CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn và Khái quát dịch vụ tiền gửi tạ
4.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn
4.1.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn bao gồm những thông tin chi tiết sau đây:
- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn. - Tên viết tắt tiếng Việt: Ngân hàng Sài Gòn.
- Tên viết tiếng nước ngoài: Sai Gon Joint Stock Commercial Bank. - Tên viết tắt tiếng Anh: Sai Gon Commercial Bank.
- Tên viết tắt: SCB.
- Hội sở chính: 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM. - Vốn điều lệ: Kể từ ngày 27/11/2018, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn là 15.231.688.100.000 đồng (Mười lăm nghìn hai trăm ba mươi mốt tỷ sáu trăm tám mươi tám triệu một trăm nghìn đồng).
- Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 283/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.
- Tiềm lực tài chính vững mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ hiện đại, danh mục các sản phẩm đa dạng cùng chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao,
đây chính là nền tảng để SCB phát triển mạnh mẽ theo định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói, đáp ứng mọi nhu cầu của KH, SCB tự hào mang lại giá trị và đảm bảo quyền lợi thiết thực cho Đối tác, Cổ đông; cũng như xây dựng chế độ phúc lợi và môi trường làm việc tốt nhất cho đội ngũ cán bộ nhân viên của SCB.
- SCB luôn đạt được các giải thưởng cao về NHBL, ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam, ngân hàng có nhiều ưu đãi về thẻ tín dụng tốt nhất Việt Nam... Các thành tựu này đã và đang giúp SCB mang lại uy tín cũng như tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
4.1.1.2 Cơ cấu tổ chức
Hình 4. 1: Cơ cấu tổ chức của SCB
Nguồn: SCB, 2020
Hình 4.1 phản ánh chi tiết cơ cấu tổ chức của SCB, trong đó đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị sẽ trực thuộc Đại hội đồng cổ đông. Cơ cấu tổ chức của SCB có sự phân cấp chi tiết và rõ ràng, nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các
Chỉ tiêu Năm 2016 2017Năm mNă 2018 Năm 201 9
Tăng trưởng tổng tài sản 16,1 22,8 14,6 11,6
Tăng trưởng dư nợ cho vay 30,3 19,9 13,3 10,6
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân 0,49 0,78 1,06 0,99
43
phòng/ ban và các đối tượng tham gia trong tổ chức. SCB phân chia trách nhiệm, công việc và luôn đặt dưới sự giám sát của Hội động quản trị và sự kiểm soát của Ban kiểm soát nhằm giám sát, theo dõi và xử lý kịp thời những rủi ro và sai sót xảy ra một ngân hàng. Chiến lược, tầm nhìn của SCB luôn hướng đến việc tập hợp, huy động các nguồn lực, sáng tạo ra các giá trị bền vững cho khách hàng, đối tác, cổ đông, người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại sự phồn vinh cho các gia đình và doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp thiết thực vào việc chấn hưng và xây dựng đất nước giàu mạnh và thông qua đó mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Với mạng lưới 239 đơn vị giao dịch (gồm 50 Chi nhánh và 189 Phòng giao dịch), được phân bổ hợp lý và rộng khắp 28 tỉnh thành cả nước, đưa SCB trở thành điểm đến đáng tin cậy cung ứng sản phẩm dịch vụ và các giải pháp tài chính đến với khách hàng.
4.1.1.3 Kết quả kinh doanh
SCB luôn đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể, sự tăng trưởng trong tổng tài sản, hoạt động cho vay, hoạt động huy động vốn.
Hình 4. 2: Tổng tài sản của SCB
Nguồn: SCB, 2019
Tổng tài sản của SCB luôn có sự tăng trưởng từ năm 2015 đến năm 2019. Cụ thể năm 2015, tổng tài sản của SCB là 311.514 tỷ đồng; đến năm 2019, tổng tài sản tăng
44
lên đến 567.913 tỷ đồng. Nếu so với tổng tài sản năm 2018, mức tăng trưởng tổng tài sản năm 2019 vào khoảng 11,6%. Với giá trị tổng tài sản năm 2019, SCB vẫn duy trì ở vị trí hàng đầu trong nhóm các NHTM CP về tổng tài sản.
