Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐTM SƠN THỦY HÀ _17.11.2021 (Trang 65)

2. TÓM TẮT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

Địa lý

Khu đất nằm tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Huyện Đức Hòa nằm ở phía Bắc tỉnh Long An, có diện tích tự nhiên 9.500 m2 . Có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh;

- Phía đông nam giáp huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh; - Phía tây giáp huyện Đức Huệ;

- Phía nam giáp huyện Bến Lức;

- Phía bắc giáp thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh;

- Phía đông bắc giáp huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ Đức Hòa có thể di chuyển thuận lợi đến các thị trấn Củ Chi, Hóc Môn của thành phố Hồ Chí Minh nằm trên quốc lộ 22 và quốc lộ 1A. Thị trấn Đức Hòa cách Chợ Bến Thành khoảng 28 km, cách thành phố Tân An khoảng 35 km. Quốc lộ N2 dài 19 km còn là trục giao thông quan trọng nối với quốc lộ 22 tạo thành trục giao thông liên hệ trực tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Địa hình, địa chất

Đặc điểm địa hình: Khu đất dự án có địa hình tương đối bằng phẳng do đặc điểm địa hình của khu vực. Khu đất dự án là khu đất đã được xây dựng cơ sở hoàn thiện để phát triển kinh tế theo đúng quy hoạch của dự án.

Địa chất: Tài nguyên đất của huyện Đức Hòa có nhiều điều kiện cho phát triển công nghiệp, nguồn đất chưa sử dụng còn nhiều, địa hình tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Là địa bàn tiếp giáp với TP.HCM, điều kiện đất đai rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Đất được chia thành 3 nhóm chính:

Nhóm đất phèn (Sn): Phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và kênh Thái Mỹ, chiếm 29%.

Nhóm đất xám (X): Nằm ở vùng trung tâm huyện, dọc theo tỉnh lộ 10, kéo dài từ Lộc Giang đến thị trấn Đức Hoà, chiếm 48%.

Nhóm đất phù sa bồi (P/s): Chiếm 23%.

2.1.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Khí hậu của khu vực dự án nằm trong vùng ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo chung của cả nước và mang đặc thù của một tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Khí hậu tỉnh Long An tương đối ôn hòa và ổn định, gồm 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Đặc điểm của phân vùng khí hậu (Theo niên giám thống kê 2016, Long An năm 2019) như sau:

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong không khí. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ phản ứng hóa học diễn ra càng nhanh, từ đó, kéo theo thời gian tồn lưu của các chất ô nhiễm càng ngắn. Hơn nữa, sự biến thiên về nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến sự phát tán bụi và khí thải, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động.

+ Nhiệt độ trung bình các năm (2015-2019) tại trạm Tân An: 26,75oC; + Nhiệt độ trung bình các năm (2015-2019) tại trạm Mộc Hóa: 27,825oC; + Nhiệt độ trung bình các năm biến động trong khoảng 26,9-28,20C;

+ Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất khoảng 6,5-6,90C. + Nhiệt độ thấp nhất thường vào tháng 1 và tháng 2. Nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 4 và tháng 5.

Bảng 2.1.1.2.1.1.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng các năm 2016-2019

Nhiệt độ không khí trung bình ( oC)

2015 2016 2017 2018 2019 Trạm Tân An Mộc Hóa Tân An Mộc Hóa Tân An Mộc Hóa Tân An Mộc Hóa Tân An Mộc Hóa TB năm 26,6 28,0 26,9 28,2 26,6 27,7 26,6 27,8 26,9 27,6 Tháng 1 23,7 24,8 26,2 27,3 25,9 26,7 25,3 26,9 25,3 26,3 Tháng 2 23,9 25,4 25,3 26,9 25,3 26,8 25,0 26,3 25,9 26,5 Tháng 3 26,3 27,9 26,3 28,0 26,6 27,8 26,6 27,9 27,2 27,9 Tháng 4 28,0 29,7 28,8 30,1 28,1 29,0 27,9 29,2 28,9 29,4

Tháng 5 28,9 30,2 28,8 30,1 27,2 28,6 27,8 28,8 28,2 28,8 Tháng 6 27,4 28,5 27,4 28,4 27,3 25,6 26,8 27,3 27,8 28,0 Tháng 7 27,3 28,1 26,9 27,9 26,6 27,4 26,9 27,4 26,8 27,4 Tháng 8 27,0 28,3 27,5 28,3 26,8 28,1 26,5 27,3 26,8 27,3 Tháng 9 26,7 28,2 26,5 28,2 27,3 29,0 26,3 28,1 26,7 27,5 Tháng 10 26,8 28,5 26,5 28,0 26,5 28,3 26,7 28,5 27,0 28,3 Tháng 11 27,0 28,5 26,9 28,5 26,4 27,9 26,5 27,9 26,1 27,5 Tháng 12 26,3 27,5 25,6 27,0 25,5 26,7 26,3 27,6 25,5 25,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2019.

