Công trình thu gom chất thải rắn nguy hại

Một phần của tài liệu ĐTM SƠN THỦY HÀ _17.11.2021 (Trang 56)

2. TÓM TẮT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN

2.3.3Công trình thu gom chất thải rắn nguy hại

Chất thải rắn nguy hại bao gồm chất thải gia súc, thịt nhiễm bệnh, lông, phủ tạng gia súc có bệnh tích phát sinh trong trường hợp gia súc bệnh được mang vào nhà máy, Nếu xảy ra dịch bệnh thì heo bệnh phải được tiêu hủy tại nhà máy, không được phép vận chuyển đi nơi khác.

Do nhà máy thực hiện quy trình khép kín từ khâu lựa chọn giống chăn nuôi cho đến công đoạn vận chuyển về nhà máy nên nguồn thịt được kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, sức khỏe từ trại gia súc trước khi về nhà máy. Vì vậy, khả năng có gia súc bị nhiễm bệnh là rất ít và ít xảy ra nếu phát hiện gia súc nhiễm bệnh Chủ đầu tư sẽ tiến hành cách ly và gọi Cơ sở có đầy đủ chức năng để xử lý gia súc nhiễm bệnh. Việc xác định khối lượng tiêu hủy được tính là 1/1.000 khối lượng gia súc nhập vào nhà máy. Trong giai đoạn hiện tại công suất là 200 con heo/tháng, sau khi mở rộng công suất là 66 con trâu, bò/ngày và 666 con heo/ngày (trung bình 1 con heo nặng 100kg) ta có được bảng tính toán lượng thịt đem đi đến cơ sở tiêu hủy như sau:

Bảng 1.8.3.2.1.1.5: Khối lượng chất thải từ thịt nhiễm bệnh đem tiêu hủy

Thông số Dự án

Hiện tại Mở rộng

Khối lượng thịt tiêu hủy trung bình theo tháng 0,253 con/ngày 0,78 con/ngày

Nguồn: tính toán tổng hợp

Ngoài ra, hiện tại chất thải nguy hại phát sinh tại Công ty chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu nhớt thải, bao bì mềm thải, dầu nhớt thải, các loại dầu mỡ thải,... với khối lượng khoảng 35 kg/năm, được Công ty thu gom và lưu trữ tạm thời vào kho lưu giữ tạm thời CTNH có diện tích: 3m x 3m x 3,5m khoảng 9m2, định kỳ hợp đồng với Công ty TNHH MTV Thương mại - Môi trường Thiên Phước để thu gom, vận chuyển và xử lý.

2.3.4 Ô nhiễm tiếng ồn

Hằng ngày sẽ có các xe tải vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào công ty. Tuy nhiên, đây là nguồn gây ồn không liên tục, thông thường các thời điểm phát sinh tiếng ồn từ hoạt động giao thông lớn là lúc đầu và cuối mỗi ca sản xuất khi công nhân viên ra vào dự án để làm việc và khi công ty nhập xuất hàng tập trung.

Ước tính, lượng phương tiện giao thông ra vào cơ sở khi mở rộng dự án vào thời gian cao điểm là: xe máy 70 xe, 10 xe ô tô, 10 ô tô tải. Các phương tiện này hoạt động không liên tục và phân tán (tập trung cao nhất là khi công nhân của nhà máy vào ca và tan ca) nên mức ồn phát sinh không liên tục. Theo số liệu khảo sát tại các nhà máy khác có số lượng công nhân tương tự thì mức ồn phát sinh tại thời điểm này dao động khoảng 75 - 80 dBA. Tuy nhiên, mức ồn cao chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn khoảng 10 - 15 phút. Tiếng ồn từ hoạt động này chỉ mang tính chất cục bộ và tạm thời trong phạm vi nhà máy do đó không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tiếng ồn, độ rung từ hoạt động của máy móc, thiết bị và công nhân

