Bảng 4. 13: Mối quan hệ giữa ROA và CAR Mối quan hệ giữa ROA và CAR
1.20ớ /o 0/16.0 1.00ớ /o 14.0 0/12.0 0/ 0.80ớ / 0/10.0 8.00 0.60ớ / 0.40ớ / / 4.006.00 0.20/ 2.00 / 0.00/ 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 0.00 /
*,**,*** tương đương với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
4.2.1 Độ trễ bậc 1 của hệ số an toàn vốn (LlCAR)
Bằng việc bổ sung biến độ trễ bậc 1 của biến phụ thuộc đó chính là L1 CAR vào mô hình để thực hiện kiểm định S- GMM. Kết quả hồi quy chỉ ra rằng, độ trễ bậc 1 của hệ số an toàn vốn có ý nghĩa thống kê ở mức 5% với hệ số hồi quy bằng 0.5403. Điều này chỉ ra rằng hệ số an toàn vốn của năm trước có tác động cùng chiều đến hệ số an toàn vốn của năm sau đó.
4.2.2 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa ROA và CAR ở mức ý nghĩa 10%. Cụ thể, khi ROA tăng (giảm) 1% thì hệ số CAR giảm (tăng) 5.92%. Kết quả tuy trái ngược với các các nghiên cứu của Ahmet và Hasan (2011) khi nghiên cứu các ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như của Mohammed, Iwan, Munawar và Aulia
51
(2013) khi nghiên cứu các ngân hàng ở Indonesia từ năm 2009 đến năm 2011. Tuy nhiên, kết quả tìm thấy được trong nghiên cứu lại tương đồng với các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam như của Nguyễn Kim Chi (2014) hay Hoàng Thị Thu Hường (2017).
Mối quan hệ giữa LLR và CAR 1.60ớ /o 0/16.0 1.40ớ /o 0/14.0 1.20ớ / 12.0 0/ 1.00ớ / 10.0 0/ 0.80ớ / / 8.00 0.60/ 6.00 / 0.40/ 4.00 / 0.20/ 2.00 / 0.00/ 0.00 / 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 ---ROA ---CAR Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bảng 4.13 cho tình hình biến động hệ số an toàn vốn và tỷ suất sinh lời trên tài sản của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2020. Thực tế cho thấy ROA và CAR có mối tương quan ngược chiều. Có thể nhận thấy, đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta sau khủng hoảng. Theo Nguyễn Kim Chi (2014), tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao đã làm cho tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các ngân hàng đều tăng cao, đi cùng với đó là tăng trưởng tín dụng nóng, chất lượng tín dụng giảm. Hơn nữa, khi ngân hàng muốn đạt được nhiều lợi nhuận hơn thì phải chấp nhận mở rộng danh mục đầu tư hoặc lựa chọn các danh mục đầu tư có nhiều rủi ro hơn. Việc gia tăng nắm giữ tài sản có rủi ro hơn mức tăng của lợi nhuận sẽ đồng nghĩa với việc hệ số an toàn vốn giảm đi.
52
4.2.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)
Đúng với giả thuyết ban đầu đặt ra, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có mối tương quan ngược chiều với hệ số an toàn vốn ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể, khi LLR giảm 1% thì làm cho hệ số CAR tăng 3.31%. Kết quả này được ủng hộ bởi Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny (2019), Osama A. El- Ansary & Hassan M. Hafez (2015). Điều này có thể được giải thích là khi trích lập dự phòng rủi ro tăng đồng nghĩa với việc gia tăng nợ xấu hay các tài sản có rủi ro trong danh mục cho vay, điều này sẽ làm tăng số tiền dự phòng cho những tài sản rủi ro. Từ đó làm giảm hệ số CAR.
---LLR ---CAR
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bảng 4.13 cho thấy hình biến động hệ số an toàn vốn và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2020. Thực tế cũng cho thấy LLR và CAR có mối tương quan ngược chiều. Đặc biệt tín dụng ngân hàng tăng trưởng nóng trong giai đoạn 2012 -2016, điều này khiến cho việc trích lập dự phòng cho những khoản tín dụng này ngày càng tăng lên, chính vì thế làm cho hệ số CAR giảm theo thời gian.
16.0 0% 70.00% 14.0 0% 12.0 0% 68.00% 10.0 0% 66.00% / 8.00 % 64.00% 6.00 % 4.00 62.00% 2.00 % 60.00% --- 0.00 % 53
4.2.4 Khả năng thanh khoản (LIQ)
Yeu tố tiếp theo tác động đến hệ số an toàn vốn đó chính là khả năng thanh khoản. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan cũng chiều giữa hai yếu tố này. Cụ thể, khi LIQ tăng 1% thì CAR tăng 3.5701%. Kết quả nghiên cứu trên cũng được ủng hộ bởi các quan điểm của Võ Hồng Đức và cộng sự (2014) hay như Osama A. El- Ansary & Hassan M. Hafez (2015) cũng chỉ ra rằng các ngân hàng có hệ số thanh khoản càng cao thì hệ số an toàn vốn càng cao và ngược lại.
