0
Tải bản đầy đủ (.docx) (184 trang)

Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do dự án gây ra

Một phần của tài liệu ĐTM SƠN THỦY HÀ _17.11.2021 (Trang 123 -123 )

2. TÓM TẮT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN

3.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do dự án gây ra

3.2.2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn hoạt động

3.2.2.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án liên quan đến chất thải

a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

Đối với các phương tiện giao thông ra vào khu vực dự án

Mặc dù ảnh hưởng của khí thải giao thông là không đáng kể như đã phân tích ở trên nhưng Dự án cũng đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm tác động của khí thải từ các phương tiện giao thông của Dự án ( xe gắn máy, xe vận chuyển gia súc ra vào khu vực dự án) đến chất lượng môi trường không khí xung quanh như sau:

Bố trí lượng xe ra vào hợp lý, hướng dẫn các tài xế giảm tốc độ khi vào khu vực. Kiểm tra định kỳ các phương tiện, đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy của Cục đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.

Thường xuyên quét dọn thu gom rác khu vực bãi xe để làm giảm phát sinh bụi trong quá trình xe ra vào.

Trồng cây xanh xung quanh dự án, dọc đường nội bộ trong khuôn viên nhà máy. Nhà để xe máy của cán bộ công nhân viên nhà máy bố trí gần khu vực cổng vào nhằm hạn chế việc di chuyển.

Đối với ô nhiễm mùi và tiếng ồn do hoạt động vận chuyển tập kết gia súc

Mùi hôi từ hệ thống chuồng trại chờ giết mổ:

+ Công ty sẽ duy trì việc dùng các chế phẩm vi sinh phun sịt xung quanh nhà máy, các chuồng trại để giảm sự phát tán mùi ra xung quanh.

+ Bố trí nhân sự vệ sinh, hốt phân tại các chuồng trại (2 lần/ngày) vào các bao chứa, đặt tại nhà chứa phân và bán cho đơn vị cần mua hoặc số ít thì báo cho các hộ dân đến lấy để ủ làm phân bón.

+ Hệ thống thu gom và mương dẫn nước thải tại cơ sở được được thiết kế kín, có độ dốc nhằm đảm bảo đưa lượng nước thải về hầm Biogas không phát sinh mùi hôi.

+ Xung quanh khu vực chuồng trại, sân bãi, khu xử lý nước thải của trang trại có trồng cây xanh tác dụng điều hòa vi khí hậu cho khu vực hạn chế được mùi hôi phát sinh.

- Mùi hôi phát sinh từ mương thu gom, nước thải chăn nuôi hệ thống xử lý nước thải:

+ Phân và nước tiểu heo sau khi thải ra cần được thu gom khỏi chuồng trại càng sớm càng tốt. Tại cơ sở giết mổ sẽ được phân công công nhân thu gom hằng ngày, không để chúng lưu trữ trong chuồng tránh các vi sinh vật phân hủy phân và nước tiểu gia súc sinh mùi hôi thối trong chuồng nuôi tạo điều kiện cho ruồi và các côn trùng truyền bệnh phát triễn.

+ Mương dẫn chất thải về hệ thống xử lý được xây dựng kiên cố, có độ dốc, hệ thống kín dễ dàng chuyển xuống hầm xử lý tránh gây phát tán mùi hôi.

+ Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bào vận hành tốt và đủ dung lượng chứa toàn bộ chất thải từ dự án. Đây là điều cấp thiết nên trong quá trình mở rộng nâng cấp công suất giết mổ chủ đầu tư sẽ thực hiện việc nâng cấp HTXLNT từ 100m3/ngày.đêm lên 300 m3/ ngày.đêm, áp dụng với công nghệ mới sẽ đảm bảo xử lý nước thải theo TCCP. Công ty sẽ duy trì áp dụng các biện pháp thu gom nước thải tránh phát sinh mùi và nước thải ra môi trường.

-Mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải (mùi của khí biogas, bể UASB,

mùi từ tháp Stripping)

+ Mùi phát sinh từ hầm Biogas: cơ sở đã thu gom xử lý phân trong công đoạn giết mổ, chờ giết mổ trước khi vào HTXLNT nên lượng khí phát sinh trong giai đoạn này là không đáng kể, theo tính toán lượng khí phát sinh từ giai đoạn phân hủy kỵ khí khoảng 100 m3/ngaydem. Nhà máy sẽ tích cực thu gom, xử lý làm giảm lượng phân có trong nước thải góp phần giảm lượng khí phát sinh trong giai đoạn phân hủy tại hầm Biogas, bên cạnh đó Xung quanh khu vực hầm Biogas có trồng cây xanh tác dụng điều hòa vi khí hậu cho khu vực hạn chế được mùi hôi phát sinh.

