Đánh giá rủi ro kiểmtoán và xác lập mức trọng yếu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢPHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁOTÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT 10598493-2344-011827.htm (Trang 63 - 67)

5. Ket cấu của bài luận

2.3.1.5 Đánh giá rủi ro kiểmtoán và xác lập mức trọng yếu

a. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán

Sau khi thu thập và tìm hiểu các thông tin về doanh nghiệp như ngành nghề kinh

doanh, môi trường hoạt động, các chính sách kế toán áp dụng.... và phân tích sơ bộ BCTC của doanh nghiệp KTV sẽ đánh giá được rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp. Và thông qua đánh giá hệ thống KSNB của doanh nghiệp, KTV có thể đánh giá được

rủi ro kiểm soát. Cuối cùng dựa vào 3 loại rủi ro vừa đánh giá được KTV sẽ tính toán

ra được rủi ro phát hiện.

Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Công ty TNHH Thủy Nông X là công ty đã được SVC kiểm toán qua nhiều năm nên KTV sẽ dựa vào tài liệu kiểm toán năm trước kết hợp với thông tin thu thập và phân tích trong năm hiện hành. KTV nhận thấy công ty X là công ty có quy mô lớn, kinh doanh ngành nghề cung cấp dịch vụ, bên cạnh đó khoản mục nợ phải trả là một khoản mục có thể xảy ra nhiều rủi ro gây trọng yếu đến

BCTC nên KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp ở mức cao

Ước tính rủi ro phát hiện: Dựa vào mối quan hệ giữa các loại rủi ro là rủi ro tiềm tàng cao, rủi ro kiểm soát trung bình. KTV ước tính rủi ro phát hiện chấp nhận được ở mức độ thấp để đảm bảo rủi ro kiểm toán. Chính vì thế, số lượng bằng chứng

kiểm toán thu thập được ở mức độ cao. Tuy nhiên, ước tính của KTV về rủi ro phát hiện chưa được thể hiện trên hồ sơ kiểm toán.

b. Xác lập mức trọng yếu

Đây là một bước rất là quan trọng, việc xác định được mức độ trọng yếu giúp KTV lập kế hoạch kiểm toán một cách hiệu quả nhất. Dựa vào kết quả tìm hiểu về công ty khách hàng và kiến thức chuyên môn của mình, KTV lựa chọn chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu là lợi nhuận trước thuế và các tỷ lệ ước tính mức trọng yếu để tính toán và xác định các mức trọng yếu.

Bảng 2.6: Xác định mức trọng yếu

Nguồn số liệu BCTC trước kiểm toán

BCTC đã điều chỉnh sau kiểm toán

Lý do lựa chọn tiêu chí này

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của công ty

Giá trị chỉ tiêu được lựa chọn (a) 1.019.000.000 1.019.441.622 Điều chỉnh ảnh hưởng của các biến động bất thường (b)

Giá trị tiêu chí được lựa chọn sau điều chỉnh

Tỷ lệ được sử dụng để ước tính mức trọng yếu

(d) 5% LN trước thuế 5% LN trước thuế Mức trọng yếu tổng thể (e )=(c)*(d) 50.950.000 50.972.081 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện (50%-70%) (f) 50% 50% Mức trọng yếu thực hiện (g)=(e)*(f) 25.475.000 25.486.041 Tỷ lệ ước tính ngưỡng sai sót không đáng kể (h) 4% 4% Lý do lựa chọn tỷ lệ này

Để hạn chế tối đa sai sót có thể bỏ qua nên KTV chọn tỷ

lệ cao nhất để đảm bảo BTCT của công ty là trung thực hợp lý.

Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua

=(g) *(h) 1.019.000 1.019.442

Nội dung Năm nay Năm trước

Mức trọng yếu tổng thể 50.972.081 158.632.261

Mức trọng yếu thực hiện 25.486.041 79.316.130

Ngưỡng sai sót không đáng kể/sai sót có thể bỏ qua

1.019.442 1.586.323

(Nguồn: Giấy tờ làm việc kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt)

Nhận xét:

SVC áp dụng tỷ lệ ước tính mức trọng yếu trong bảng hướng dẫn của VACPA đối với việc tính toán mức trọng yếu tổng thể của BCTC theo đúng quy định. Căn cứ vào bảng tính toán trên KTV chọn ra các mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán là:

Kết luận:

KTV tại SVC sẽ không tiến hành phân bố mức trọng yếu cho từng khoản mục mà chỉ căn cứ vào ngưỡng sai sót có thể bỏ qua để xác định mức trọng yếu. Khi thực hiện các kiểm tra chi tiết nếu phát hiện sai sót ở một nghiệp vụ nào đó thuộc khoản mục nợ phải trả người bán lớn hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua thì KTV phải yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh. Trong trường hợp sai sót ở từng nghiệp vụ nhỏ hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua thì sau khi kiểm toán xong các khoản mục thì KTV sẽ tập hợp các sai sót đó lại và so sánh với mức trọng yếu thực hiện, nếu như nhỏ hơn mức trọng yếu thực hiện thì bỏ qua, còn lớn hơn mức trọng yếu thực hiện thì phải yêu

cầu đơn vị tiến hành điều chỉnh phù hợp.

2.3.1.6 Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán

Công ty Kiểm toán Sao Việt đã thiết lập 1 mẫu chương trình kiểm toán chung và áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng mà kiểm toán viên có thể bỏ qua hoặc bổ sung một số công việc kiểm toán khác nhau

cho phù hợp. Sau khi hoàn thành mỗi thủ tục kiểm toán trong chương trình kiểm toán,

KTV phải thực hiện ghi tên, ngày thực hiện và tham chiếu các tài liệu chứng minh tương ứng với thủ tục đó. Đây là công việc bắt buộc quan trọng mà KTV phải thực hiện để giúp KTV trưởng nhóm có thể xem xét và quản lý tốt cuộc kiểm toán. Chương

trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán do SVC thiết kế trong cuộc kiểm toán được thể hiện ở Phụ lục 02.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢPHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁOTÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT 10598493-2344-011827.htm (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w