Tiếng ồn chủ yếu phát sinh từ hoạt động của các máy móc, thiết bị sản xuất như máy băm, máy cắt, máy bơm,... Ngoài ra, Tiếng ồn được phát sinh từ các nguồn như: trong quá trình tập kết gia súc sống, nuôi nhốt trước khi giết mổ, trong quá trình giết mổ sẽ phát sinh tiếng ồn từ tiếng kêu của gia súc, tiếng dao búa chặt xương, thịt (heo, bò, trâu), tiếng ồn từ các phương tiện ra vào dự án, tiếng kêu của máy móc... các mức độ này thường không ổn định, có lúc chỉ khoảng 50- 60 dBA, có lúc lên đến 75-85 dBA.

2.3.5 Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

2.3.5.1 Phòng ngừa sự cố rỏ rỉ, tràn đổ hóa chất

Do hoạt động sản xuất chính của dự án là chế biến thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc nên hóa chất đặc thù chỉ là hóa chất khử trùng, khuẩn, vệ sinh chuồng trại tránh các vi khuẩn gây hại, do đó dự án hóa chất đáng chú ý chỉ có hóa chất tại hệ thống xử lý nước thải (PAC, Polymer, Clorin, NaOH, chế phẩm vi sinh khử mùi), các loại dầu mỡ bôi trơn, dầu DO. Vì vậy, công ty sẽ bố trí những loại hóa chất, nhiên liệu này tại nơi thoáng mát, có biển cảnh báo,... để hạn chế về sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất.

2.3.5.2 Phòng chống cháy nổ

Ngay từ khi thiết kế xưởng sản xuất, chủ dự án đã chú ý đến vị trí, khoảng cách giữa các xưởng đảm bảo tuân thủ theo quy định về phòng cháy chữa cháy (QCVN 06:2010/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật an toàn cháy cho nhà và công trình của Bộ Xây dựng).

2.3.5.3 Đối với sự cố cháy nổ do các nguyên nhân khác

* Phòng ngừa rò rỉ điện

Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa được bố trí an toàn trong hộp cách điện để hạn chế việc rò rỉ điện.

Kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động của các máy móc, vị trí kết nối giữa nguồn điện và thiết bị để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Thường xuyên định kỳ kiểm tra các mối nối, xiết chặt các chỗ đường dây nối vào thiết bị đóng cắt. Trên tủ điện chung nên có đặt rơ le bảo vệ điện áp thấp, dụng cụ đo Volt hay bóng đèn chỉ thị, để vận hành viên theo dõi. Các động cơ cần đặt rơ le nhiệt bảo vệ quá dòng và bảo vệ mất cân bằng dòng 3 pha.

Sử dụng vật liệu cách điện tốt.

Lắp đặt các rơle bảo vệ nhằm tránh hiện tượng điện quá tải kéo dài. Giữ gìn môi trường khô ráo, sạch sẽ không hóa chất, không ẩm.

Các thiết bị điện và dây cáp là loại chịu được môi trường khắc nghiệt. Dây cáp điện được chôn ngầm dưới đất và lót các tại đoạn chôn ngầm và được bảo vệ cơ học.

Các đường dây không lắp đặt trực tiếp lên sườn sắt của nhà xưởng và tránh các thiết bị có rung động thường xuyên.

Lắp đặt thiết bị bảo vệ ngắn mạch như áp tô mát, cầu chì, hoặc rơ le quá dòng tốc độ cao.

* Phòng ngừa cháy nổ

Các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của công ty sẽ có hồ sơ lý lịch đi kèm (nguồn gốc, các thông số kỹ thuật) và thường xuyên được kiểm tra giám sát tình trạng hoạt động các thiết bị này.

Lắp đặt hệ thống chống sét tại các điểm cao nhất của nhà xưởng theo quy định số 76/QĐ ngày 02/03/1983. Điện trở tiếp đất xung kích < 10  khi điện trở suất của đất < 50.000 /cm2. Điện trở tiếp đất xung kích > 10  khi điện trở suất của đất > 50.000 /cm2

. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng các thiết bị PCCC đã trang bị được tính toán và lắp đặt dựa trên diện tích nhà xưởng, đặc trưng của quá trình sản xuất và khối lượng chất cháy nổ lưu trữ thường xuyên tại nhà xưởng.