Bảng 4. 1: Tăng trưởng trong một số chỉ tiêu của SCB từ 2016 - 2019
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Huy động vốn 225.978 295.152 353.327 418.338 488.091
Tăng trưởng huy động vốn - 30,6% 19,7% 18,4% 16,7%
Nguồn: SCB, 2016 - 2019
SCB luôn đạt được sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay từ năm 2016 đến năm 2019, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có sự giảm dần. Tốc độ tăng trưởng hoạt động cho vay năm 2016 đạt mức cao nhất là 30,3%; tuy nhiên sự tăng trưởng này có sự sụt giảm và đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay chỉ còn 10,6%. Cùng với sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay, SCB vẫn luôn đảm bảo chất lượng tín dụng thông qua việc kiểm soát, giám sát và xử lý nợ xấu, nợ quá hạn. Do đó, SCB đã duy trì và đảm bảo tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn ở mức thấp, tương ứng là 0,49% và 0,90% vào cuối năm 2019.
Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của SCB được phản ánh thông qua Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2017 tăng lên so với năm 2016, đến năm 2018 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của SCB cao hơn 1. Đến năm 2019, tỷ suất này có sự giảm xuống mức 0,99; nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của năm 2019 vẫn cao hơn so với năm 2016 và năm 2017. Tỷ suất này là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, vì đây chính là thước đo khả năng sinh lời của một ngân hàng liên quan đến vốn chủ sở hữu.
45
4.1.2 Khái quát dịch vụ tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Tỷ đồng 600000
Hình 4. 3: Huy động vốn tại SCB
Nguồn: SCB, 2019
Hình 4.3 phản ánh hoạt động huy động vốn tại SCB trong giai đoạn 2015 - 2019. Nhìn chung hoạt động huy động vốn trong giai đoạn này có hiệu quả do huy động vốn tăng dần qua các năm. Hoạt động huy động vốn tại SCB bao gồm tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Theo BCTN của SCB, huy động vốn là hoạt động thế mạnh của ngân hàng và đồng thời mức tăng trưởng luôn có sự đảm bảo. Mức tăng trưởng cụ thể được thể hiện ở Bảng 4.2 dưới đây:
Bảng 4. 2: Tăng trưởng trong chỉ tiêu huy động vốn của SCB từ 2016 - 2019
Bảng 4.2 cho thấy mức tăng trưởng huy động vốn từ KH năm 2016 tăng 30,6% so với năm 2015. Đến năm 2017 đến năm 2019, mặc dù huy động vốn tại SCB có sự tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng có sự sụt giảm. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng giảm còn 19,7% so với năm 2016. Năm 2018, hoạt động huy động vốn có sự sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng (18,4% so với năm 2017). Tương tự năm 2019, tốc độ tăng trưởng trong huy động vốn chỉ còn 16,7%. Tuy nhiên, năm 2019, SCB vẫn là một có nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế cao nhất trong nhóm các NHTM CP tại Việt Nam (SCB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn, 2019). Xét về cơ cấu huy động theo KH, có gần 90% khách hàng gửi tiền tại SCB là KHCN.