Bảng 4.15: Mối quan hệ giữa LIQ và CAR
1.00ớ/ o 0.95ớ/ o 0.90ớ/ 0.85ớ/ 0.80ớ/
Mối quan hệ giữa LIQ và CAR
16.00ớ/ 14.00ớ/ 12.00ớ/ 10.00/ 8.00/ 6.00/ 4.00/ 2.00/ 0.00/ 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 ---LIQ ---CAR Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bảng 4.14 cho thấy tình hình biến động hệ số an toàn vốn và khả năng thanh khoản của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2020. Thực tế cũng cho thấy LIQ và CAR có mối tương quan cùng chiều. Trong gia đoạn 2013 - 2015, hệ số thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2015 - 2020 thì hệ số khả năng thanh khoản của ngân hàng lại có xu hướng giảm. Trong lịch sử ngành ngân hàng đã có không ít ngân hàng phải tuyên bố phá sản khi rơi vào rủi ro thanh khoản như Northern Rock Bank (2007), Washington Mutual (2007) kéo theo đó là sự sụp đổ của Lehman Brothers (2008). Chính vì thế, việc đảm bảo khả
54
năng thanh khoản giúp ngân hàng tránh khỏi những cú sốc từ nền kinh tế, làm giảm khả năng vỡ nợ. Đồng nghĩa với việc tỷ lệ an toàn vốn tăng lên.
4.2.5 Tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEP)
Giống với kỳ vọng ban đầu của tác giả, kết quả hổi quy chỉ ra rằng tỷ lệ tiền gửi khách hàng có mối tương quan ngược chiều với hệ số an toàn vốn. Cụ thể, khi DEP tăng 1% thì hệ số CAR giảm 0.1879%. Cùng với quan điểm này Nadja Dreca (2014), Nguyễn Kim Chi (2014) cũng đều cho rằng những ngân hàng có lượng tiền gửi dồi dào thì khả năng thanh khoản của ngân hàng này cũng cao hơn do đó ngân hàng có xu hướng duy trì hệ số an toàn vốn thấp hơn.
Bảng 4.16: Mối quan hệ giữa DEP và CAR
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
---DEP ---CAR
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bảng 4.15 cho thấy tình hình biến động hệ số an toàn vốn và tỷ lệ tiền gửi của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2020. Thực tế cũng cho thấy DEP và CAR có mối tương quan ngược chiều. Nhìn vào một số ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Vietinbank... là những ngân hàng có lượng tiền gửi dẫn đầu hệ thống, tuy nhiên hệ số an toàn vốn của những ngân hàng này lại thấp hơn đáng kể so với những ngân hàng nhỏ như là KienLongBank, PG Bank...
55
4.2.6 Hệ số đòn bẩy tài chính (LEV)
Yeu tố tiếp theo tác động đến hệ số an toàn vốn đó chính là hệ số đòn bẩy tài chính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng LEV và CAR có mối tương quan cùng chiều. Cụ thể, khi LEV tăng 1% thì CAR tăng 1.3799% và ngược lại. Kết quả này được ủng hộ bởi các nghiên cứu của Nadja Dreca (2013), Nguyễn Kim Chi (2014), Lê Thanh Tâm (2017). Các nghiên cứu này cũng đều cho rằng hệ số đòn bẩy cao đồng nghĩa với việc quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng ngày một tăng cao, điều này làm cho hệ số an toàn vốn của NHTM vì thế cũng tăng cao.
Bảng 4.17: Mối quan hệ giữa LEV và CAR
12.00% 16.00%
Mối quan hệ giữa LEV và CAR
10.00% 8.00% 14.00% 12.00% 10.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% 8.00% 6.00ớ/ o 4.00% 2.00% 0.00% 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 ---LEV ---CAR Nguồn: Tác giả tổng hợp Thực tế tại thị trường các NH TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2020 cũng cho thấy sự biến thiên cùng chiều giữa hệ số đòn bẩy và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng. Trong những năm qua NHNN đã liên tục ban hành những quy định về an toàn vốn, cũng như việc tuân thủ kế hoạch tăng vốn điều lệ đã làm gia tăng vốn tự có của các ngân hàng với thành phần quan trọng là vốn chủ sở hữu. Từ đó đã có những tác động mạnh mẽ đến hệ số an toàn vốn, giúp các ngân hàng duy trì được hệ số an toàn vốn ở mức an toàn theo quy định cũng như giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro.
56
Ket luận chương 4
Trong chương này, bằng việc xây dựng các kiểm định mô hình, phân tích kết quả nghiên cứu để rút ra kết luận như sau: Ba biến trong mô hình có mối tương quan ngược chiều với hệ số an toàn vốn (CAR) là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) và tỷ lệ huy động tiền gửi khách hàng (DEP) với mức ý nghĩa thống kê tương ứng là 5% và 10%. Trái ngược lại, ba yếu tố bao gồm độ trễ bậc 1 của CAR (L1CAR), khả năng thanh khoản (LIQ) và hệ số đòn bẩy (LEV) lại có mối tương quan cùng chiều với CAR ở mức ý nghĩa 5% và 1%. Các biến còn lại bao gồm quy mô ngân hàng (SIZE), cho vay khách hàng (LOA) và thu nhập lãi cận biên (NIM) không có ý nghĩa thống kê. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành một vài giải pháp phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm góp phần nâng cao hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam. Phần trình bày sẽ có trong chương tiếp theo.
