mục chính dưới đây:

Bảng 1.4.1.1.1.8.1: Diện tích xây dựng các hạng mục công trình hiện hữu

Stt Các hạng mục Số lượng Diện tích (m2) I Các công trình chính 1 Nhà xưởng (1 phần) 01 334,17 2 Trang trại 1 01 2.755,28 3 Trang trại 2 01 98,24 4 Trang trại 3 01 98,24 5 Trang trại 4 01 95,17 6 Trang trại 5 01 44,00 7 Nhà xưởng (1 phần) 01 172,83 II Các công trình phụ 1 Nhà nghỉ công nhân 01 194,04 2 Kho chứa 01 71,20

3 Sân vườn – Cây xanh - 2760

4 Đường giao thông - 1.840

III Các công trình khác, đất trống - 1.037

Nguồn: Hồ sơ xây dựng cơ sở

1.4.2.1. Nguồn điện

Hiện tại nguồn điện được cấp cho nhà máy do Công ty Điện lực Long An – Điện lực Đức Hòa, mã trạm PB06030068615.

Dựa trên hóa đơn giá trị gia tăng (tiền điện) của Công ty Điện lực Long An – Điện lực Đức Hòa từ ngày 26/12/2019 đến ngày 10/01/2020, ước tính tổng nhu cầu tiêu thụ điện của Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà khoảng 28.400 kW/tháng.

Theo tính toán của công ty, khi dự án nâng công suất đi vào hoạt động nhà máy sẽ tiếp tục sử dụng điện do Công ty Điện lực Long An – Điện lực Đức Hòa cung cấp cho hoạt động sản xuất được ổn định và dự tính lượng điện tiêu thụ sẽ tăng gấp 5 lần so với hiện tại.

1.4.2.2. Nguồn nước cấp

Hiện tại khu vực tại dự án chưa có hệ thống cấp nước nên giải pháp trước mắt là sử dụng nguồn nước ngầm qua 04 giếng khoan trong khu vực dự án và đây cũng là điều mà công ty đang trăn trở, lưu tâm rất nhiều. Chủ dự án đã xin Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất từ Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An số 153/GP-UBND ngày 14/7/2020.

Trong giai đoạn nâng công suất mở rộng cơ sở giết mổ ước tính lượng nước sử dụng sẽ tăng lên, Trong tương lai sẽ sử dụng nguồn nước từ nhà máy có công suất lớn của nhà máy cấp nước Đức Hòa xây dựng, phục vụ cho nhu cầu dân cư và công nghiệp Đức Hòa 3 và các khu lân cận.

Mục đích dùng nước bao gồm: Sản xuất, sinh hoạt, tưới cây, rửa đường, chữa cháy. Trong đó lượng nước dùng trong sản xuất chiếm khoảng 80% lượng nước cấp, dựa vào số lượng giết mổ hiện tại ( tính luôn các tuần lễ cao điểm, dịp tết), cụ thể như sau:

+ Giết mổ heo TB khoảng từ 30 - 206 con/ngày; + Giết mổ trâu, bò TB khoảng 20 - 47 con/ngày;

(Theo nhật kí công tác thú y của Chi cục chăn nuôi, thú y và Thủy sản Long An)

Căn cứ theo số đo lưu lượng nước sử dụng và nước thải hằng ngày của dự án giai đoạn hiện tại. Ngoài ra còn phải kể đến lượng nước dự phòng, nước dùng cho trạm xử lý, rò rỉ... ta có nhu cầu nước của xưởng trước và sau khi nâng công suất dự án được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1.4.2.2.1.1.1: Nhu cầu dùng nước của dự án giai đoạn hiện hữu và dự tính sau khi nâng công suất

Đối tượng dùng nước

Quy mô Tiêu chuẩn

(nhu cầu sử dụng tại

cơ sở)

Nhu cầu Hiện hữu Nâng công

suất Hiện hữu

Nâng công suất

Sản xuất (bao gồm các giai đoạn giết mổ, tắm heo, chuồng trại và phương tiện vận chuyển) 253 con/ngày (47 con trâu, bò và 206 con heo /ngày) 732 con/ngày (66 con trâu, bò và 666 con heo /ngày) 330 lít/con 83,5 m3 241,6 m3 Sinh hoạt

