CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY

Một phần của tài liệu 2299_011450 (Trang 30)

2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu của Mohammed T. Abusharba, Iwan Triyuwono, Munawar Ismail và Aulia F. Rahman (2012)

Tác giả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn hệ thống 11 Ngân hàng thương mại Hồi Giáo ở Indonesia giai đoạn từ 2009 đến 2011. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên sự ảnh hưởng của các biến độc lập là: lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, hệ số tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng số tiền cho vay trên tổng số tiền gửi hay còn gọi là chỉ số thanh khoản, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lợi nhuận trên tổng tài sản có

16

tương quan dương, tỷ lệ nợ xấu có tương quan âm, tỷ lệ tổng số tiền cho vay trên tổng số tiền gửi có tương quan dương và cả ba biến giải thích này có tương quan đáng kể lên hệ số an toàn vốn trong khi đó hệ số tiền gửi trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt đông của ngân hàng không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Nghiên cứu của Nadja Dreca (2014)

Tác giả Nadja Dreca nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn 10 ngân hàng Bosnian từ năm 2005 đến 2010. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô ngân hàng, hệ số tiền gửi, tỷ lệ cho vay trên tổn tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần và hệ số đòn bẩy có ảnh hưởng đáng kể đến hệ số an toàn vốn. Mặt khác hệ tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên dường như không có ý nghĩa ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn. Các biến quy mô ngân hàng, hệ số tiền gửi, tỷ lệ cho vay, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến hệ số an toàn vốn, trong khi các biến tỷ lệ dự phòng rủi ro, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, hệ số đòn bẩy có tác động cùng chiều đến hệ số an toàn vốn.

Nghiên cứu của Osama A. El-Ansary, Hassan M. Hafez (2015)

Tác giả Osama A. El-Ansary, Hassan M. Hafez năm 2015 nghiên cứu về yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn hệ thống 36 Ngân hàng Ai Cập từ năn 2004 đến 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn giữa năm 2003 đến năm 2013: Khả năng sinh lời không có ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn, ngoại trừ lợi nhuận trên tài sản có tương quan đáng kể với tỷ lệ an toàn vốn. Chất lượng tài sản thể hiện trong tài sản thu nhập trong tổng tài sản không tương quan với tỷ lệ an toàn vốn. Thanh khoản thể hiện trong các khoản cho vay, tiền gửi và chứng khoán trên tổng tài sản có tương quan đáng kể với tỷ lệ an toàn vốn. Chất lượng quản lý đại diện cho tổng dư nợ trên tổng tài sản đo lường có tương quan đáng kể với tỷ lệ an toàn vốn. Quy mô của ngân hàng có tương quan đáng kể với tỷ lệ an toàn vốn. Rủi ro thể hiện trong dự phòng và dự phòng rủi ro tín dụng đối với tổng dư nợ cho thấy tỷ lệ dự phòng trên tổng cho vay có ý nghĩa tương

17

quan đáng kể với tỷ lệ an toàn vốn và dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản không có liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn.

Nghiên cứu của Ijaz Hussain Bokhari và Syed Muhamad Ali (2009).

Nghiên cứu này xác định các yếu tố quyết định đến CAR tại các NHTM ở Pakistan đó là danh mục đầu tư rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn trung bình ngành, tiền gửi của khách hàng, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu sử dụng các phân tích thống kê mô tả được tiến hành để đo lường các yếu tố quyết định đến CAR tại các NHTM ở Pakistan với số liệu lấy từ 12 NHTM giai đoạn 2005-2009. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS thông thường. Kết quả cho thấy có mối tương quan mạnh giữa tiền gửi, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, danh mục đầu tư rủi ro đối với hệ số an toàn vốn.

Nghiên cứu của Hasan và cộng sự (2011)

Với mục đích là tìm ra các yếu tố tác động đến hệ số CAR của các NHTM Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2006 - 2010, nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên với biến phụ thuộc là CAR và 9 biến độc lập được đưa vào mô hình là quy mô ngân hàng, hệ số tiền gửi trên tổng tài sản, hệ số tiền cho vay trên tổng tài sản, dự phòng khoản cho vay khó đòi, hệ số thanh khoản, lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng và hệ số đòn bẩy. Với việc sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp hồi quy OLS thông thường, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng trong số các biến độc lập chỉ có hệ số cho vay, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và hệ số đòn bẩy có tác động ngược chiều lên hệ số CAR trong khi đó dự phòng khoản cho vay khó đòi và lợi nhuận trên tổng tài sản tác động cùng chiều. Các biến còn lại không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Nghiên cứu của Bahtiar Usman, Henny Setyo Lestari, Tiara Puspa (2019)

Nghiên cứu các yếu tố quyết định đến hệ số an toàn vốn của ngành ngân hàng: Bằng chứng tại các ngân hàng niêm yết ở thị trường chứng khoán Indonesia (IDX). Mau được sử dụng trong nghiên cứu này là 27 ngân hàng được niêm yết trên Sở giao

18

dịch chứng khoán Indonesia từ năm 2007 đến năm 2018. Các biến độc lập là quy mô ngân hàng, tỷ lệ đòn bẩy, dự phòng rủi ro cho vay, biên lãi ròng, tỷ lệ tài sản cho vay và khả năng thanh khoản. Biến phụ thuộc là CAR. Bằng cách sử dụng phân tích hồi quy bằng phương pháp bình phương tối thiểu (OLS). Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính, dự phòng rủi ro cho vay, biên lãi ròng và tỷ lệ tài sản cho vay có ảnh hưởng đáng kể đến CAR trong khi khả năng thanh khoản không ảnh hưởng đến hệ số CAR.