Đường nội bộ trong nhà máy đã được thiết kế và xây dựng với chiều rộng mặt đường từ 5-8 m, thông suốt đảm bảo tia nước phun từ vòi rồng của xe cứu hoả có thể khống chế được bất kỳ lửa phát sinh ở vị trí nào trong nhà xưởng.

Sắp xếp cách bố trí máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn gàng và có khoảng cách an toàn cho công nhân làm việc khi có sự cố xảy ra.

Tất cả các hạng mục, công trình trong Công ty đều được trang bị các bình cứu hoả cầm tay, đặt ở những vị trí thích hợp nhất để tiện việc sử dụng và phải thường xuyên tiến hành kiểm tra sự hoạt động tốt của bình.

Các nguyên vật liệu dễ cháy, hóa chất gây cháy được lưu trữ trong nhà kho, cách ly với các loại nguyên vật liệu khác.

Giảm tới mức thấp nhất lượng chất cháy, nổ trong khu vực sản xuất.

Đối với cán bộ, công nhân viên của đơn vị phải có trách nhiệm bảo quản và đặt phương tiện chữa cháy đúng vị trí đã quy định.

Hết giờ làm việc trước khi ra về cán bộ, công nhân viên chức luôn có ý thức và trách nhiệm tắt hết các đèn, quạt và kiểm tra tình trạng an toàn phòng cháy, chữa cháy khu vực làm việc.

Tổ chức tập huấn công tác phòng chống cháy nổ cho nhân viên của nhà máy. Cấm tuyệt đối hút thuốc tại các phân xưởng, nhà kho,…

Tổ chức định kỳ thao diễn cứu hoả với sự cộng tác chặt chẽ của cơ quan phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp.

Bảng 1.8.3.2.1.1.6: Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

Các công trình, biện pháp

bảo vệ môi trường Dự trù kinh phíthực hiện (vnđ) hiện, vận hànhCơ quan thực

Tổ chức giám sát,

quản lý

TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG Lắp đặt thêm các thùng rác

trong nhà máy, tiến hành thu gom chất thải nguy hại, tái sử

dụng hoặc hợp đồng với đơn vị thu gom hoặc bán phế liệu

Trang bị thùng rác, nhãn dán

20.000.000 Chủ đầu tư Chủ đầu tư

Trồng cây và lắp đặt thiết bị thông gió để cải tạo môi

trường làm việc và vi khí hậu 200.000.000 Chủ đầu tư Chủ đầu tư Cải tạo hệ thống xử lý nước

thải tại dự án với công suất 300m3/ngày.đêm

2.000.000.000 Chủ đầu tư Chủ đầu tư

Tổ chức quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi

trường

300.000.000 Chủ đầu tư nguyên vàSở tài môi trường

2.4. Danh mục các công trình bảo vệ môi trường chính của dự án

Hệ thống thu gom nước thải, nước mưa tại Công ty;

Nâng công suất hệ thống xử lý nước thải khi nhà xưởng nâng công suất giết mổ từ 100m3/ngày.đêm lên 300m3/ngày.đêm; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hầm ủ biogas chứa phân gia súc. Kích thước: LxBxH= 30m x 40m x 9m Khu vực chứa chất thải rắn để thu gom định kì.

Diện tích: 16m x 8m x 4,5m khoảng 128 m2

Khu vực chứa chất thải nguy hại để thu gom định kì. Diện tích: 3m x 3m x 3,5m khoảng 9m2

Ngoài các giải pháp nhằm hạn chế bụi, tiếng ồn, các hơi khí độc, mùi hôi sinh ra trong quá trình hoạt động, Dự án còn dự kiến trồng cây xanh xung quanh tường rào, trồng cây xanh thành từng cụm trong khuôn viên xí nghiệp nhằm hạn chế các tác động từ hoạt động sản xuất đến khu vực xung quanh cũng như ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất lân cận đến lò mổ và từ lò mổ đến các khu vực xung quanh dự án.

