5. Ket cấu của bài luận
2.2.1 Đặc điểm hoạt động kiểmtoán báo cáo tài chính tại công ty TNHH
2.2.1.1 Nội dung dịch vụ kiểm toán
Việc kiểm toán báo cáo tài chính nhằm mục đích đưa ra ý kiến độc lập của kiểm
toán viên về việc liệu các báo cáo tài chính có phản ánh một cách trung thực và hợp lý hay không. Việc kiểm toán phải được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quy định về kiểm toán độc lập hiện hành ở Việt Nam. Kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật điển hình như:
Luật kế toán được quốc hội thông qua ngày 19/05/2003; Luật kiểm toán độc lập được
Quốc hội thông qua ngày 29/03/2011; các Nghị định của Chính phủ về kế toán và kiểm toán và nhiều văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn các chuẩn mực kế toán, kiểm
toán Việt Nam.
Phạm vi kiểm toán được thực hiện cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/201X
của Công ty trên cơ sở thực hiện kiểm toán tại Văn phòng Công ty, rà soát lại toàn bộ
hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán tài chính của đơn vị.
2.2.1.2 Thực hiện kiểm toán
Thời gian thực hiện sẽ tiến hành ngay sau khi Công ty lập xong báo cáo tài chính
năm. Kiểm toán cáo tài chính sẽ được thực hiện theo các Văn bản quy phạm pháp luật điển hình như: Luật kế toán được Quốc hội thông qua ngày 19/05/2003; Luật kiểm toán độc lập được Quốc hội thông qua ngày 29/03/2011; các Nghị định của - Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở các chế độ tài chính, kế toán hiện
hành của Việt Nam hay không.
- Các thông tin trên báo cáo tài chính có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình
tài chính của đơn vị hay không.
- Đánh giá doanh nghiệp có tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước đối với doanh nghiệp hay không.
- Kiểm tra và đánh giá tính hợp lý của các khoản thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh.
- Gửi thư xác nhận để xác minh với các bên liên quan.
- Đối với các tài sản cố định chủ yếu của công ty cần thực hiện đến công ty quan
sát thực tế và kiểm tra việc ghi nhận các tài sản đó tại ngày lập bảng cân đối kế toán;
- Đánh giá tính trung thực của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty trong việc quản lý tiền mặt, hàng tổn kho, tài sản cố định để khẳng định tính hiện hữu tại ngày kết thúc năm tài chính;
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc các thủ tục thay thế cần thiết trong từng trường hợp cụ thể;
- Phát hành báo cáo kiểm toán;
- Phát hành thư quản lý (nếu cần) đề cập những vấn đề còn hạn chế trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các đề xuất của kiểm toán viên nhằm hoàn thiện hệ thống này.
2.2.1.3 Kế hoạch kiểm toán và phát hành Báo cáo Tài chính
Dưới đây chỉ là Kế hoạch kiểm toán dự thảo, sau khi được Quý Công ty khách hàng bổ nhiệm chính thức, Sao Việt sẽ lập kế hoạch kiểm toán chi tiết về thời gian và
2 5 2 7 10
1 Lập kế hoạch kiểm toán x
2 Thực hiện kiểm toán giữa niên độ
x
3
Tham gia chứng kiến kiểm
kê tại ngày kết thúc năm
x
4 Thực hiện kiểm toán cuối năm
x
5 Hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán, thư quản lý
(Nguồn: Tài liệu sổ sách lưu trữ tại công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt)
Đây là thời gian dự thảo chung cho các cuộc kiểm toán trong đơn vị. Tuy nhiên,
tùy vào quy mô, lĩnh vực của đơn vị khách hàng mà cuộc kiểm toán có thể kéo dài hơn hoặc rút ngắn lại. Thông thường một cuộc kiểm toán có thể kéo dài 26 ngày đến 1 tháng nhưng thời gian giữa các bước có thể giãn ra không liên tục.
Đối với mức phí dịch vụ kiểm toán được tính trên cơ sở thời gian làm việc của từng cấp bậc nhân viên trong Công ty kiểm toán tham gia vào cuộc kiểm toán. Với mong muốn có sự hợp tác lâu dài giữa chúng tôi và Quý Công ty, chúng tôi tin tưởng
rằng mức phí kiểm toán của chúng tôi sẽ là mức phí cạnh tranh. Chúng tôi luôn cố gắng đem đến giá trị và lợi ích vượt trên phí kiểm toán của mình. Báo giá phí kiểm toán sẽ được gởi đính kèm theo hồ sơ này.
2.2.2 Tổ chức công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trongkiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm Toán Sao Việt. kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm Toán Sao Việt.