- Lượng mưa

Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 với lượng mưa khoảng 73,9 – 405,3 mm (năm 2019).

Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 với lượng mưa khoảng 0 – 243,9 mm (năm 2019). Lượng mưa mùa khô giảm đi rõ rệt, các dòng sông thường có lưu lượng nhỏ nhất, mực nước ngầm hạ thấp sâu hơn và mực nước biển xâm nhập vào đất liền theo các sông đạt giá trị lớn nhất.

Bảng 2.1.1.2.1.1.2: Lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2016 – 2019

Lượng mưa trung bình (mm)

2015 2016 2017 2018 2019 Trạm Tân An Mộc hóa Tân An Mộc Hóa Tân An Mộc Hóa Tân An Mộc

Hóa Tân An Mộc Hóa Cả năm1.510,4 1.046,5 1.780,2 1.337,7 2.747,5 1.957,8 1.798,5 1.301,0 1.423,8 1.292,2

Tháng 1 2,2 13,1 - - 41 56,2 89,8 31,9 2,6 2,5

Tháng 2 - - 48,2 17,6 - 15,3 0,1 -

Tháng 3 - - 31,9 6,4 67,8 15,8 - 38,7

Tháng 5 58,9 6,9 243,9 117,9 430,8 234,5 301,4 307,2 330,6 169,8 Tháng 6 263,6 177,5 140,8 73,9 459,1 118,5 150,2 153,4 196,8 85,4 Tháng 7 203,8 89,5 165,1 149,2 234,3 145,6 156,2 86,6 178,0 313,0 Tháng 8 312,1 94,4 173,1 105,8 265,2 199,3 199,6 199,7 176,1 138,9 Tháng 9 336,2 149,5 374,3 336,6 322,1 233,8 228,4 142,9 150,2 177,3 Tháng 10 187,6 232,0 405,3 265,4 572,8 499,5 174,9 171,8 265,5 191,6 Tháng 11 107,7 213,0 158,9 199,1 250,1 209,9 234,9 115,5 120,2 75,0 Tháng 12 5,7 58,4 111,3 89,8 75,4 192,5 188,3 28,3 0,4 0,3

Nguồn: Niên giám thống kê Long An năm 2019.

- Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động.

Độ ẩm không khí phụ thuộc vào lượng mưa và các mùa trong năm. Độ ẩm trung bình tại các trạm quan trắc ở Long An từ 72 – 93 %, cao nhất vào mùa mưa 93% và thấp nhất vào các tháng mùa khô 72%.

Độ ẩm trung bình các năm (2015-2019) tại trạm Tân An: 86,875%. Độ ẩm trung bình các năm (2015-2019) tại trạm Mộc Hóa: 81,525%. Độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2015 - 2019.

Bảng 2.1.1.2.1.1.3: Độ ẩm tương đối của không khí trung bình tháng tại Trạm Tân An và Mộc Hóa

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2019

- Chế độ nắng

Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và quá trình phát tán – biến đổi các chất gây ô nhiễm. Bức xạ mặt trời sẽ làm thay đổi trực tiếp nhiệt độ của vật thể tùy thuộc vào khả năng phản xạ và hấp thụ bức xạ của nó như bề mặt lớp phủ, màu sơn, tính chất bề mặt… Lượng bức xạ mặt trời phụ thuộc vào số giờ nắng.

Số giờ nắng phụ thuộc chủ yếu vào tổng lượng mây và liên quan mật thiết đến sự phân bố của lượng mưa. Sự phân bố số giờ nắng cũng phụ thuộc theo mùa: Mùa khô nắng nhiều hơn mùa mưa.

