Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án

Một phần của tài liệu ĐTM SƠN THỦY HÀ _17.11.2021 (Trang 49 - 51)

2. TÓM TẮT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN

2.2.Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án

Hàng ngày sẽ cần một lượng lớn các phương tiện vận chuyển ra vào dự án để vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, mang các sản phẩm đi tiêu thụ và xe gắn máy của các công nhân viên. Các phương tiện này thường sử dụng nhiên liệu chủ yếu là dầu Diesel và xăng. Quá trình vận hành các phương tiện này sẽ thải vào môi trường không khí một lượng khói thải có chứa các thông số gây ô nhiễm như: bụi, SO2, NO2, CO và VOC.

Ô nhiễm mùi hôi được xem là ô nhiễm đặc trưng của cơ sở hoạt động trong lĩnh vực giết mổ. Các yếu tố gây mùi đáng chú ý bao gồm các loại khí Hydrosulfua, Amoni, Mercaptan..., mùi có thể lan rộng toàn bộ khuôn viên dự án và theo hướng gió phát tán ra ngoài nhà máy nếu không có biện pháp khống chế, giảm thiểu. Bên cạnh đó, mùi gây ảnh hưởng cho môi trường không khí xung quanh nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp lao động và ảnh hưởng đến chất lượng sống của các hộ dân cư lân cận. Mùi hôi thường phát sinh từ các nguồn như: Khu vực chuồng nhốt (khu tập kết), xe vận chuyển; Khu vực giết mổ; Khu vực hệ thống xử lý nước thải.

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân viên tại cơ sở giết mổ có chứa các thành phần như: cặn, các chất lở lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật gây bệnh.

Các chất gây ô nhiễm trong nước gồm có các chất hữu cơ không tan và các chất tạo nên nhũ tương, các chất này không thể tách được bằng cách lọc hoặc lắng cặn. Nước sôi dội khi cạo lông lợn cũng chứa một lượng chất gây ô nhiễm lớn. Phân và nước giải của gia súc được tạo ra trên các phương tiện vận tải và trong chuồng nhốt. Nói chung, nước thải bị ô nhiễm được tạo ra trong suốt qua trình sản xuất liên quan đến khâu vệ sinh và rửa.

Chất thải rắn sản xuất bao gồm: chất thải từ quá trình giết mổ, chất thải từ quá trình vệ sinh chuồng trại, chất thải do quá trình rửa xe vận chuyển gia súc, thành phẩm, gia súc mang bệnh tích và chất thải từ quá trình xử lý nước tại hầm Biogas. Chất thải rắn xuất phát từ quá trình giết mổ gia súc bao gồm: chất thải từ quá trình làm lòng, mỡ vụn, lòng không sử dụng, cạo lông,.. hầu như các chất thải sẽ phát sinh chủ yếu từ quá trình làm lòng. Theo ước tính chất thải sẽ phát sinh trung bình khoảng 0.8kg/con.

Chất thải rắn nguy hại bao gồm chất thải gia súc, thịt nhiễm bệnh, lông, phủ tạng gia súc có bệnh tích phát sinh trong trường hợp gia súc bệnh được mang vào nhà máy, Nếu xảy ra dịch bệnh thì heo bệnh phải được tiêu hủy tại nhà máy, không được phép vận chuyển đi nơi khác. Do nhà máy thực hiện quy trình khép kín từ khâu lựa chọn giống chăn nuôi cho đến công đoạn vận chuyển về nhà máy nên nguồn thịt được kiểm soát chặt chẽ dịch bênh, sức khỏe từ trại gia súc trước khi về nhà máy. Vì vậy, khả năng có gia súc bị nhiễm bệnh là rất ít và ít xảy ra.

Tóm lại: Trong quá trình dự án đi vào hoạt động sẽ không thể tránh khỏi việc gây

ảnh hưởng đến môi trường, để đánh giá chi tiết hơn về tác động môi trường mà dự án mang lại, báo cáo sẽ đánh giá chi tiết hơn trong Chương 3, Chương 4 của báo cáo.

Một phần của tài liệu ĐTM SƠN THỦY HÀ _17.11.2021 (Trang 49 - 51)