+ Bể UASB, tháp Stripping: khí từ Bể UASB sẽ được thu gom theo đường ống dẫn vào tháp hấp phụ than hoạt tính đảm bảo xử lý lượng khí phát sinh trước khi thải ra môi trường. Chi tiết Sơ đồ công nghệ được trình bày ở mục 3.2.2. + Trồng thêm cây xanh cải thiện môi trường môi trường không khí. Các khu

vực trống được bố trí trồng cây xanh, thảm cỏ đảm bảo diện tích cây xanh tại khu vực theo đúng quy chuẩn xây dựng.

- Mùi hôi phát sinh từ khu vực chứa phân, Sân phơi bùn, khu vực nuôi nhốt chờ giết mổ:

+ Khu vực xử lý phân được công ty thiết kế cách biệt với chuộng trại, trạm giết mổ, xa nhà và phải đậy kín để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, công nhân làm việc trong và ngoài nhà máy.

+ Khu vực được phủ kín, bố trí lưới ngăn côn trùng và phun xịt các chế phẩm sinh học EM để hạn chế mùi hôi phát sinh. Nhà chứa phân thì được xây dựng đảm bảo thông thoáng, khổng để tích tụ mùi, khí độc hại. Không lưu chứa với số lượng lớn, trong thời gian dài.

+ Trồng cây xanh cải thiện môi trường môi trường không khí. Các khu vực trống được bố trí trồng cây xanh, thảm cỏ đảm bảo diện tích cây xanh tại khu vực theo đúng quy chuẩn xây dựng. Với việc đảm bảo diện tích cây xanh được trồng theo đúng quy hoạch, sẽ góp phần rất lớn trong việc hạn chế được mùi, khí thải phát sinh tại khu vực này, đồng thời góp phần điều hòa chất lượng vi khí hậu tại khu vực dự án.

- Mùi phát sinh trong quá trình vận chuyển gia súc:

+ Sử dụng xe chuyên dùng để chuyển chở gia súc. Che chắn khi vận chuyển nhằm hạn chế mùi và ngăn chất thải rò rỉ trên đường vận chuyển.

+ Chở heo theo bầy trong quá trình nuôi nhốt, tránh việc heo cắn lẫn nhau gây ồn, chất lượng thịt và ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên tuyến đường.

+ Chọn tuyến đường thưa dân cư hoặc tránh giờ cao điểm để vận chuyển để giảm thiểu ảnh hưởng đến hoạt động giao thông khu vực.

+ Phun chế phẩm vi sinh khử mùi, sát khuẩn lên xe chuyên chở, khu vực xung quanh nhà máy, khu vực nuôi nhốt để giảm tác động của mùi hôi đến các hộ dân cư lân cận.

Đối với ô nhiểm mùi và tiếng ồn của gia súc trong nhà máy

Bố trí các khu vực lưu trữ trại cuối hướng gió (nằm cuối nhà máy).

Vệ sinh nhà xưởng sau khi giết mổ, tập kết, tập trung thu gom các phế phẩm (lông, nội tạng không sử dụng) trong ngày, tránh tình trạng tồn đọng trong nhà máy.

Phân heo, trâu, bò và nước tiểu từ khu tập kết gia súc sống sẽ được thu gom, rửa dọn thường xuyên (2 lần/ngày) đồng thời xịt chế phẩm khử mùi và khử khuẩn.

Khu tồn trữ gia súc được thiết kế thông thoáng để không khí lưu thông sẽ giảm thiểu đáng kể mùi hôi.

Nuôi nhốt phân loại gia súc, nuôi nhốt theo đàn như khi chăn nuôi trong từng ô riêng biệt.

Cho các chế phẩm sinh học EM vào thức ăn nhằm giảm mùi hôi từ phân do bởi chế phẩm có đặc tính sau:

 Tăng khả năng hấp thụ thức ăn, giảm lượng phân.

 Giảm tiêu chảy, táo bón, giúp công nhân dọn vệ sinh dễ hơn, sạch hơn đồng thời tiệt kiệm lượng nước rửa.

 Giảm mùi hôi, độ dính của phân giúp gia súc ít bị dính phân vào cơ thể cũng như vào sàn, lan can chuồng trại.

Trồng cây xanh với mật độ dày hơn tại khu vực tồn trữ gia súc sống.

Đối với nhiệt từ các hệ thống điều hòa, máy làm lạnh

Tất cả các đầu ra của miệng thổi và hộp gió phải được cách âm và được phủ một lớp vải cứng bên trong, chiều dày cách nhiệt tối thiểu 25mm.