2.2.2.1 Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán
khách hàng và xem xét các tài liệu kiểm toán của các cuộc kiểm toán trước. Sau đó kiểm tra sơ bộ các báo cáo tài chính, các sổ sách kế toán của Công ty.
Xác định công việc và kế hoạch kiểm toán tổng thể, sau đó phân công công việc
cụ thể cho từng kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên phù hợp theo năng lực và kinh nghiệm của họ. Sau đó công ty kiểm toán sẽ giới thiệu với Ban giám đốc hoặc người phụ trách công ty khách hàng về kế hoạch kiểm toán và nhóm kiểm toán viên đảm nhận.
Ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì kiểm toán viên thu thập những bằng chứng kiểm toán mang tính định hướng cho cuộc kiểm toán cứu, không phải thu thập
bằng chứng kiểm toán mang ý nghĩa đưa ra kết luận. Nhiệm vụ thu thập bằng chứng ở giai đoạn này đặt ra phải phù hợp với mục tiêu chủ yếu mang ý nghĩa về chiều rộng
chứ không phải là chiều sâu. Chiều rộng ở đây là nắm bắt tất cả thông tin tổng quan về doanh nghiệp chứ không phải đi sâu vào từng phần hành cụ thể.
Trong giai đoạn này bằng chứng kiểm toán thu nhập chủ yếu là bằng chứng kiểm toán về kiểm soát nội bộ ở đơn vị, kiểm toán viên tiến hành tiếp cận với đơn vị để xem xét về hệ thống kiểm soát nội bộ có hữu hiệu và hiệu quả không để đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Kiểm toán viên tìm hiểu những thông tin liên quan về
ban giám đốc thông qua việc tiếp xúc điều tra quan sát tại đơn vị. Một số bằng chứng
kiểm toán cần thu nhập như: Giấy đăng kí doanh nghiệp, biên bảng góp vốn, hồ sơ kiểm toán viên tiền nhiệm, ...
2.2.2.2 Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán.
- Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Tìm hiểu kiểm soát nội bộ và đánh giá sự hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty thông qua các bằng chứng thu thập được từ các thử nghiệm kiểm soát như: phỏng vấn sự phân công trách nghiệm các nhân viên; chọn mẫu 1 số chứng từ
Thủ tục phân tích: Các thủ tục phân tích được sử dụng như các thủ tục cơ bản vì các thủ tục phân tích có thể có hiệu lực trong việc giảm rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu xuống mức thấp có thể chấp nhận được.
Đối với khoản mục phải trả KTV sẽ tiến hành phân tích tỷ lệ và so sánh các số dư đầu kỳ và cuối kỳ của khoản phải trả để xem xét các biến động từ đó tạo tiền đề để lựa chọn các thử nghiệm chi tiết phù hợp.
Thử nghiệm chi tiết: Để kiểm tra chi tiết, KTV sẽ sử dụng báo cáo tài chính, số
dư tài khoản, các giấy tờ giao dịch và thuyết minh làm bằng chứng để chứng minh rằng không tồn tại sai sót trọng yếu. Các thử nghiệm chi tiết:
• Đối chiếu số dư khoản phải trả cuối kỳ và đầu kỳ với các sổ sách kế toán như sổ cái, sổ chi tiết, BCTC, bảng CĐKT để đánh giá khả năng được ghi chép chính xác của khoản mục.
• Tiến hành gửi thư xác nhận khoản phải trả đối với một số nhà cung cấp có số dư nợ phải trả cuối năm và thu thập các hóa đơn, bảng đối chiếu công nợ của nhà cung cấp trên; gửi lần 2 nếu nhà cung cấp chưa nhận được thư.
• Lựa chọn 1 số chứng từ mà KTV nhận thấy có số dư phải trả lớn bất thường và các tài liệu liên qua về chứng từ đó như hóa đơn, phiếu chi, phiếu thu... để tiến hành kiểm tra.
• So sánh số liệu trên bảng sao kê hóa đơn bán hàng và số dư khoản phải trả trên
sổ chi tiết của công ty.
• So sánh các nghiệp vụ ghi sổ trên sổ nhật ký mua hàng với hóa đơn mua hàng,
báo cáo nhận hàng và các chứng từ minh chứng khác có liên quan.
• Tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng trước và sau ngày khóa sổ kế toán
một số ngày để kiểm tra xem có nghiệp vụ phải trả nào chưa được ghi nhận hay không.
từng khoản mục. Ket quả tổng hợp kiểm toán sẽ được xoát xét bởi trưởng nhóm kiểm
toán viên và ban giám đốc công ty.
