5. Ket cấu của bài luận
3.2.2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểmtoán khoản mục
cao hơn là khi áp dụng một chương trình chung cho mọi khách hàng. Ngoài ra để tìm
hiểu đầy đủ và có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình hoạt động của khách hàng thì kiểm toán viên cần phân tích số liệu của năm kiểm toán hiện hành với năm trước và kết hợp so sánh với các đối thủ và công ty hoạt động trong cùng ngành nghề.
Kiểm toán viên cần chú trọng hơn đối với công tác đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng, hạn chế việc đánh giá dựa vào xét đoán chủ quan của bản thân. Các câu hỏi kiểm soát đối với khoản mục nợ phải trả cần đầy đủ và chi tiết hơn. Ngoài ra nên kết hợp sử dụng thêm bảng tường thuật để có kết quả tốt nhất trong việc phát hiện
các sai phạm và rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bộ. - Kiểm tra chi tiết và chọn mẫu chứng từ
Kiểm toán viên nên thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm tra chi tiết đã theo đúng chương trình kiểm toán mẫu đã đề ra ở phần lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo đạt được các mục tiêu kiểm toán một cách đầy đủ nhất.
Việc chọn mẫu kiểm tra vẫn còn quá phụ thuộc vào sự xét đoán chủ quan của kiểm toán viên theo nguyên tắc là chọn các nghiệp vụ có phát sinh lớn và bất thường nên dễ dẫn đến các sai sót nhỏ gộp lại sẽ thành sai sót lớn . Chính vì thế kiểm toán viên cần thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên một số nghiệp vụ nợ phải trả người bán có số dư dưới mức trọng yếu để đảm bảo các khoản sai sót nhỏ khi gộp tổng lại không gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Ngoài ra, kiểm toán viên có thể lựa chọn các tiêu chuẩn khác để chọn mẫu hoặc dựa trên các phần mềm chọn mẫu chuyên dụng để chọn
mẫu nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu rủi ro . - Gửi thư xác nhận
Bằng chứng từ thư xác nhận công nợ có độ tin cậy cao nên ngoài việc chọn gửi các khoản nợ có số dư lớn cuối kỳ thì kiểm toán cần gửi thêm thư xác nhận đến các nhà cung cấp chủ yếu dù số dư cuối kỳ nhỏ để tránh trường hợp các sai sót nhỏ gộp
Việc xác lập mức trọng yếu cho từng khoản mục sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hiệu quả của cuộc kiểm toán vì bản chất và mức độ sai phạm của các khoản mục là khác nhau dẫn đến những rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng cũng sẽ khác nhau. Nếu
kiểm toán viên chỉ xác định mức trọng yếu chung cho các khoản mục thì sẽ dễ dẫn đến những đánh giá sai về khoản mục nợ phải trả người bán nói riêng và BCTC nói chung. Nên KTV cần phải xác lập mức trọng yếu riêng cho khoản mục nợ phải trả người bán và các khoản mục khác để quá trình kiểm toán được hiệu quả nhất.
Kiểm toán viên cần thực hiện phân tích sâu hơn đối với khoản mục nợ phải trả người bán như so sánh số liệu trong 3 đến năm 4 liên tiếp chứ không chỉ so sánh 2 năm liền để có thể thấy rõ được xu hướng biến động của khoản mục và dễ dàng tìm được nguyên nhân biến động. Ngoài ra, kiểm toán viên nên kết hợp cả phân tích dọc và phân tích ngang trong quá trình phân tích để đánh giá và nhận xét được các số liệu
khoản mục nợ phải trả người bán một cách đầy đủ và rõ ràng hơn.