Hệ thống nước ngưng bằng ống nhựa PVC. Độ dốc của đường ngưng nước đảm bảo cho thoát nước tốt nhất.

Đăng ký kiểm định hệ thống làm lạnh với cơ quan có thẩm quyền, đào tạo huấn luyện kỹ thuật cho công nhân vận hành để đảm bảo về môi trường cũng như an toàn lao động

Các biện pháp này được các đơn vị cung cấp thiết bị điều hòa, máy lạnh tiến hành khi lắp đặt thiết bị Dự án. Các biện pháp này đơn giản, có tính khả thi cao. Nếu có sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng, chủ đầu tư sẽ liên hệ ngay với đơn vị cung cấp tiến hành sửa chữa.

Trồng thêm cây xanh khu vực nhà máy nhằm điều hóa không khí, cải thiện các điều kiện vi khí hậu trong khuôn viên khu vực. Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí như hút giữ bụi, lọc sạch không khi, giảm ồn, giảm nhiệt độ không khí.

b.Biện pháp giảm thiểu đối với nước thải

Trước khi đi vào phần biện pháp, báo cáo sẽ phân tích ưu và nhược điểm của nhà xưởng:

Ưu điểm

+ Nhà xưởng là khu vực biệt lập với khu dân cư, có tường bao xung quanh đảm bảo cách biệt với nhà dân.

+ Nhà xưởng đã xây dựng hoàn thiện, có khu vực nuôi nhốt, khu vực giết mổ khác nhau giữa giết mổ trâu, bò và heo.

+ Có hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt.

+ Diện tích nhà xưởng lớn, đủ khả năng đáp ứng khi nhà xưởng nâng công suất giết mổ.

Nhược điểm:

+ Khi nâng công suất giết mổ của nhà xưởng, lượng nước thải tăng, hệ thống xử lý nước thải không đáp ứng đủ công suất.

+ Người phụ trách công tác quản trí môi trường của nhà xưởng cần nâng cao nghiệp vụ quản lý và vận hành HTXLNT.

Nước thải phát sinh từ hoạt động của Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà trong giai đoạn hiện hữu và nâng công suất theo nguyên tắc được xử lý theo quy trình sau:

Nước thải:

Hình 3.2.2.1.1.1: Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải dự án

Nước mưa chảy tràn:

Hình 3.2.2.1.1.2: Sơ đồ nguyên lý thoát nước mưa chảy tràn của dự án

Thành phần của nước thải đa dạng, mức độ ô nhiễm khác nhau nên với mỗi loại chất hoạt động xử lý có sự khác nhau.

1. Trong giai đoạn hiện hữu

Lưu lượng và thành phần nước thải trong giai đoạn hiện hữu

Nước thải sản xuất

Nước thải

sinh hoạt Bể tử hoại 3 ngăn

Ao sinh học trong công ty Hệ thống xử lý nước

thải

Nước mưa Hố ga Đường ống thoát nước mưa Cống thoát nước

Lưu lượng và thành phần nước thải trong giai đoạn hiện hữu được thống kê ở bảng sau:

Bảng 3.2.2.1.1.2.1: Thống kê lưu lượng và thành phần nước thải trong giai đoạn hiện hữu

Nước thải Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày) Giai đoạn hiện tại

Thành phần, tính chất

Nước thải sinh hoạt 2,8

Chất hữu cơ: BOD5, COD, chất dinh dưỡng: Ni tơ, Photpho, chất rắn hòa tan, vi khuẩn gây bệnh…

Nước thải sản suất 83,5

Chủ yếu là các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, chất dinh dưỡng và nồng độ vi khuẩn cao. Tổng 86,3 m3/ngày.đêm Nguồn: Tính toán tổng hợp

Với lưu lượng và thành phần nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất trên, Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà ngay từ đầu đã áp dụng các biện pháp thu gom và xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 100 m3/ngày đêm đáp ứng nhu cầu xử lý tại nhà máy và phòng ngừa các sự cố phát sinh nước thải khi lưu lượng nước thải tăng cao như: cần cải tạo hệ thống, nâng công suất nhà máy, lưu lượng nước thải phát sinh khi công suất giết mổ tăng hay lưu lượng phát sinh không mong muốn.

Hệ thống thoát nước mưa

Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà đã thiết kế tách riêng mạng lưới thoát nước với các tiêu chí như sau:

Xây dựng hệ thống cống thoát nước xung quanh nhà xưởng để thu gom nước chảy tràn triệt để, tránh ngập úng cục bộ.

