2. TÓM TẮT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN
2.4. Danh mục các công trình bảo vệ môi trường chính của dự án
Hệ thống thu gom nước thải, nước mưa tại Công ty;
Nâng công suất hệ thống xử lý nước thải khi nhà xưởng nâng công suất giết mổ từ 100m3/ngày.đêm lên 300m3/ngày.đêm;
Hầm ủ biogas chứa phân gia súc. Kích thước: LxBxH= 30m x 40m x 9m Khu vực chứa chất thải rắn để thu gom định kì.
Diện tích: 16m x 8m x 4,5m khoảng 128 m2
Khu vực chứa chất thải nguy hại để thu gom định kì. Diện tích: 3m x 3m x 3,5m khoảng 9m2
Ngoài các giải pháp nhằm hạn chế bụi, tiếng ồn, các hơi khí độc, mùi hôi sinh ra trong quá trình hoạt động, Dự án còn dự kiến trồng cây xanh xung quanh tường rào, trồng cây xanh thành từng cụm trong khuôn viên xí nghiệp nhằm hạn chế các tác động từ hoạt động sản xuất đến khu vực xung quanh cũng như ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất lân cận đến lò mổ và từ lò mổ đến các khu vực xung quanh dự án.
2.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án
Chương trình giám sát môi trường của dự án trong giai đoạn xây dựng
Chương trình giám sát nước thải:
- Tần suất giám sát: 03 tháng/01 lần.
- Vị trí giám sát: 01 điểm đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung; 01 điểm tại vị trí hố ga cuối cùng trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.
- Thông số giám sát: lưu lượng, pH , BOD5, COD, TSS, amoni (tính theo N), tổng nitơ, tổng phốt pho (tính theo P), Sunfua, Clo dư, Coliform.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,6; Kf= 1,1.2.
Chương trình giám sát chất thải rắn:
- Tần suất giám sát: Thường xuyên và liên tục.
- Vị trí giám sát: Khu vực phát sinh chất thải, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.
- Giám sát khối lượng phát sinh: Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và hợp đồng xử lý chất thải (khối lượng, chủng loại, hóa đơn, biên bản, chứng từ giao nhận chất thải, hợp đồng xử lý chất thải …).
- Quy định áp dụng: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Chương trình giám sát môi trường của dự án trong giai đoạn vận hành thử nghiệm
Chương trình giám sát nước thải :
* Trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải:
+ Vị trí quan trắc: tại từng công đoạn xử lý của công trình xử lý nước thải. + Thông số quan trắc:
Thông số quan trắc của từng công đoạn xử lý là thông số ô nhiễm chính đã được sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn.
Thông số quan trắc của công trình xử lý nước thải: lưu lượng, pH, BOD5, COD, TSS, amoni (tính theo N), tổng nitơ, tổng phốt pho (tính theo P), Sunfua, Clo dư, Coliform.
+ Tần suất quan trắc: tối thiểu 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của từng công đoạn xử lý, thời gian quan trắc ít nhất là 75 ngày).
+ Quy chuẩn so sánh đối với các thông số quan trắc của công trình xử lý nước thải: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,6; Kf= 1,1.
Trường hợp công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, chủ dự án phải có văn bản thông báo Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi hết thời gian vận hành thử nghiệm 30 ngày, nêu rõ lý do các công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu và thực hiện ngay phương pháp cải thiện, bổ sung; Lập kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải để vận hành lại.
* Giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải
+ Vị trí quan trắc: 01 vị trí tại đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung; 01 điểm tại vị trí hố ga cuối cùng trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.
+ Thông số quan trắc: thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải hiện hành.
+ Tần suất quan trắc: tối thiểu 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối với 01 mẫu nước thải đầu vào và ít nhất 7 mẫu nước thải đầu ra trong 7 ngày liên tiếp của công trình xử lý nước thải).
+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,6; Kf= 1,1.
Chương trình giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại:
+ Tần suất giám sát: Thường xuyên và liên tục.
+ Vị trí giám sát: Khu vực phát sinh chất thải, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.
+ Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, hóa đơn, hợp đồng, chứng từ giao nhận chất thải.
+ Quy định áp dụng: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Chương trình giám sát môi trường của dự án trong giai đoạn vận hành thương mại:
Giám sát nước thải
- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần.
- Vị trí giám sát: 01 điểm đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung; 01 điểm tại hố ga cuối cùng trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.
- Thông số giám sát: lưu lượng, pH, BOD5, COD, TSS, amoni (tính theo N), tổng nitơ, tổng phốt pho (tính theo P), Sunfua, Clo dư, Coliform.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,6; Kf= 1,1.
Giám sát chất thải rắn
- Tần suất giám sát: Thường xuyên và liên tục.
- Vị trí giám sát: Khu vực phát sinh chất thải, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.
- Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, hóa đơn, hợp đồng, chứng từ giao nhận chất thải.
- Quy định áp dụng: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.