10 người 50 người 100 lít/ngày 1 m3 5 m3

10 người (ở lại) 10 người (ở lại) 180 lít/ngày 1,8 m 3 1,8 m3 Tưới cây xanh 2.760 3 lít/m 2 8,28 m3 Rửa đường 1.840 0,5 lít/m2 0,92 m3

Chữa cháy 2 đám cháy 20 lít/s 108,0 m3

Tổng cộng 203,5 m3 365,5 m3 Dự phòng, bản thân trạm xử lý, rò rỉ,... Khoảng 10%  20% 223,85- 244,2 m3 402- 438,6 m3

Nguồn: Nhu cầu dùng nước tại cơ sở giết mổ Sơn Thủy Hà

1.4.3. Thu gom, thoát nước mưa, nước thải

1.4.3.1. Hệ thống hiện hữu:

Hiện tại nhà máy đã xây dựng hệ thống thu gom thoát nước mưa được tách riêng biệt với hệ thống thu gom nước thải. Nước mưa phát sinh tại Công ty được thu gom và thoát ra ao sinh học trong khuôn viên Công ty. Ao sinh học có nhiệm vụ tiếp nhận nước mưa và nước thải sau xử lý của dự án, ao có diện tích khoảng 4.500 m2 với độ sâu khoảng 15m đáp ứng được lưu lượng nước phát sinh trong giai đoạn hiện tại và giai đoạn nâng công suất giết mổ. Ao sinh học là nguồn tiếp nhận nước thải và nước mưa của dự án, có nhiệm vụ ổn định nước thải, nước mưa một phần làm giảm các chất ô nhiễm còn sót lại trong nước thải.

Nước mưa từ các nhà xưởng, khuôn viên nhà máy được thu gom vào cống thoát nước mưa bằng BTCT ( chạy dọc theo nhà xưởng và tường rào của nhà máy để dẫn toàn bộ nước mưa từ nhà máy về Ao sinh học trong khuôn viên dự án. Trên toàn bộ tuyến thoát nước mưa, bố trí các hố ga có các song chắn rác và lắng cặn trước khi thoát vào Ao sinh học. Hiện tại hệ thống thoát nước mưa đã được xây dựng hoàn thiện và đi vào hoạt động. Do không mở rộng nhà xưởng nên Công ty tiếp tục sử dụng hệ thống thu gom và thoát nước mưa hiện hữu.

Hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải: Công ty xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom nước thải, nước thải phát sinh hiện nay gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất (giết mổ, vệ sinh thiết bị, nhà xưởng, vệ sinh xe) khoảng 80 – 100m3 ngày.đêm được Công ty thu gom dẫn vào cống thoát nước thải bằng BTCT ( chạy dọc theo nhà xưởng về hệ thống xử lý nước thải công suất thiết kế 100 m3/ngày.đêm, có 1 điểm đấu nối vào HTXLNT tại tọa độ (X:1205619; Y: 0574531). Với quy trình như sau: Nước thải  Song chắn rác  Bể lắng cặn  Hầm Biogas  Hố thu gom  Bể tuyển nổi Bể sinh học hiếu khí  Bể lắng  Bể khử trùng  Cột lọc áp lực  Nguồn tiếp nhận (ao sinh học trong khuôn viên Công ty, vị trí xã thải tọa độ: (X: 1205657; Y: 0574540), bùn thải đưa về sân phơi bùn. Nước thải của nhà máy sau khi qua hệ thống XLNT đảm bảo TCCP và được thải ra ao sinh học trong khuôn viên công ty. Trong giai đoạn nâng công suất giết mổ, lưu lượng nước thải sẽ tăng cao, ước tính khoảng 248,36m3/ngay.đêm do đó hệ thống hiện hữu sẽ không đáp ứng được nên công ty sẽ tiến hành cải tạo nâng công suất hệ thống XLNT.

Nước thải của nhà máy bao gồm: Nước thải sinh hoạt, nước thải giết mổ, nước thải vệ sinh chuồng trại. Tất cả được thu gom và đưa về trạm xử lý nước thải.

