2. TÓM TẮT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN
4.2.1. Chương trình giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng
4.2.1.1. Chương trình giám sát nước thải
- Tần suất giám sát: 03 tháng/01 lần.
- Vị trí giám sát: 01 điểm đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung; 01 điểm tại vị trí hố ga cuối cùng trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.
- Thông số giám sát: lưu lượng, pH , BOD5, COD, TSS, amoni (tính theo N), tổng nitơ, tổng phốt pho (tính theo P), Sunfua, Clo dư, Coliform.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,6; Kf= 1,1.
4.2.1.2. Chương trình giám sát chất thải rắn
- Tần suất giám sát: Thường xuyên và liên tục.
- Vị trí giám sát: Khu vực phát sinh chất thải, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.
- Giám sát khối lượng phát sinh: Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và hợp đồng xử lý chất thải (khối lượng, chủng loại, hóa đơn, biên bản, chứng từ giao nhận chất thải, hợp đồng xử lý chất thải …).
- Quy định áp dụng: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
4.2.2. Chương trình giám sát môi trường của dự án trong giai đoạn vận hành thử nghiệm
4.2.2.1. Chương trình giám sát nước thải
* Trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải:
+ Vị trí quan trắc: tại từng công đoạn xử lý của công trình xử lý nước thải. + Thông số quan trắc:
Thông số quan trắc của từng công đoạn xử lý là thông số ô nhiễm chính đã được sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn.
Thông số quan trắc của công trình xử lý nước thải: lưu lượng, pH, BOD5, COD, TSS, amoni (tính theo N), tổng nitơ, tổng phốt pho (tính theo P), Sunfua, Clo dư, Coliform.
+ Tần suất quan trắc: tối thiểu 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của từng công đoạn xử lý, thời gian quan trắc ít nhất là 75 ngày).
+ Quy chuẩn so sánh đối với các thông số quan trắc của công trình xử lý nước thải: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,6; Kf= 1,1.
Trường hợp công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, chủ dự án phải có văn bản thông báo Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi hết thời gian vận hành thử nghiệm 30 ngày, nêu rõ lý do các công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu và thực hiện ngay phương pháp cải thiện, bổ sung; Lập kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải để vận hành lại.
* Giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải
+ Vị trí quan trắc: 01 vị trí tại đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung; 01 điểm tại vị trí hố ga cuối cùng trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.
+ Thông số quan trắc: thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải hiện hành.
+ Tần suất quan trắc: tối thiểu 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối với 01 mẫu nước thải đầu vào và ít nhất 7 mẫu nước thải đầu ra trong 7 ngày liên tiếp của công trình xử lý nước thải).
+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,6; Kf= 1,1.
4.2.2.2. Chương trình giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại
+ Tần suất giám sát: Thường xuyên và liên tục.
+ Vị trí giám sát: Khu vực phát sinh chất thải, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.
+ Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, hóa đơn, hợp đồng, chứng từ giao nhận chất thải.
+ Quy định áp dụng: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
4.2.3. Chương trình giám sát môi trường của dự án trong giai đoạn vận hành thương mại
Giám sát nước thải
- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần.
- Vị trí giám sát: 01 điểm đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung; 01 điểm tại hố ga cuối cùng trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.
- Thông số giám sát: lưu lượng, pH, BOD5, COD, TSS, amoni (tính theo N), tổng nitơ, tổng phốt pho (tính theo P), Sunfua, Clo dư, Coliform.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,6; Kf= 1,1.
Giám sát chất thải rắn
- Tần suất giám sát: Thường xuyên và liên tục.
- Vị trí giám sát: Khu vực phát sinh chất thải, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.
- Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, hóa đơn, hợp đồng, chứng từ giao nhận chất thải.
- Quy định áp dụng: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Bảng 4.2.3.1.1.1.1: Dự trù kinh phí thực hiện giám sát chất lượng môi trường giai đoạn vận hành thương mại, đào tạo huấn luyện nhân sự quản lý môi trường của dự án
Stt Hạng mục Chi phí giám sát môi trường hàng năm
(VND)
1 Giám sát chất lượng không khí
xung quanh 12.000.000
2 Giám sát chất lượng nước thải 10.000.000
3 Giám sát chất lượng nước mặt 10.000.000
Stt Hạng mục Chi phí giám sát môi trường hàng năm (VND)
5 Chi đào tạo huấn luyện nhân sự
quản lý môi trường 20.000.000
Tổng cộng: 82.000.000
CHƯƠNG 5 .
KẾT QUẢ THAM VẤN
I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
5.1. TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
5.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án
Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà đã nộp công văn số 124/CV ngày 18 tháng 12 năm 2020 kèm theo tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “ Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, quy mô 66 con trâu, bò/ ngày và 666 con heo/ngày” đến Ủy ban nhân dân xã Đức Lập Hạ, Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Đức Lập Hạ và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án.
Ngày 12 tháng 01 năm 2020, Ủy ban nhân dân Xã Đức Lập Hạ, Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Đức Lập Hạ đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà và các tổ chức tại địa phương thành lập một buổi họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án.
Qua đó, Ủy ban nhân dân Xã Đức Lập Hạ và các tổ chức cộng đồng cùng thống nhất trả lời về ý kiến tham vấn cộng đồng, nội dung báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án.
5.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án
Ngày 12 tháng 01 năm 2020, Ủy ban nhân dân Xã Đức Lập Hạ, Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Đức Lập Hạ đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà và các tổ chức tại địa phương thành lập một buổi họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án.
Thành phần tham dự như sau:
- Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án chủ trì cuộc họp và chỉ định người ghi bản cuộc họp.