Sau đó kiểm toán viên chuẩn bị dự thảo Báo cáo Kiểm toán, Báo cáo tài chính và gửi các báo cáo này cho Ban giám đốc công ty khách hàng. Cuối cùng hoàn chỉnh và phát hành chính thức Báo cáo kiểm toán nếu công ty khách hàng chấp nhận.
2.3 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán BCTC tại công ty X do công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt thực
hiên
2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.3.1.1 Tìm hiểu về công ty khách hànga) Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp a) Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp
- Chủ tịch Công ty và Ban Giám đốc
Chủ tịch Công ty - Người đại diện pháp luậ.t Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc. Kế toán trưởng.
- Trụ sở hoạt động
Trụ sở chính đặt tại số 279 Lê Thánh Tông, Phường 1, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên, Việt Nam.
- Hình thức sở hữu vốn
Công ty TNHH Một Thành viên Thủy Nông X (dưới đây gọi tắt là “Công ty”), là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành viên 100% vốn Nhà nước, trực thuộc Ủy
Ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, được chuyển đổi từ Công ty Thủy Nông X theo Quyết định số 1966/QĐ-UBND ngày 14/12/2006 của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Phú Yên. Công
ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số 4400112594 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên cấp lần
Trạm Thuỷ nông Kênh Bắc; Trạm Thuỷ nông Kênh Nam; Trạm bơm điện Nam Bình; Trạm Thuỷ nông Phú Xuân; Trạm Thuỷ nông Tuy An; Trạm Thuỷ nông Đồng Tròn;
Trạm Thuỷ nông sau thuỷ điện Sông Hinh; Trạm Thuỷ nông Xuân Bình;
Trạm Thuỷ nông Kỳ Châu; Trạm Thuỷ nông Suối Vực.
- Lĩnh vực kinh doanh: Cung cấp dịch vụ công ích.
- Ngành nghề kinh doanh chính
Quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy nông, cung ứng nước phục vụsản xuất nông nghiệp ; Xây dựng công trình dân dụng, thủy lợi, giao thông ; Khai thác cát, sỏi, đá xây dựng ; Mua bán vật liệu xây dựng ; Khảo sát, thiết kế và giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi.
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường: 12 tháng.
b) Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Niên độ kế toán : Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND).
c) Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC và các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
Chủ tịch Công ty đảm bảo đã tuân thủ đầy đủ yêu cầu của các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành trong việc lập Báo cáo tài chính.
d) Các chính sách kế toán áp dụng
- Cơ sở lập báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được trình bày bằng đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc, được soạn lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định hiện hành có liên quan tại Việt Nam.
- Tiền và tương đương tiền
Tiền : Bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn.
Tương đương tiền : Là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính
Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn : Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được phản ánh theo giá gốc, bao gồm giá mua cộng
(+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư (nếu có).
Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác : Các khoản đầu
tư khác tại thời điểm báo cáo, nếu : Có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó được coi là Tương đương tiền ; Có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm (hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh) được phân loại là Tài sản ngắn hạn ; Có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm (hoặc trên một chu kỳ sản xuất kinh doanh) được phân loại là Tài sản dài hạn.
- Nguyên tắc kế toán nợ phải thu
Nguyên tắc ghi nhận: Các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo, nếu : Có thời hạn thu
phân loại là Tài sản ngắn hạn ; Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm (hoặc trên một chu kỳ sản xuất kinh doanh) được phân loại là Tài sản dài hạn.
- Lập dự phòng phải thu khó đòi
Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến tổn thất của các khoản nợ phải thu có khả năng không được khách hàng thanh toán tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
- Các chính sách kế toán đối với hàng tồn kho
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho : Hàng tồn kho được ghi nhận trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : Thực tế đích danh.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên.
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được
lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
- Tài sản cố định do Công ty mua sắm và xây dựng cơ bản hoàn thành
Nguyên tắc ghi nhận : Giá trị của tài sản cố định được trình bày theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm toàn bộ các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Phương pháp khấu hao : Tài sản cố định được trích hấu hao theo phương pháp
đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng hữu ích ước tính như sau :
Nhà cửa, vật kiến 05 - 50
Máy móc, thiết bị 03 - 20
Phương tiện vận tải, 06 - 30
Thiết bị, dụng cụ 03 - 10
- Tài sản cố định được xây đúc bằng bê tông và bằng đất của các công trình trực tiếp phục vụ tưới nước, tiêu nước (như hồ, đập, kênh, mương), có giá
trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn Ngân sách Nhà nước giao cho Công ty quản lý, khai thác, sử dụng công trình thủy lợi để tổ chức sản xuất kinh doanh cung ứng dịch vụ công ích.
Giá trị của tài sản cố định được trình bày theo nguyên giá. Nguyên giá tài sản