Nguồn: SCB, 2019
Tổng tài sản của SCB luôn có sự tăng trưởng từ năm 2015 đến năm 2019. Cụ thể năm 2015, tổng tài sản của SCB là 311.514 tỷ đồng; đến năm 2019, tổng tài sản tăng
44
lên đến 567.913 tỷ đồng. Nếu so với tổng tài sản năm 2018, mức tăng trưởng tổng tài sản năm 2019 vào khoảng 11,6%. Với giá trị tổng tài sản năm 2019, SCB vẫn duy trì ở vị trí hàng đầu trong nhóm các NHTM CP về tổng tài sản.
Bảng 4. 1: Tăng trưởng trong một số chỉ tiêu của SCB từ 2016 - 2019
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Huy động vốn 225.978 295.152 353.327 418.338 488.091
Tăng trưởng huy động vốn - 30,6% 19,7% 18,4% 16,7%
Nguồn: SCB, 2016 - 2019
SCB luôn đạt được sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay từ năm 2016 đến năm 2019, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có sự giảm dần. Tốc độ tăng trưởng hoạt động cho vay năm 2016 đạt mức cao nhất là 30,3%; tuy nhiên sự tăng trưởng này có sự sụt giảm và đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay chỉ còn 10,6%. Cùng với sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay, SCB vẫn luôn đảm bảo chất lượng tín dụng thông qua việc kiểm soát, giám sát và xử lý nợ xấu, nợ quá hạn. Do đó, SCB đã duy trì và đảm bảo tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn ở mức thấp, tương ứng là 0,49% và 0,90% vào cuối năm 2019.
Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của SCB được phản ánh thông qua Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2017 tăng lên so với năm 2016, đến năm 2018 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của SCB cao hơn 1. Đến năm 2019, tỷ suất này có sự giảm xuống mức 0,99; nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của năm 2019 vẫn cao hơn so với năm 2016 và năm 2017. Tỷ suất này là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, vì đây chính là thước đo khả năng sinh lời của một ngân hàng liên quan đến vốn chủ sở hữu.
45
4.1.2 Khái quát dịch vụ tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Tỷ đồng 600000