- Chủ dự án là đồng chủ trì phiên họp.
- Đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: Công ty TNHH Tư vấn Tài nguyên Môi trường Giải Pháp Xanh.
- Đại biểu tham dự: đại diện của Ủy ban mặt trận tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội nghệ nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản.
STT Họ và tên đại biểu tham dự Chức vụ
I Đại diện chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội
1 Nguyễn Thị Lý Ngân Phó chủ tịch UBND xã Đức Lập Hạ 2 Đặng Thị Điệp Chủ tịch: Hội phụ nữ
3 Trần Văn Rí Chủ tịch UBMTTQ xã Đức Lập Hạ
4 Nguyễn Hữu Danh Chủ tịch Hội nhân dân 5 Nguyễn Thị Thu Ba Cán bộ Tư pháp
6 Bùi Minh Yến Cán bộ ĐC xã
II Đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án
1 Nguyễn Văn Phúc Trưởng ấp
Trong cuộc họp tham vấn đơn vị tư vấn đã trình bày tóm tắt nội dung báo cáo ĐTM của dự án. Qua đó, thảo luận, trao đổi giữa cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp của dự án về việc đánh giá tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường, sức khỏe của người dân, tác động đến môi trường xung quanh dự án. Thành phần tham gia đều thống nhất với nội dung của dự án.
5.2. KẾT QUẢ THAM VẤN
5.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án
Ủy ban nhân dân xã Đức Lập Hạ, Ủy ban mặt trận tổ quốc có nhận được văn bản số 124/CV ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà kèm theo tài liệu báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án” Xây dựng cơ sở giết mổ, quy mô 66 con trâu, bò/ngày và 666 con heo/ngày.” Sau khi xem xét Ủy ban nhân xã Đức Lập Hạ và Ủy ban mặt trận tổ quốc có công văn số 04/CV-UBND, 01/CV-UBMTTQ ngày 13/01/2021 về việc ý kiến tham vấn cộng đồng như sau:
1. Về những tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội:
Nhất là các tác động xấu đến môi trườn tự nhiên kinh tế, xã hội trong giai đoạn xây dựng và vận hành của dự án đã được nêu trong báo cáo.
2. Về các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường của dự án:
Cần triễn khai và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng và vận hành của dự án như được nêu trong báo cáo.
Cần quan tâm và có biện pháp xử lý thích hợp đồi với chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động dự án.
Nước thải phát sinh từ dự án cần được xử lý đạt QCVN trước khi thải vào khu vực tiếp nhận theo quy định.
Khi dự án đi vào hoạt động, các công trình xử lý môi trường phải đảm bảo vận hành thường xuyên nhằm giảm thiểu tới mức tối đa tác động đến môi trường.
5.2.2. Ý kiến của đại diện cồng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án
Theo kết quả tham vấn, thảo luận trao đổi giữa cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án về đánh giá tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe của người dân, thành phần tham gia đều thống nhất với nội dung tóm tắt của dự án: “ Xây dựng cơ sở giết mổ, quy mô 66 con trâu, bò/ngày và 666 con heo/ngày.”
5.2.3. Ý kiến phản hồi của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn
Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà tiếp thu sự nhất trí của Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc, các tổ chức bị tác động bởi dự án.
Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường như đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã trình Ủy ban nhân dân Tỉnh Long An- Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. KẾT LUẬN
Như được đánh giá ở chương 3, việc mở rộng Dự án sẽ tác động đến môi trường trong suốt thời gian hoạt động do sự hình thành các tác nhân liên quan đến chất thải như khí thải, nước thải, chất thải rắn và những tác nhân không liên quan đến chất thải tác động đến chế độ âm thanh, trật tự an ninh xã hội, vấn đề giao thông khu vực, an toàn cháy nổ. Tuy nhiên, những tác động này Chủ dự án có thể kiếm soát được và có những biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu như đã được đề xuất trong Chương 4.
2. KIẾN NGHỊ
Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà – Chủ Dự án xin kiến nghị đến sở Ủy ban nhân dân tỉnh Long An thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để Dự án được triển khai và đưa vào sử dụng trong thời gian sớm nhất.
3. CAM KẾT
Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà – Chủ Dự án “Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc Sơn Thủy Hà, quy mô 66 con trâu bò/ngày và 666 con heo/ngày” tại ấp Chánh, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cam kết thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động của Dự án như sau:
- Thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014; trong quá trình chuẩn bị, thi công xây dựng và hoạt động Chủ dự án cam kết sẽ không gây bất kì hoạt động nào khác có khả năng dẫn đến ô nhiễm các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng cũng như các hoạt động kinh tế, xã hội tại địa phương.
- Chủ đầu tư cam kết thực hiện các công trình bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường.
- Chủ đầu tư cam kết thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường.
- Chủ đầu tư cam kết cam kết xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 theo quy định.
- Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung, biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu các tác động đến môi trường và bảo vệ môi trường đã trình bày ở các phần trên.
sinh trong quá trình hoạt động của dự án các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về môi trường.
- Chủ Dự án cam kết hợp đồng với đơn vị chức năng để thu gom, vận chuyển định kì chất thải rắn phát sinh từ dự án đến nơi xử lý theo đúng quy định.
- Cam kết đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong suốt thời gian thi công cũng như quá trình vận hành dự án.
- Cam kết hoàn tất các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường, khai thác nước ngầm, xả thải theo đúng quy định hiện hành.
Cam kết tuân thủ các quy chuẩn môi trường Việt Nam.
Chủ Dự án cam kết tất cả các quy chuẩn môi trường Việt Nam sẽ được tuân thủ