Đánh giá dự báo các tác động

Một phần của tài liệu ĐTM SƠN THỦY HÀ _17.11.2021 (Trang 87 - 123)

2. TÓM TẮT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN

3.1.1. Đánh giá dự báo các tác động

3.1.1.1. Đánh giá, dự báo tác động có liên quan đến chất thải

a. Các tác động liên quan đến nước thải * Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị

Dự án chỉ thưc hiện lắp đặt máy móc, thiết bị sản xuất, đồng thời vệ sinh, nâng cấp máy móc thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải. Nước thải phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân thực hiện lắp đặt và nước thải xây dựng.

- Nước thải sinh hoạt:

Trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị và cải tạo trạm XLNT, dự kiến có 10 công nhân thực hiện, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh không nhiều.

Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân thi công tính bằng 100% lượng nước dùng cho sinh hoạt:

10 người × 0,015 m3 /người.ngày × 100% = 0,15 m3/ngày.

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, chất lơ lửng (SS), hợp chất hữu cơ (BOD/COD), chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh, có thể gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận. Nhiều bệnh truyền nhiễm lan truyền qua chất bài tiết, từ người bệnh đến người khỏe mạnh. Bốn nhóm vi trùng gây bệnh trong chất bài tiết là virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh và giun sán.

Lượng nước này rất nhỏ sẽ được thu gom xử lý cùng với nước sinh hoạt tại nhà máy hiện hữu. Do đó, nước thải phát sinh trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị, cải tạo hệ thống XLNT không gây tác động đáng kể đến môi trường.

- Nước thải xây dựng:

Trong quá trình cải tạo hệ thống xử lý nước thải có khả năng phát sinh nước thải xây dựng do các hoạt động nâng cấp, cải tạo các bể vận hành của hệ thống xử lý. Nước được sử dụng để làm dung môi trộn xi măng, bê tông, vệ sinh máy móc thiết bị, rửa vật liệu.

Nồng độ nước thải xây dựng: tham khảo tính chất nước thải xây dựng tại các công trình xây dựng hiện nay cho thấy nước thải xây dựng có nồng độ TSS khoảng 75-100 mg/l, COD khoảng 10-30mg/l, dầu mỡ khoảng 0,5 -1,0 mg/l. Lượng nước thải này một phần thấm vào vật liệu, phần còn lại được thu gom trong bể lắng tạm và tái sử dụng lại lượng nước thừa sau khi lắng. Lưu lượng ước tính khoảng 1 m3.

Nước thải này phát sinh không nhiều và không thường xuyên, nếu được quản lý tốt thì không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường.

Các tác động do nước thải phát sinh trong giai đoạn này mang tính tạm thời và sẽ kết thúc khi hoạt động thi công lắp đặt, cải tạo hoàn tất. Đồng thời hiện trạng nhà máy vẫn đang trong giai đoạn hoạt động, nên các công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, bể tự hoại đã được xây dựng. Vì vậy, toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh sẽ được thu gom, xử lý sơ bộ cùng nước thải phát sinh của nhà máy qua bể tự hoại trước khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải cục bộ.

b. Các tác động liên quan đến môi trường không khí

Khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng phục vụ cho giai đoạn mở rộng bao gồm các thành phần ô nhiễm như SOx, NOx, CO, CO2,…

Dựa vào số lượng máy móc, thiết bị thì khối lượng cần vận chuyển khoảng 15 tấn. Thời gian triển khai lắp ráp máy móc, thiết bị trong vòng 1 tháng (khoảng 30 ngày). Tuy nhiên, hầu hết máy móc thiết bị được nhập về nhà máy ở dạng rời, do đó ước tính vận chuyển bằng xe có tải trọng 15 tấn khoảng 2 ngày với khoảng 1 lượt xe/ngày.

Theo ước tính, có khoảng 2 chuyến xe vận chuyển máy móc, thiết bị sản xuất với quãng đường 10 km. Vì dự án chỉ lắp đặt thêm các máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất nên lượng khí thải phát sinh trong quá trình này không đáng kể.

Ngoài ra, hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu để cải tạo trạm XLNT cục bộ, ước tính khoảng 2 lượt xe 3 tấn/ cả giai đoạn cải tạo trạm XLNT cục bộ, quãng đường vận chuyển khoảng 10km.

