Bảng 4.2 cho thấy mức tăng trưởng huy động vốn từ KH năm 2016 tăng 30,6% so với năm 2015. Đến năm 2017 đến năm 2019, mặc dù huy động vốn tại SCB có sự tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng có sự sụt giảm. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng giảm còn 19,7% so với năm 2016. Năm 2018, hoạt động huy động vốn có sự sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng (18,4% so với năm 2017). Tương tự năm 2019, tốc độ tăng trưởng trong huy động vốn chỉ còn 16,7%. Tuy nhiên, năm 2019, SCB vẫn là một có nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế cao nhất trong nhóm các NHTM CP tại Việt Nam (SCB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn, 2019). Xét về cơ cấu huy động theo KH, có gần 90% khách hàng gửi tiền tại SCB là KHCN.
Tỷ đồng 500000
Hình 4. 4: Huy động vốn tại SCB theo đối tượng khách hàng
Nguồn: SCB, 2019
Theo sự minh họa ở Hình 4.4, nhìn chung hoạt động huy động vốn từ KHCN luôn cao hơn so với nhóm khách hàng là tổ chức từ giai đoạn 2015 đến 2019. Với những nỗ lực trong công tác lãnh đạo của Ban giám đốc và sự tận tụy trong công việc, SCB đã không ngừng duy trì cải tiến các sản phẩm tiền gửi đặc trưng, đa dạng kỳ hạn huy động phù hợp với nhu cầu vốn nhàn rỗi của các đối tượng KH khác nhau nên hoạt động huy
___________________Tiêu chí___________________ Số lượng Tỷ lệ % _______________________________GIỚI TÍNH_______________________________
_____________________Nữ_____________________ 83 34%
____________________Nam____________________ 161 66%
47
động vốn của SCB đạt được nhiều kết quả đáng kể. Năm 2019, tăng trưởng huy động vốn từ KHCN đạt 17,2% trong khi tăng trưởng huy động vốn từ nhóm KHDN ở mức thấp hơn, chỉ đạt 12,9%. Nguyên nhân là do SCB đã đưa ra các sản phẩm có sự linh hoạt về thời hạn, loại hình kỳ hạn, mức lãi suất hấp dẫn, SCB ngày càng thu hút nhiều KHCN gửi tiền tại đơn vị. Đồng thời, bên cạnh sự thành công của sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, trong năm 2020, SCB tiếp tục ra mắt sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi dài hạn với nhiều tính năng vượt trội như chuyển nhượng tự do, đa dạng mệnh giá. Trên thị trường ngân hàng Việt Nam, SCB là NH đầu tiên trên thị trường triển khai tính năng gửi thông tin sổ tiết kiệm online qua email Khách hàng và tra cứu thông tin bằng cách quét mã QR trên sổ online, đảm bảo sự thuận lợi trong giao dịch và mức độ an toàn, bảo mật cho thông tin của KH.
Huy động KHCN năm 2019 tiếp tục kế thừa những thành quả từ các chương trình và chính sách huy động vốn từ năm 2018, chẳng hạn như việc triển khai sản phẩm mới “Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn SCB” và chủ trương cơ cấu lại danh mục sản phẩm huy động KHCN, điều này đã tác động tích cực đến kết quả tăng trưởng huy động vốn của Ngân hàng. Ngoài ra, SCB đã không ngừng đẩy mạnh và cố gắng đổi mới công tác quản lý, phát triển sản phẩm tập trung vào thị trường KH mục tiêu để giúp SCB đạt được nhiều kết quả hơn nữa trong huy động vốn. Các sản phẩm tiền gửi đối với KHCN bao gồm SCB triển khai gói Tài khoản 3X gồm gói Tài khoản thông thường, gói Tài khoản Đa năng và gói Tài khoản Lộc phát, kết hợp 3 sản phẩm dịch vụ: Tài khoản thanh toán, Dịch vụ eBanking. Khách hàng có thể chủ động mở, rút, kiểm tra Tài khoản tiết kiệm mọi lúc mọi nơi với eBanking của SCB một cách nhanh chóng - an toàn - lãi suất hấp dẫn.
4.2 Kết quả nghiên cứu
4.2.1 Kết quả thống kê mô tả
Sau khi tiến hành khảo sát các khách hàng gửi tiền ở các chi nhánh của SCB, tác giả sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của các phiếu khảo sát và kiểm tra các câu hỏi của các khảo sát đã được trả lời đầy đủ hay không. Những thông tin trên phiếu khảo sát sẽ
48
được tác giả kiểm tra một lần nữa và tiến hành mã hóa bảng dữ liệu. Khi tất cả dữ liệu đã đầy đủ và thỏa mãn các yêu cầu, tác giả sẽ sử dụng phần mềm phân tích thông kê dữ liệu SPSS20 để thực hiện phân tích thống kê mô tả dữ liệu thu thập được và các bước tiếp theo.