Độ ẩm trung bình %

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Trạm Tân An Mộc

Hóa Tân AnMộc Hóa Tân An Mộc Hóa Tân An Mộc Hóa Tân An

Mộc Hóa TB cả năm 86,7 78,5 86,8 80,8 86,6 82,0 87,6 80,3 86,5 83,0 Tháng 1 87,0 77,0 84,0 74,0 85,0 77,0 88,0 76,0 84,0 79,0 Tháng 2 86,0 77,0 81,0 73,0 85,0 78,0 82,0 72,0 83,0 80,0 Tháng 3 82,0 75,0 83,0 74,0 82,0 76,0 83,0 72,0 82,0 79,0 Tháng 4 81,0 77,0 79,0 76,0 83,0 79,0 81,0 77,0 80,0 80,0 Tháng 5 83,0 75,0 84,0 82,0 90,0 88,0 86,0 84,0 88,0 85,0 Tháng 6 87,0 80,0 90,0 85,0 89,0 86,0 90,0 87,0 89,0 87,0 Tháng 7 89,0 83,0 89,0 85,0 88,0 87,0 90,0 86,0 92,0 86,0 Tháng 8 90,0 80,0 88,0 85,0 89,0 86,0 92,0 84,0 92,0 86,0 Tháng 9 91,0 81,0 92,0 85,0 88,0 84,0 92,0 83,0 90,0 86,0 Tháng 10 90,0 80,0 93,0 86,0 90,0 84,0 90,0 79,0 89,0 82,0 Tháng 11 89,0 79,0 89,0 83,0 88,0 86,0 88,0 80,0 87,0 86,0 Tháng 12 85,0 78,0 90,0 82,0 82,0 73,0 89,0 83,0 82,0 80,0

Số giờ nắng trung bình trong năng được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.1.1.2.1.1.4: Tổng số giờ nắng của tỉnh Long An tại Trạm Tân An và Mộc Hóa

Số giờ nắng trung bình Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Trạm Tân An Mộc hóa Tân An Mộc Hóa Tân An Mộc Hóa Tân An Mộc Hóa Tân An Mộc Hóa Tổng 2.551,0 2.952,0 2.343,1 2.621,0 2.186,1 2.569,0 2.130,3 2.675,0 2.291,8 2.884,2 Tháng 1 211,0 255,0 237,7 268,0 155,0 214,0 120,0 194,1 194,1 259,3 Tháng 2 221,0 256,0 204,0 258,0 177,1 231,0 191,7 247,1 230,1 261,8 Tháng 3 277,0 293,0 302,4 292,0 269,0 281,0 227,3 275,3 257,0 282,2 Tháng 4 251,0 271,0 296,1 300,0 257,0 265,0 233,1 253,3 236,1 273,9 Tháng 5 253,0 300,0 212,5 237,0 168,0 207,0 203,3 235,1 216,8 243,1 Tháng 6 193,0 216,0 185,3 204,0 187,0 219,0 160,3 192,8 182,2 204,4 Tháng 7 197,0 204,0 207,9 231,0 154,0 172,0 174,8 202,5 187,4 206,0 Tháng 8 232,0 241,0 167,5 108,0 183,0 203,0 168,3 189,2 165,9 182,4 Tháng 9 179,0 216,0 174,8 209,0 182,0 210,0 169,5 209,3 135,7 176,6 Tháng 10 171,0 236,0 111,5 152,0 144,0 196,0 170,9 259,8 183,4 269,7 Tháng 11 197,0 240,0 169,8 210,0 154,0 170,0 170,9 208,6 138,3 233,6 Tháng 12 169,0 224,0 73,6 152,0 156,0 201,0 140,2 207,9 164,8 291,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2019

- Gió

Vào mùa mưa, hướng gió chủ đạo là hướng Tây Nam, với tần suất suất hiện 70% từ tháng 6 đến tháng 11. Gió theo hướng từ biển vào mang theo nhiều hơi nước và gây mưa trong các tháng mùa mưa.

Mùa khô, hướng gió chủ đạo là hướng gió Đông Nam với tần suất 60 - 70%, từ tháng 12 đến tháng 5.

Vào các tháng mùa mưa, tốc độ gió trung bình lớn hơn mùa khô nhưng chênh lệch giữa các tháng trong năm không nhiều. Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm là

1,5 – 2,5m/s, tốc độ gió mạnh nhất quan trắc được có thể đạt khoảng 30 - 40m/s và xảy ra các cơn giông, phần lớn là vào mùa mưa với hướng gió Tây hoặc Tây Nam.

- Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi cũng phân bố theo mùa khá rõ rệt, ít biến động theo không gian. Lượng bốc hơi trung bình trong tỉnh từ 65% - 70% lượng mưa hàng năm. Lượng bốc hơi vào mùa khô khá lớn, ngược lại vào mùa mưa lượng bốc hơi khá nhỏ, trung bình 4 – 5mm/ngày.

2.1.1.3. Số liệu thủy văn, hải văn

Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13-14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ I A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 - 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 - 235 cm tại Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất.