1.4.3.2. Hệ thống sau khi nâng công suất

Lưu lượng nước thải trước và sau khi nâng công suất được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.4.3.2.1.1.1: Lưu lượng nước thải phát sinh giai đoạn trước và sau khi nâng công suất

Nước thải

Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày) Nước thải sinh hoạt Nước thải sản suất

Số lượng gia súc giết mổ

Tổng lưu lượng nước thải phát sinh (m3/ngày) Giai đoạn hiện tại 2,8 83,5 253 con/ngày (47 con trâu, bò và 206 con heo /ngày)

Giai đoạn

mở rộng 6,8 241,56

732 con/ngày (66 con trâu, bò và 666 con heo /ngày)

248,36

Nguồn: Nhu cầu dùng nước tại Cơ sở giết mổ Sơn Thủy Hà

( Sơ đồ đấu nối thu gom nước mưa, nước thải được đính kèm phụ lục)

Theo tính toán, nước thải sau khi nâng công suất có tổng lượng phát sinh 248,36m3/ngày.đêm. Với hệ số an toàn k=1,2, lưu lượng nước thải lớn nhất được dẫn về hệ thống xử lý nước thải có lưu lượng 298,08 m3/ngày.đêm. Do đó, chủ đầu tư đã cân nhắc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải từ 100m3/ngày.đêm lên hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm.

Sau khi hệ thống nâng công suất, lượng nước thải phát sinh sẽ tăng lên nhiều so với ban đầu, Công ty dự tính sẽ nâng công suất hệ thống xử lý nước thải từ 100 lên 300 m3/ngày.đêm (20% hệ số an toàn) để xử lý nước thải đạt TCCP. Hệ thống XLNT với quy trình như sau: Nước thải  Song chắn rác  Hầm Biogas  Hố thu gom  Tháp Stripping Bể điều hòa  Bể UASB  Bể Anoxic  Bể sinh học hiếu khí (MBBR) 

Bể lắng sinh học  Bể keo tụ  Bể tạo bông  Bể lắng hóa lý  Bể khử trùng  Cột lọc áp lực  Nguồn tiếp nhận (ao sinh học trong khuôn viên Công ty, vị trí xã thải tọa độ: (X: 1205657; Y: 0574540). Bùn thải được đưa về Bể chứa bùn  Sân phơi bùn.

Về mặt công nghệ hệ thống sau khi nâng công suất sẽ thay đổi, hệ thống sẽ thay đổi về mặt công nghệ, quy mô, cấu tạo của các hạng mục công trình. Chi tiết sẽ được thể hiện ở Chương 3.

1.4.4. Quản lý chất thải

1.4.4.1. Hệ thống hiện tại

- Với số lượng công nhân viên làm việc tại nhà máy là 20 người và trung bình mỗi người/ngày phát thải khoảng 0,8 kg rác thải sinh hoạt/ngày (QCVN 07:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị), thì khối lượng chất thải rắn phát sinh tại dự án khoảng 16 kg/ngày. Ngoài ra, nhà máy còn bố trí 10 công nhân làm đêm thêm thì lượng rác thải phát sinh khoảng 2 kg/ngày. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nhà máy hiện tại là khoảng 18 kg/ngày. Công ty đã hợp đồng với Công ty TNHH Toàn Toàn Phú theo hợp đồng số 52/HĐ.CTRCN/TTP để thu gom, xử lý với tần xuất 2-3 ngày/lần.

- Hiện tại, khối lượng chất thải rắn thông thường tại Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà được thu gom, phân loại, giữ và xử lý để đúng theo NGhị Định 38/2015/NĐ- CP về quản lý chất thải và phế liệu

- Chất thải công nghiệp không nguy hại: Phân bò và bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phát sinh khoảng 835 Kg/ngày được Công ty thu gom và tập kết vào khu vực có mái che ngăn côn trùng, nền bê tông diện tích 16m x 8m x 4,5m khoảng 128m2

; chuyển giao cho Công ty TNHH Huy Long An và người dân thu gom về làm phân bón.

- Chất thải nguy hại: CTNH phát sinh tại Công ty chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu nhớt thải, bao bì mềm thải, dầu nhớt thải, các loại dầu mỡ thải,... với khối lượng khoảng 35kg/năm; được công ty thu gom và lưu trữ tạm thời vào kho chứa riêng biệt theo quy định CTNH có diện tích: 3m x 3m x 3,5m khoảng

9m2; Công ty đã hợp đồng với Công ty TNHH Một thành viên Thương mại – Môi trường Thiên Phước để thu gom, vận chuyển và xử lý.