Bảng 3.1.1.1.1.1.1: Hệ số ô nhiễm theo tải trọng của các phương tiện giao thông

ST

T Loạixe Đơn vị(U)

TSP (kg/U ) SO2 (kg/U ) NOx (kg/U ) CO (kg/U ) HC (kg/U ) 1 Xe tải 1000 km 0,9 4,76S 10,3 18,2 4,2

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, 1993.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng và diezel (QCVN 01:2007/BKHCN) quy định hàm lượng lưu huỳnh S trong giao thông là S=0,05%.

Theo báo cáo “Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ” cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình cho các loại xe gắn máy 2 và 3 bánh là 0,03 L/km, các loại ô tô chạy xăng, dầu diesel trung bình là 0,14 L/100 km.

Bảng 3.1.1.1.1.1.2: Tải lượng chất ô nhiễm từ các phương tiện vận chuyển

STT Chất ô nhiễm nhiễm (kg/ngày)Tải lượng ô

Tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn thải

(mg/m/s) 1 TSP 91,98 0,2555 2 SO2 486,472 1,351311 3 NOx 1052,66 2,924056 4 CO 1860,04 5,166778 5 HC 429,24 1,192333 Nguồn: Tính toán tổng hợp.

Nồng độ các chất ô nhiễm trung bình ở một điểm bất kỳ trong không khí do nguồn phát thải liên tục có thể xác định theo công thức mô hình cải biên của Sutton cải biên như sau:

Trong đó:

C: Nồng độ các chất ô nhiễm, g/m3

E: Tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn thải, mg/m/s. z: Cao độ của điểm tính toán, z= 1m

Sz: Hệ số khuếch tán theo phương z theo chiều gió, Sz = 0,53 × X0,73, X là khoảng cách của các điểm tính theo chiều gió so với nguồn thải.

U: Tốc độ gió trung bình của khu vực, U = 1,5 m/s h: Độ cao so với mặt đất, m.

0,8E[ exp{-(z+h)2/2S2z} + exp {-(z-h)2/2S2z}] × 103 Sz × U

Từ đó tính được nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tại các khoảng cách 30m, 60m, 150 m xuôi theo chiều gió, như sau:

Bảng 3.1.1.1.1.1.3: Nồng độ các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển phát sinh tại các khoảng cách Thông số ô nhiễm C (g/m3) QCVN 05: 2013/BTNMT (g/ m3) Trung bình 1h 30m 60m 150m Xe tải TSP 0,941171 0,55 0,327636 300 SO2 4,977749 2,91 1,732831 350 NOx 10,77118 6,29 3,749613 200 CO 19,03257 11,12 6,625529 30.000 HC 4,392132 2,57 1,528968 - Nguồn: Tính toán tổng hợp. Nhận xét:

Theo bảng tính toán ở trên cho thấy ở khoảng cách 30 m, 60 m, 150 m thì nồng độ các chất ô nhiễm như CO, SO2 đều dưới mức tiêu chuẩn cho phép (áp dụng mức trung bình 1h). Như vậy, ảnh hưởng của các chất ô nhiễm này theo các hướng gió trong khu vực Nhà máy là rất nhỏ và không đáng kể.

Khí thải phát sinh từ quá trình lắp đặt máy móc thiết bị khá ít, hơn nữa thời gian thi công ngắn nên tác động của khí thải đến môi trường không khí xung quanh cũng như công nhân là không lớn.

Khí thải từ quá trình hàn kim loại

Quá trình lắp đặt máy móc thiết bị sẽ phát sinh thêm quá trình hàn chi tiết máy với phụ kiện, giá đỡ,… Quá trình này làm phát sinh bụi hơi oxit kim loại như Fe2O3, SiO2, K2O, CaO,…tồn tại ở dạng bụi khói.

Bảng 3.1.1.1.1.1.4: Thành phần khí thải một số loại que hàn

Loại que hàn MnO2(%) SiO2(%) Fe2O3(%) Cr2O3(%)

Que hàn baza UONI 13/4S 1,1 – 8,8/4,2 7,03– 7,1/7,06 3,3– 62,2/47,2 0,002- 0,02/0,001 Que hàn Austent bazo - 0,29-0,37/0,33 89,9-96,5/93,1 -

Nguồn: Ngô Lê Thông, công nghệ hàn điện nóng chảy (tập 1).