Qua khảo sát tại Dự án nước mưa và nước thải sau xử lý được thải ra nguồn tiếp nhận là Ao sinh học trong khuôn viên dự án. Ao sinh học có diện tích khoảng 4.500m2

(100m x 45m) với chiều sâu khoảng 15m, ao sinh học có dung tích chứa lớn đáp ứng đủ lưu lượng nước phát sinh hiện tại và giai đoạn khi nhà máy nâng công suất. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq= 0,6, Kf= 1,1 được thải ra ao sinh học trong khuôn viên của dự án hoặc thoát về hệ thống thu gom nước thải chung của khu vực ở giai đoạn tương lai khi địa phương có đường thoát nước.

Hiện tại, Ao sinh học trong khuôn viên dự án là nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý. Nước thải sau khi đạt TCCP sẽ thải vào ao sinh học dựa vào khả năng tự làm sạch của nước, chủ yếu là: bèo, tảo, vi sinh vật, các thủy sinh, các loài động vật như: cá, tôm, cua…, các chất nhiễm bẩn bị phân hủy thành các chất khí và nước, quá trình làm sạch chủ yếu là quá trình hiếu khí, quá trình tùy tiện và kị khí. Như vậy, nước thải sau khi vào ao sinh học sẽ được làm sạch hơn, nồng độ các chất ô nhiễm giảm đáng kể. Vào mùa mưa khi lượng nước phát sinh nhiều hoặc các trường hợp phát sinh lượng nước lớn sức chứa ao sinh học không đáp ứng đủ, lượng nước này theo đường ống

thoát nước từ ao sinh học sẽ chãy tràn ra con mương ven đường một phần sẽ thấm xuống đất một phần sẽ thoát ra hệ thống Kênh N3, cách dự án khoảng 1Km. Kênh N3 thuộc hệ thống kênh điều tiết tại huyện Đức Hòa, có diện tích thiết kế 318 ha, lưu lượng dòng chảy thiết kế 0,378 m3/s. Tùy vào thời điểm mùa vụ trong năm mà kênh N3 có sự thay đổi về lưu lượng dòng chảy khác nhau.

Với chất lượng nước thải đã đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A trước khi vào Ao sinh học và khả năng tự làm sạch của Ao sinh học thì lượng nước thoát ra ngoài vào mùa mưa sẽ không gây tác động đến môi trường xung quanh. Chất lượng nước tại Ao sinh học sẽ được đính kèm Phụ Lục.

Hình 2.1.1.3.1.1: Kênh N3

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế, xã hội xã Đức Lập Hạ năm 2019 như sau:

2.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế

A. Sản xuất nông nghiệp:

Trồng trọt: Cây lúa diện tích xuống giống 1.050 ha (vụ đông xuân 340ha, hè thu 180ha, thu đông 530ha), thu hoạch năng suất bình quân 5,5 tấn/ ha sản lượng 5.775/2.700 tấn đạt 213,8% KH năm, đạt 115,5% chỉ tiêu huyện giao (5.775/5.000

tấn). Cây đậu phộng diện tích xuống giống 44ha, thu hoạch năng suất bình quân 3,5 tấn/ha sản lượng 154/1.000 tấn đạt 15,4% KH năm. Cây bắp diện tích xuống giống 238 ha thu hoạch được 50 ha sản lượng 175 tấn (có 188 ha xuống giống chủ yếu thu hoạch làm thức ăn gia súc). Cây rau màu diện tích luân phiên xuống giống và thu hoạch 25 ha, nấm rơm 6 ha. Cỏ chăn nuôi diện tích khoảng 80 ha.

Chăn nuôi: đàn bò sữa 2.241 con (tăng 245/200 con) đạt 122,5% KH năm, đạt 84% chỉ tiêu huyện giao (2.241/2.665 con); đàn bò thịt 8.135 con (tăng 148/113 con) đạt 130,9% KH năm, đạt 113,7% chỉ tiêu huyện giao (8.135/7.150 con). Đàn heo 1.150 con giảm 4.261con; đàn gia cầm chủ yếu chăn nuôi theo hộ gia đình khoảng 21.000 con.

Công tác thú y: tổ chức tiêm phòng 600 liều vaccine tai xanh, 50 liều phòng bệnh dại, 1.850 liều lở mồm long móng. Tổ chức cấp thuốc sát trùng chuồng trại cho các hộ chăn nuôi ở 05 ấp và cấp vôi, thuốc sát trùng cho các hộ có heo tiêu hủy. Tổ chức tiêu hủy heo bệnh dịch tả heo Châu Phi số lượng 1.192 con của 39 hộ chăn nuôi. Thực hiện trực chốt kiểm dịch.

Công tác khuyến nông: Tổ chức 09 lớp tập huấn về phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi có 220 lượt người tham dự (trong đó 06 lớp trên cây rau ăn trái, 01 lớp

Một phần của tài liệu ĐTM SƠN THỦY HÀ _17.11.2021 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w