1.4.4.2. Hệ thống sau khi nâng công suất

- Chất thải sinh hoạt: Khi nâng công suất, dự án dự kiến tăng thêm 40-50 lao động, tổng số nhân viên là 60-70 người, trung bình mỗi người/ngày phát thải khoảng 0,8kg rác thải sinh hoạt/ngày(QCVN 07:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, mỗi người thải ra khoảng 0,8kg/người.ngày). Ngoài ra, nhà máy còn bố trí 10 công nhân làm đêm thêm thì lượng rác thải phát sinh khoảng 2 kg/ngày. Thì tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh thêm tại dự án khoảng 58 kg/ngày. Chất thải rắn sản xuất bao gồm: Chất thải từ quá trình giết mổ, chất thải từ quá trình vệ sinh chuồng trại, chất thải do quá trình rửa xe vận chuyển gia súc, thành phẩm, gia súc mang bệnh và chất thải từ quá trình xử lý nước tại hầm Biogas.

- Chất thải rắn xuất phát từ quá trình giết mổ gia súc bao gồm: chất thải từ quá trình làm lòng, mỡ vụn, lòng không sử dụng, cạo lông,.. hầu như các chất thải sẽ phát sinh chủ yếu từ quá trình làm lòng. Theo ước tính chất thải sẽ phát sinh trung bình khoảng 0,8 kg/con. Vậy tổng lượng chất thải rắn từ quá trình sản xuất nhà máy thải ra sau khi mở rộng dự án ước tính là: 586 kg/ngày.

- Chất thải từ quá trình rửa xe vận chuyển gia súc sống: chất thải này bao gồm phân và nước tiểu gia súc thải ra trong quá trình vận chuyển. Thông thường lượng chất thải này không lớn lắm.

- Chất thải rắn từ khu vực nuôi nhốt: chất thải từ khu vực nuôi nhốt chờ giết mổ: trung bình mỗi con heo, bò, trâu sẽ thải ra khoảng 0,025 kg/phân/kg thịt heo, trung

bình nhà máy thu gom gia súc có trọng lượng 100kg/con. Như vậy, tổng lượng phân từ khu vực nuôi nhốt phát sinh hằng ngày sau dự án mở rộng là 1.833kg/ngày.

Vậy ta có tổng lượng chất thải rắn sản xuất là 2.420kg/ngày.

Chất thải nguy hại: CTNH phát sinh tại Công ty chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu nhớt thải, bao bì mềm thải, dầu nhớt thải, các loại dầu mỡ thải,... với khối lượng khoảng 35 kg/năm; được công ty thu gom và lưu trữ tạm thời vào kho chứa; hợp đồng với Công ty TNHH Một thành viên Thương mại – Môi trường Thiên Phước để thu gom, vận chuyển và xử lý.

Bảng 1.4.4.2.1.1.1: Tổng hợp các chất thải tại nhà máy giai đoạn hiện tại và giai đoạn nâng công suất

Thông số Dự án

Hiện tại Mở rộng

Chất thải sinh hoạt 18 kg/ngày 58 kg/ngày

Chất thải rắn sản xuất 835 kg/ngày 2.420kg/ngày

Chất thải nguy hại 35 kg/năm 35 kg/năm

Nguồn: tính toán tổng hợp 1.4.4.3. Phòng cháy chữa cháy

Theo Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy của Công an tỉnh Long An vào ngày 17/10/2016 có tình hình và kết quả kiểm tra như sau:

Kết cấu, vật liệu xây dựng: Nhà khung thép, mái tôn, tường gach, xà gỗ thép, nền xi măng. Bên trong khu vực giết mổ bố trí các dây chuyền làm bằng vật liệu không cháy và khó cháy. Điều kiện về giao thông thông thoáng, lối thoát hiểm đảm bảo, hệ thống điện đảm bảo.

1.4.5. Kết luận

Đối với các hạng mục công trình hiện hữu, sau khi chủ đầu tư kiểm tra, rà soát, cho thấy khu vực chuồng trại, hệ thống máy móc giết mổ vẫn có khả năng đáp ứng được nhu cầu sau khi nâng công suất.

Sau khi nâng công suất phát sinh lượng nước thải nhiều, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu bị quá tải. Do đó, chủ đầu tư sẽ tiến hành nâng cấp hệ thống xử lý nước thải từ 100m3/ngày.đêm lên 300m3/ngày.đêm.

1.5. Nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện,

Một phần của tài liệu ĐTM SƠN THỦY HÀ _17.11.2021 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w