Ngoài ra, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn điện nối các kết cấu phụ thuộc vào loại que hàn được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1.1.1.1.1.5: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn

Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm)

2,5 3,25 4 5 6

Khói hàn có chứa các chất ô

nhiễm khác (mg/que hàn) 285 508 706 1.100 1.578

CO (mg/1 que hàn) 10 15 25 35 50

NOx (mg/1 que hàn) 12 20 30 45 70

(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, môi trường không khí, NXB khoa học kỹ thuật 2000)

Ước tính que hàn sử dụng trong giai đoạn lắp đặt thiết bị là 1000 que. Tải lượng ô nhiễm do hàn điện trong ngày sử dụng số que hàn lớn nhất (100 que, loại que 6mm) được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1.1.1.1.1.6: Tải lượng các chất ô nhiễm do hàn điện

STT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày)

1 Khói hàn 157,90

2 CO 5,0

3 NOx 7,0

Khói hàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người công nhân và thợ hàn. Nếu không có các phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp, người thợ hàn khi tiếp xúc với các loại khí độc hại sẽ bị ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, thậm chí ở nồng độ cao có thể bị nhiễm độc cấp tính.

Các loại chất thải rắn phát sinh tại dự án bao gồm: chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt của công nhân, chất thải phát sinh trong thi công lắp đặt) và chất thải nguy hại.

Chất thải rắn thông thường:

 Với số lượng công nhân thi công là 10 người, lượng rác thải phát sinh trung bình 0,5 kg/người.ngày, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh là 5 kg/ngày chủ yếu là thực phẩm, rau quả dư thừa, bọc nilon,.... Thời gian thi công lắp đặt dự kiến khoảng 1 tháng (26 ngày), như vậy tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này khoảng 130 kg/tháng.

 Trong giai đoạn này còn phát sinh chất thải rắn từ hoạt động lắp đặt thiết bị, máy móc như các vật dụng đóng gói trong quá trình vận chuyển và lắp đặt thiết bị như bao bì, các hộp xốp hay nilon để kê, chèn thiết bị cũng như bảo vệ thiết bị. Tổng khối lượng phát sinh trong suốt giai đoạn lắp đặt ước tính khoảng 4 kg.

Chất thải rắn thông thường trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị là không độc hại. Tuy nhiên chất thải này nếu không được thu gom, xử lý sẽ gây khó khăn cho việc lắp đặt thiết bị và đi lại của công nhân viên.

Chất thải nguy hại:

Chất thải nguy hại bao gồm: sơn sau khi đã sử dụng, giẻ lau, bao tay dính dầu mỡ,.... Khối lượng phát sinh ước tính khoảng 20 kg/tháng trong suốt quá trình thi công. Loại chất thải này khi thải vào môi trường sẽ làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước và môi trường không khí. Do đó, Công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng tiến hành thu gom và xử lý đúng theo quy định.

3.1.1.2. Đánh giá nguồn tác động không liên quan đến chất thải

a. Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị

*

Đánh giá tác động do tiếng ồn

Nguồn gây tác động:

Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong khi vận chuyển và lắp đặt các thiết bị do sự va chạm giữa các công cụ tháo gỡ với thiết bị hay sự dịch chuyển các thiết bị cồng kềnh.

 Đánh giá tác động:

Tiếng ồn là yếu tố tác động lớn đến sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến các cơ quan thính giác như giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút, gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn gây ra các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh,…

Bảng 3.1.1.2.1.1.1: Mức ồn từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển STT Phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công Mức ồn cách nguồn 1,5m (dBA) Mức ồn cách nguồn 20m (dBA) Mức ồn cách nguồn 50m (dBA) Khoảng Trung bình 1 Xe tải 82-94 88 62 54 QCVN 26:2010/BTNMT (từ 6 giờ đến 21 giờ):70(dBA)

Quy chuẩn Bộ Y Tế đối với khu vực sản xuất: 85 (dBA) (thời gian tiếp xúc 8h)

Nguồn: Mackernize,1985

Như vây, trong phạm vi bán kính 1,5m từ vị trí xe tải hoạt động mức độ ồn khoảng 82-94 dBA và vượt quá giới hạn mức ồn cho phép. Tuy nhiên, ở phạm vi bán kính 20m từ vị trí xe tải hoạt động mức độ ồn khoảng 62 dBA và nằm trong giới hạn mức ồn cho phép.