Tỷ đồng 500000
Hình 4. 4: Huy động vốn tại SCB theo đối tượng khách hàng
Nguồn: SCB, 2019
Theo sự minh họa ở Hình 4.4, nhìn chung hoạt động huy động vốn từ KHCN luôn cao hơn so với nhóm khách hàng là tổ chức từ giai đoạn 2015 đến 2019. Với những nỗ lực trong công tác lãnh đạo của Ban giám đốc và sự tận tụy trong công việc, SCB đã không ngừng duy trì cải tiến các sản phẩm tiền gửi đặc trưng, đa dạng kỳ hạn huy động phù hợp với nhu cầu vốn nhàn rỗi của các đối tượng KH khác nhau nên hoạt động huy
___________________Tiêu chí___________________ Số lượng Tỷ lệ % _______________________________GIỚI TÍNH_______________________________
_____________________Nữ_____________________ 83 34%
____________________Nam____________________ 161 66%
47
động vốn của SCB đạt được nhiều kết quả đáng kể. Năm 2019, tăng trưởng huy động vốn từ KHCN đạt 17,2% trong khi tăng trưởng huy động vốn từ nhóm KHDN ở mức thấp hơn, chỉ đạt 12,9%. Nguyên nhân là do SCB đã đưa ra các sản phẩm có sự linh hoạt về thời hạn, loại hình kỳ hạn, mức lãi suất hấp dẫn, SCB ngày càng thu hút nhiều KHCN gửi tiền tại đơn vị. Đồng thời, bên cạnh sự thành công của sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, trong năm 2020, SCB tiếp tục ra mắt sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi dài hạn với nhiều tính năng vượt trội như chuyển nhượng tự do, đa dạng mệnh giá. Trên thị trường ngân hàng Việt Nam, SCB là NH đầu tiên trên thị trường triển khai tính năng gửi thông tin sổ tiết kiệm online qua email Khách hàng và tra cứu thông tin bằng cách quét mã QR trên sổ online, đảm bảo sự thuận lợi trong giao dịch và mức độ an toàn, bảo mật cho thông tin của KH.
Huy động KHCN năm 2019 tiếp tục kế thừa những thành quả từ các chương trình và chính sách huy động vốn từ năm 2018, chẳng hạn như việc triển khai sản phẩm mới “Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn SCB” và chủ trương cơ cấu lại danh mục sản phẩm huy động KHCN, điều này đã tác động tích cực đến kết quả tăng trưởng huy động vốn của Ngân hàng. Ngoài ra, SCB đã không ngừng đẩy mạnh và cố gắng đổi mới công tác quản lý, phát triển sản phẩm tập trung vào thị trường KH mục tiêu để giúp SCB đạt được nhiều kết quả hơn nữa trong huy động vốn. Các sản phẩm tiền gửi đối với KHCN bao gồm SCB triển khai gói Tài khoản 3X gồm gói Tài khoản thông thường, gói Tài khoản Đa năng và gói Tài khoản Lộc phát, kết hợp 3 sản phẩm dịch vụ: Tài khoản thanh toán, Dịch vụ eBanking. Khách hàng có thể chủ động mở, rút, kiểm tra Tài khoản tiết kiệm mọi lúc mọi nơi với eBanking của SCB một cách nhanh chóng - an toàn - lãi suất hấp dẫn.
4.2 Kết quả nghiên cứu
4.2.1 Kết quả thống kê mô tả
Sau khi tiến hành khảo sát các khách hàng gửi tiền ở các chi nhánh của SCB, tác giả sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của các phiếu khảo sát và kiểm tra các câu hỏi của các khảo sát đã được trả lời đầy đủ hay không. Những thông tin trên phiếu khảo sát sẽ
48
được tác giả kiểm tra một lần nữa và tiến hành mã hóa bảng dữ liệu. Khi tất cả dữ liệu đã đầy đủ và thỏa mãn các yêu cầu, tác giả sẽ sử dụng phần mềm phân tích thông kê dữ liệu SPSS20 để thực hiện phân tích thống kê mô tả dữ liệu thu thập được và các bước tiếp theo.
_______________________________TRÌNH ĐỘ_______________________________ Phổ thông 21 9% ______________Trung cấp, Cao đẳng______________ 43 18% ___________________Đại học___________________ 102 42% _________________Sau Đại học_________________ 44 18% ____________________Khác____________________ 34 14% ____________________Cộng____________________ 244 100% _____________________________NGHỀ NGHIỆP_____________________________
Học sinh - Sinh viên 9 4%
Nhân viên văn phòng 91 37%
Công chức - Viên chức nhà nước 57 23%
Kinh doanh 76 31%
____________________Khác____________________ 11 5%
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Square Durbin-Watson
1 .
785a .617 .609 1.238
a. Predictors: (Constant), DB_TB, DC_TB, TC_TB, DU _TB, HH_TB b. Dependent Variable: SHL_TB
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS
Kết quả mô tả mẫu gồm 244 KH (tương ứng với 244 phiếu khảo sát hợp lệ) về giới tính trong cuộc khảo sát có 83 KH là nữ chiếm tỷ lệ 34% và có 161 KH là nam với tỷ lệ 66%. Qua đó tác giả nhận thấy tỷ lệ KH là nam giao dịch tại một số chi nhánh ngân hàng SCB chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ KH là nữ gửi tiền tại đơn vị.