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Võ Hồng Đức và cộng sự (2014)

Nghiên cứu của Võ Hồng Đức, Nguyễn Minh Vương, Đỗ Thành Trung về yếu tố quyết định tỷ lệ an toàn vốn - Bằng chứng thực nghiệm tại 28 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm 2007-2012 được đăng trên tạp chí Khoa học trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích xác định và lượng hóa tác động của các nhân tố tiêu biểu đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng gia tăng tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tích cực đến tỷ lệ an toàn vốn. Trong khi đó, quy mô ngân hàng, tỷ lệ huy động vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác động tiêu cực đến tỷ lệ an toàn vốn. Nghiên cứu này chưa tìm thấy được bằng chứng định lượng từ tác động của hệ số đòn bẩy và tỷ lệ cho vay đến tỷ lệ an toàn vốn.

Nghiên cứu của Nguyễn Kim Chi (2014)

Đề tài nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2007-2013 được đăng trên tạp chí khoa học năm 2014. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn (CAR) tại 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 đến 2013. Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng, số tiền gửi của khách hàng, số tiền cho vay của ngân hàng và khả năng sinh lợi trên tổng tài sản có tác động ngược chiều lên hệ số an toàn vốn

hiệu

Tên biến Đo lường Dấu

nghiên cứu

Bằng chứng thực nghiệm ở các nghiên cứu trước

19

của ngân hàng. Trong khi đó, hệ số đòn bẩy có tác động cùng chiều lên hệ số an toàn vốn của ngân hàng. Dự phòng các khoản vay khó đòi, tính thanh khoản tác động không có ý nghĩa lên hệ số an toàn vốn của ngân hàng.

Nghiên cứu của Phạm Thị Xuân Thoa và cộng sự (2017).

Công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR: Thực nghiệm tại hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015. Kết quả nghiên cứu dựa vào mô hình FEM cho thấy hệ số CAR chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, đòn bẩy tài chính, dự phòng cho vay khó đòi, tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản. Theo đó, tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản có tác động mạnh và cùng chiều đến hệ số CAR. Mặt khác, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và đòn bẩy tài chính không tìm thấy ảnh hưởng lên hệ số CAR. Tiếp đến, dự phòng cho vay khó đòi và quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với hệ số CAR.

Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2017)

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng an toàn vốn và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR của 16 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2015. Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên hai nghiên cứu trước đó của Nguyễn Kim Chi (2014) và nghiên cứu của Hasan và cộng sự (2011) để xây dựng mô hình nghiên cứu như sau: CARit = a + β1SIZEit + β2LEVit + β3LLRit + β4DEPit + β5L0Ait +

β6LIQit + β7ROAit + β8ROEit + εi. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CAR Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng sinh lợi trên tổng tài sản và tính thanh khoản lại có tác động cùng chiều lên CAR của ngân hàng. Ngược lại, quy mô tài sản và khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều đến CAR của ngân hàng. Trong khi đó, hệ số đòn bẩy, dự phòng các khoản cho vay khó đòi, số tiền cho vay của ngân hàng, khoản tiền gửi không có ý nghĩa tác động lên CAR của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015.

20

SIZ E Quy mô ngân hàng Ln (Tổng tài sản) -

Phạm Tiến Dũng (2017), Nguyễn Kim Chi (2014), Nadja Dreca (2013), Osama A. El- Ansary & Hassan M. Hafez (2015)

RO A

Lợi nhuận trên tài sản

Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài

sản

- Nadja Dreca (2014)

+

Mohammed T. Abusharba, Iwan

Triyuwono, Munawar Ismail & Aulia F. Rahman (2013) LLR phòng rủi roTỷ lệ dự tín dụng Dự phòng rủi ro tín dụng / Tổng dư nợ -

Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny (2019), Osama A. El-Ansary & Hassan M. Hafez (2015) LIQ Khả năng thanh khoản Tiền và các khoản tương đương +

Võ Hông Đức, Nguyễn Minh Vương và Đỗ Thành Trung (2014) DEP Tỷ lệ huy động tiền gửi khách hàng Tiền gửi khách hàng / Tổng tài sản

- Nadja Dreca (2014), Nguyễn Kim Chi(2014) ________________

+ Phạm Hữu Hông Thái (2013)