- Không gian phát sinh tiếng ồn: Khu vực dự án

- Thời gian phát sinh tiếng ồn: Trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị (kéo dài khoảng 1 tháng)

- Đối tượng bị tác động: Đối tượng chịu tác động của tiếng ồn trong giai đoạn này chủ yếu là công nhân tham gia lắp đặt máy móc.

* Đánh giá tác động do sự cố cháy nổ

Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và lưu trữ nhiên liệu, hoặc phát sinh từ công đoạn hàn, cắt trong quá trình lắp đặt các máy móc thiết bị nhà xưởng và hệ thống xử lý nước thải cục bộ của nhà máy, gây nên các thiệt hại về người và của trong quá trình thi công lắp đặt.

 Các sự cố này có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên chủ đầu tư cần phải áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế hiệu quả nhằm hạn chế tuyệt đối hoặc tối đa các tác động có hại này.

* Tai nạn lao động

Tai nạn lao động có thể xảy ra đối với công nhân làm việc tại nhà máy trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị. Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Sơ xuất trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị, bốc dỡ hàng hóa, quần áo, đầu tóc không gọn gàng khi làm việc gần các môtơ, quạt,...

+ Khi vận hành thử nghiệm các máy móc, thiết bị trong nhà máy cũng có thể gây ra tai nạn nguy hiểm cho người lao động.

+ Không tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong quá trình lắp đặt thiết bị. + Tai nạn do tiếp xúc với điện.

Tác động: Khi tai nạn xảy ra sẽ gây hậu quả lớn về tính mạng con người cũng

như tâm lý của công nhân làm việc. Vì vây, công ty cần thực hiện nghiêm ngặt các điều kiện an toàn lao động trong quá trình làm việc cho công nhân.

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH

3.2.1. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn hoạt động dự án

Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH MTV với mã số doanh nghiệp là 1101737024, đăng ký lần đầu ngày 27/01/2014, đăng ký thay đổi lần 1 vào ngày 15/07/2014 do sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh cấp.

Dự án ban đầu “Cơ sở giết mổ gia súc - với công suất giết mổ khoảng 200 con trâu, bò/tháng” bắt đầu hoạt động vào năm 2014 và được UBND huyện Đức Hòa đồng ý cho sử dụng bản cam kết bảo vệ môi trường dự án “ Mở rộng cơ sở giết mổ gia súc Võ Thị Vân – Công suất 50con/ngày” tại vă bản số 4591/UBND-NN ngày 22/09/2016. Dự án với tổng diện tích 9.500 m2 trong đó diện tích xây dựng có mái che là 4.181 m2. Do nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng cao, kéo theo nguồn tiêu thụ thịt thành phẩm cũng tăng lên nên Công ty TNHH MTV Sơn Thủy Hà triển khai Dự án “Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, quy mô 66 con trâu bò/ngày và 666 con heo/ngày” với công suất giết mổ khoảng 66 con trâu, bò/ngày và 666 con heo/ngày nhằm để đáp ứng đủ lượng thịt thành phẩm, an toàn vệ sinh đảm bảo chất lượng cho khu vực tại địa phương và khu vực xung quanh.

Khi dự án đi vào hoạt động sẽ gây ra một số tác động đến môi trường. Các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải được tóm tắt như bảng sau:

Bảng 3.2.1.1.1.1.1: Tóm tắt các tác động đến môi trường trong giai đoạn hoạt động của Dự án

ST

T Nguồn tác động Tác động Phạm vi dự án

1 Chất thải từ gia súc

-Chất lượng môi trường không khí

-Phát sinh mùi

-Sức khỏe của công nhân viên, người dân

-Trong khu vực dự án, khu dân cư cách dự án khoảng 500m

2

Hoạt động của xe gắn máy của nhân viên, xe chở gia

Một phần của tài liệu ĐTM SƠN THỦY HÀ _17.11.2021 (Trang 87 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w