Đối với trình độ học vấn, kết quả mô tả mẫu về trình độ trong cuộc khảo sát cho thấy có trình độ học vấn của KH có sự phân bổ không đồng đều, trong đó KH có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là 44% và tỷ lệ thấp nhất là KH có trình độ Phổ thông (9%) trong tổng số KH được khảo sát.
49
Khi xem xét tiêu chí nghề nghiệp của KH gửi tiền tại SCB, tỷ lệ KH có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ cao nhất (37%), KH kinh doanh chiếm 31%, KH là công chức - viên chức nhà nước chiếm 23% và thấp nhất là nhóm KH học sinh - sinh viên.
4.2.2 Kết quả kiểm định
4.2.2.1 Kiểm định các khuyết tật mô hình
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) chứng minh rằng nếu hệ số VIF > 10 thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả bảng 4.17 cho thấy các hệ số VIF đều nhỏ hơn 10, nên mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. Điều này sẽ làm cho sai số chuẩn của các hệ số nhỏ, cũng như trị thống kê t có ý nghĩa. Các ước lượng sẽ trở nên chính xác hơn.
Bảng tóm tắt mô hình (4.4) cho thấy R2 gần bằng 61,7%. Kết quả này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với dữ liệu ở mức 61,7%. Nói cách khác, 61,7% sự biến thiên của nhân tố phụ thuộc Sự hài lòng của KH gửi tiền tại SCB sẽ được giải thích bởi các nhân tố độc lập. Đồng thời, kết quả kiểm định mô hình cho thấy giá trị Durbin - Watson nằm trong khoảng chấp nhận 1 < d = 1.238 < 3 nên mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên.
Ngoài ra, để kiểm định giả định phần dư có tuân thủ phân phối chuẩn hay không, tác giả dựa vào Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram (Hình 4.5) sau đây:
Giả thuyết Nhân tố Giá trị Beta Sig. Đánh giá H1 HH .283 .000 Chấp nhận H2 TC .229 .000 Chấp nhận H3 DU .218 .000 Chấp nhận H4 DB .421 .000 Chấp nhận H5 DC .015 0.721 Bác bỏ 50
Hình 4. 5: Biểu đồ tần số phần dư tuân thủ phân phối chuẩn
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS
Hình 4.5 cho thấy, giá trị trung bình của các quan sát có giá trị trung bình (Mean) rất nhỏ và gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,969 (xấp xỉ bằng 1). Vì vậy, tác giả nhận thấy giả định phần dư có phân phối chuẩn được chấp nhận.
Hình 4. 6: Biểu đồ phân phối chuẩn phần dư trên đường thẳng kỳ vọng
Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS
51
Hình Normal P-P Plot (Hình 4.6) cho thấy các trị số quan sát và trị số mong đợi đều nằm gần trên đường chéo. Kiểm định bằng Biểu đồ P- P Plot thể hiện những giá trị của các điểm phân vị của phân phối của biến theo các phân vị của phân phối chuẩn. Các điểm quan sát của phần dư đa số có sự tập trung khá sát với đường thẳng kỳ vọng, do đó phân phối phần dư có dạng chuẩn và thỏa yêu cầu về phần dư có phân phối chuẩn. Điều đó cho thấy, dữ liệu nghiên cứu của mô hình tương đối đáng tin cậy.
4.2.2.2 Kiểm định các giả thuyết
Tổng hợp các kết quả kiểm định về các giả thuyết nghiên cứu của mô hình điều chỉnh với mức ý nghĩa thống 5% được trình bày ở Bảng 4.5. Qua kết quả tổng hợp, các giả thuyết được đánh giá như sau:
- Giả thuyết H1: vì giá trị Sig.= 0,000 nhỏ hơn 5% nên giả thuyết H1 được chấp nhận, vì vậy, nhân tố sự hữu hình có ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của KH gửi tiền tại SCB.
- Giả thuyết H2: vì giá trị Sig.= 0,000 nhỏ hơn 5% nên giả thuyết H2 được chấp