LO

A Tỷ lệ chovay

Cho vay khách hàng / Tổng tài sản

- Nadja Dreca (2014), Nguyễn Kim Chi(2014), Phạm Thị Xuân Thoa và cộng sự (2017)_______________________’_______ LE V Hệ số đòn bẩy tài chính Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản + Nadja Dreca (2014) - Hasan và cộng sự (2011) NI M Thu nhập lãi cận biên (Thu nhập lãi - Chi phí lãi) / Tài

sản sinh lời

+ Bahtiar Usman, Henny Setyo Lestari,

Tiara

21

Ket luận chương 2

Chương 2 đã nêu lên khái niệm về hệ số an toàn vốn, cách thức đo lường hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn Việt Nam và của Ủy ban Basel. Chương cũng đã khái quát được những quy định, những chuẩn mực về tỷ lệ an toàn vốn hiện hành. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã hệ thống hóa các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của cả nghiên cứu trong nước lẫn các nghiên cứu được thực hiện tại nước ngoài. Đây là tiền đề để tôi có thể xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn được thực hiện ở chương 3.

22

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ở chương trước, đề tài đã trình bày về tổng quan lý thuyết, hệ thống hóa các các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. Dựa trên những cơ sở lý thuyết đó tác giả sẽ giới thiệu về mô hình nghiên cứu, giới thiệu các biến cũng như đưa ra các giả thuyết nghiên cứu cho mô hình. Tiếp đến, lần lượt là các phần trình bày về dữ liệu nghiên cứu, hoạch định chi tiết quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

3.1 Mô hình nghiên cứu

3.1.1 Giới thiệu mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của các NHTM, tác giả quyết định chọn mô hình nghiên cứu của Hasan và cộng sự (2011) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của các NHTM Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2006-2010 làm mô hình gốc cho nghiên cứu. Cũng bởi vì, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về cấu trúc nền kinh tế. Thêm vào đó, mô hình nghiên cứu của Hasan và cộng sự cũng đã phản ánh khá đầy đủ các yếu tố khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của các NHTM.

Ngoài ra, tác giả cũng tổng hợp thêm một một số biến độc lập được lấy từ các nghiên cứu khác. Cụ thể, thu nhập lãi cân biên (NIM) được lấy từ nghiên cứu của Bahtiar Usman, Henny Setyo Lestari và Tiara Puspa (2019); Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) tham khảo được từ nghiên cứu của Osama A. El-Ansary & Hassan M. Hafez (2015), Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny (2019) để hoàn thiện hơn mô hình nghiên cứu của tác giả.

Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

CARit = β0 + β1 SIZEit + β2 ROAit + β3 LLR it + β4LIQit + β5DEP it + β6 LOA it + β7 LEV it + β8 NIM it + eit

23

β0: Hệ số chặn.

β1,..., β8: Các hệ số hồi quy riêng của các biến độc lập.

i: ký hiệu cho các ngân hàng, t ký hiệu cho các năm và e đại diện cho sai số của mô hình.

Biến phụ thuộc là:

CAR: Hệ số an toàn vốn của ngân hàng (được tính theo tỷ lệ phần trăm) Biến độc lập bao gồm:

SIZE: Quy mô ngân hàng (thể hiện bởi logarit tự nhiên của tổng tài sản) ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (được tính theo tỷ lệ phần trăm) LLR: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (được tính theo tỷ lệ phần trăm) LIQ: Khả năng thanh khoản (được tính theo tỷ lệ phần trăm)

DEP: Tỷ lệ huy động tiền gửi khách hàng (được tính theo tỷ lệ phần trăm) LOA: Tỷ lệ cho vay (được tính theo tỷ lệ phần trăm)

LEV: Hệ số đòn bẩy tài chính (được tính theo tỷ lệ phần trăm) NIM: Thu nhập lãi cận biên (được tính theo tỷ lệ phần trăm)

3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu

3.1.2.1 Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô ngân hàng được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản, ký hiệu là SIZE. Dữ liệu được lấy từ Báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

SIZE = Ln (Tổng tài sản)

Quy mô ngân hàng được thể hiện thông qua tổng tài sản hiện có của chính ngân hàng đó, tổng tài sản ngày càng gia tăng chứng tỏ ngân hàng đang trong giai đoạn mở rộng quy mô. Tuy nhiên, việc này cũng đồng nghĩa với ngân hàng đang phải nắm nhiều tài sản rủi ro hơn, dẫn đến hệ số an toàn vốn càng nhỏ lại.

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng cho thấy quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn như nghiên cứu của Nadja Dreca (2013),

24

Nguyễn Kim Chi (2014), Nguyễn Tiến Dũng (2017). Dựa trên cơ sở đó, tác giả xây dựng giả thuyết như sau:

H1: Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn.

3.1.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên tài sản được đo lường bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản., ký hiệu là ROA. Dữ liệu được lấy từ Báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Lợi nhuận sau thuế ROA= r^7 . - - - - -

Tổng tài sản

Tỷ suất sinh lời trên tài sản của ngân hàng (ROA) được xem là một trong những

Một phần của tài liệu 2299_011450 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w