2.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

Chương trình giám sát môi trường của dự án trong giai đoạn xây dựng

Chương trình giám sát nước thải:

- Tần suất giám sát: 03 tháng/01 lần.

- Vị trí giám sát: 01 điểm đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung; 01 điểm tại vị trí hố ga cuối cùng trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.

- Thông số giám sát: lưu lượng, pH , BOD5, COD, TSS, amoni (tính theo N), tổng nitơ, tổng phốt pho (tính theo P), Sunfua, Clo dư, Coliform.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,6; Kf= 1,1.2.

Chương trình giám sát chất thải rắn:

- Tần suất giám sát: Thường xuyên và liên tục.

- Vị trí giám sát: Khu vực phát sinh chất thải, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.

- Giám sát khối lượng phát sinh: Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và hợp đồng xử lý chất thải (khối lượng, chủng loại, hóa đơn, biên bản, chứng từ giao nhận chất thải, hợp đồng xử lý chất thải …).

- Quy định áp dụng: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

Chương trình giám sát môi trường của dự án trong giai đoạn vận hành thử nghiệm

Chương trình giám sát nước thải :

* Trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải:

+ Vị trí quan trắc: tại từng công đoạn xử lý của công trình xử lý nước thải. + Thông số quan trắc:

 Thông số quan trắc của từng công đoạn xử lý là thông số ô nhiễm chính đã được sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn.

 Thông số quan trắc của công trình xử lý nước thải: lưu lượng, pH, BOD5, COD, TSS, amoni (tính theo N), tổng nitơ, tổng phốt pho (tính theo P), Sunfua, Clo dư, Coliform.

+ Tần suất quan trắc: tối thiểu 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của từng công đoạn xử lý, thời gian quan trắc ít nhất là 75 ngày).

+ Quy chuẩn so sánh đối với các thông số quan trắc của công trình xử lý nước thải: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,6; Kf= 1,1.

Trường hợp công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, chủ dự án phải có văn bản thông báo Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi hết thời gian vận hành thử nghiệm 30 ngày, nêu rõ lý do các công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu và thực hiện ngay phương pháp cải thiện, bổ sung; Lập kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải để vận hành lại.

* Giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải

+ Vị trí quan trắc: 01 vị trí tại đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung; 01 điểm tại vị trí hố ga cuối cùng trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.

+ Thông số quan trắc: thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải hiện hành.

+ Tần suất quan trắc: tối thiểu 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối với 01 mẫu nước thải đầu vào và ít nhất 7 mẫu nước thải đầu ra trong 7 ngày liên tiếp của công trình xử lý nước thải).

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,6; Kf= 1,1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương trình giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại:

+ Tần suất giám sát: Thường xuyên và liên tục.

+ Vị trí giám sát: Khu vực phát sinh chất thải, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.

+ Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, hóa đơn, hợp đồng, chứng từ giao nhận chất thải.

+ Quy định áp dụng: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

Chương trình giám sát môi trường của dự án trong giai đoạn vận hành thương mại:

Giám sát nước thải

- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần.

- Vị trí giám sát: 01 điểm đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung; 01 điểm tại hố ga cuối cùng trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.

- Thông số giám sát: lưu lượng, pH, BOD5, COD, TSS, amoni (tính theo N), tổng nitơ, tổng phốt pho (tính theo P), Sunfua, Clo dư, Coliform.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq=0,6; Kf= 1,1.

Giám sát chất thải rắn

- Tần suất giám sát: Thường xuyên và liên tục.

- Vị trí giám sát: Khu vực phát sinh chất thải, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất

Một phần của tài liệu ĐTM SƠN THỦY HÀ _17.11.2021 (Trang 56)