Lắp các lưới chắn rác, nước mưa sau khi thu gom sẽ chảy về hố ga để lắng cặn. Hệ thống thu gom và thoát nước mưa được bố trí đều hợp lý trên toàn khu vực cơ sở giết mổ. Mương thoát nước mưa được bố trí dọc theo chiều dài nhà xưởng, khu vực đường nội bộ, khu văn phòng. Nước mưa theo đường ống chảy đến hố ga cuối đấu nối vào ao sinh học trong khuôn viên nhà máy.

Nước mưa được quy ước là nước sạch nếu không bị lẫn các tạp chất. Công ty TNHH vệ sinh quét dọn thường ngày nên việc dính các tạp chất, rác cản trở là khó xảy ra. Ngoài ra, hệ thống thu gom được bố trí đều khắp công ty, nước mưa chảy về hố ga chung trước khi vào nguồn tiếp nhận. Do đó, cơ sở có đủ khả năng thoát nước mưa tại khu vực.

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của các công nhân giai đoạn hiện hữu, lưu lượng phát sinh trung bình khoảng 3m3/ngàyđêm. Nước thải từ khu nhà vệ sinh theo đường ống dẫn thu gom về bể tử hoại, tại đây các chất cặn chủ yếu của chất hữu cơ không tan được giữ lại, sau khi qua ngăn lắng thứ nhất cặn được lắng một phần, nước thải tiếp tục đến ngăn lọc, tại đây các chất hữu cơ dạng keo, tan sẽ được các vi sinh tiếp tục phân hủy mạnh trong điều kiện yếm khí, một phần lớn các chất cặn được giữ lại. Cặn lắng được giữ lại trong bể dưới tác động của các vi sinh vật kỵ khí các cặn được phân hủy thành các chất khoáng, khí hòa tan. Hiệu quả của bể tử hoại có thể đạt 50-60% đối với BOD và 60-70% đối với chất cặn lơ lửng.

Nước thải từ khu nhà vệ sinh sau khi xử lý sơ bộ sẽ được đưa về bể thu gom trước khi bơm vào hệ thống xử lý nước thải của Công ty.

Hình 3.2.2.1.1.3: Cấu tạo bể tự hoại

Nước thải sản xuất

Nước thải từ cơ sở mổ gia súc chứa một lượng lớn các thành phần hữu cơ và Nitơ, cũng như phần còn lại của các chất tẩy rửa. Nồng độ cao các chất gây ô nhiễm trong nước thải có nguồn gốc từ khâu làm lòng và xử lý chất thải máu. Trong máu chứa nhiều chất hữu cơ và có hàm lượng Nitơ rất cao.

Theo kết quả tính toán bảng trên ta thấy lượng nước thải sản xuất phát sinh trong giai đoạn hiện hữu là 83,5m3/ngàyđêm. Lượng nước thải này sẽ được thu gom về hệ thống xử lý nước thải của cơ sở với công suất của trạm xử lý nước thải hiện tại là 100

m3/ngàyđêm. Qua quá trình mở rộng dự án Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà sẽ phải tiến hành cải tạo nâng cấp lại hệ thống xử lý nước thải nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý lượng nước thải phát sinh tại nhà máy.

Hệ thống thu gom toàn bộ nước thải tại nhà máy trong quá trình hoạt động sản xuất trong giai đoạn hiện hữu được thể hiện ở hình sau:

Hình 3.2.2.1.1.4: Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải tại cơ sở giết mổ

Công nghệ hệ thống xử lý nước thải hiện hữu

Nước thải phát sinh từ cơ sở giết mổ bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất với tổng lưu lượng 100m3/ngàyđêm. Dòng nước thải được thu gom về hệ thống

Nước thải sinh hoạt

Bể lắng cặn

Hầm Biogas

Bể thu gom

Bể tuyển nổi

Nước thải sản xuất

Sân phơi bùn Khí NAOH, PAC POLYMER Bể Aerontank Bể lắng Bể tử hoại Bể khử trùng Song chắn rác Bồn lọc áp lực Javen

Nguồn tiếp nhận (ao sinh học) Q = 100 m3/ngày

Khí

Tuần hoàn

Hình 3.2.2.1.1.5: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải hiện hữu

Nước thải sinh hoạt và nước thải giết mổ gia súc qua song chắn rác thì rác được thu gom bằng lưới chắn rác, các vật liệu như: xương, nội tạng, túi nilon, … có kích thước

Một phần của tài liệu ĐTM SƠN THỦY HÀ _17.11.2021 (Trang 123 -123 )

×