57
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trong chương này tác giả sẽ tóm tắt lại kết quả phân tích mô hình ở chương trước. Tiếp theo, tác giả đưa ra một số đề xuất với nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn của các NH TMCP Việt Nam. Cuối cùng tác giả sẽ nêu ra một số hạn chế của bài nghiên cứu cũng như đưa ra hướng mở rộng đối với nghiên cứu tiếp theo.
5.1 Ket luận
Hệ số an toàn vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng được nhắc tới khi đánh giá hoạt động của các NHTM. Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, các NHTM luôn phải đối mặt với hai vấn đề quan trọng là năng lực cạnh tranh và rủi ro hoạt động kinh doanh. Hệ số an toàn vốn là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng của ngân hàng trước hai vấn đề nêu trên. Chính vì thế, nâng cao hệ số an toàn vốn là một trong những việc hết sức cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của các NHTM Việt Nam, đòi hỏi các ngân hàng phải xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gồm 25 NH TMCP đại diện cho mẫu các NH TMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2020 để phân tích tác động của 8 yếu tố bao gồm: Quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản, huy động tiền gửi khách hàng, tỷ lệ cho vay, hệ số đòn bẩy tài chính và biên lãi ròng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy FGLS trên dữ liệu bảng để xử lý các khuyết tật mô hình và phương pháp S-GMM để xử lí vấn đề nội sinh. Kết quả nghiên cứu đạt được như sau:
Thứ nhất, luận văn đã xác định được các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn của các NH TMCP Việt Nam. Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ huy động tiền gửi khách hàng có tác động ngược chiều với hệ số an toàn vốn. Ngược lại, khả năng thanh khoản, hệ số đòn bẩy tài chính và hệ số an toàn vốn có mối tương quan cùng chiều. Các biến còn lại trong mô hình là quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay và biên lãi ròng chưa tìm thấy tác động đến hệ
58
số an toàn vốn ở mức ý nghĩa 10%.
Thứ hai, nghiên cứu này đã xác định mức độ tác động của các yếu tố đến hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam. Cụ thể, yếu tố tác động mạnh nhất đến hệ số an toàn vốn là tỷ suất sinh lời trên tài sản với hệ số tác động là 5.9256, yếu tố tác động yếu nhất đến hệ số an toàn vốn là tỷ lệ tiền gửi khách hàng với hệ số tác động là 0.1879. Như vậy, mục tiêu đầu tiên và mục tiêu thứ hai của luận văn là xác định các yếu tố và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hệ số CAR của các NHTM Việt Nam về cơ bản đã được giải quyết.
Thứ ba, tác giả sẽ đề xuất một số khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn của các NHTM, nội dung này sẽ được trình bày cụ thể ở phần tiếp theo.
5.2 Đề xuất khuyến nghị
5.2.1 Giải pháp về tăng vốn chủ sở hữu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố đòn bẩy tài chính (đo lường bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) có tác động cùng chiều đến hệ số an toàn vốn. Vì vậy, để nâng cao hệ số này, các NHTM cần có những biện pháp để gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Tính đến thời điểm nghiên cứu, mặc dù các NHTM Việt Nam đã đạt chuẩn về vốn theo quy định của Nghị định 86/2019/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/11/2019 (các NHTM phải có vốn pháp định tối thiểu là 3000 tỷ đồng), tuy nhiên nếu so sánh với quy mô vốn của các ngân hàng nước ngoài trong khu vực thì quy mô vốn của các NHTM Việt Nam còn rất khiêm tốn, ngay cả những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn như Vietinbank, BIDV hay Vietcombank...Vì vậy các NHTM Việt Nam vẫn cần phải có những giải pháp tăng trưởng vốn bền vững, không những chỉ cần đảm bảo an toàn vốn tối thiểu theo các quy định của NHNN ban hành mà còn phải dần hướng đến các quy định theo chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, một số giải pháp khả thi đối với các NHTM Việt Nam để tăng vốn chủ sở hữu trong bối cảnh hiện tại như sau:
59
cổ phần/cổ phiếu. Tuy nhiên, cần lưu ý trong việc xây dựng lộ trình và chiến lược kinh doanh sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả để tránh áp lực chi trả cổ tức trả cho cổ đông do tăng vốn ồ ạt nhưng chưa có kế hoạch kinh doanh vốn hiệu quả. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, đa số các NHTM Việt Nam không thực hiện chia cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt mà chuyển sang hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu thưởng. Nhưng nếu xét về mặt lâu dài, thì cần đảm bảo hài hoà lợi ích của cổ đông với lợi ích của ngân hàng để thu hút sự quan tâm cũng như đầu tư của các cổ đông, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân.
Bên cạnh phát hành thêm cổ phiếu mới thì các NHTM cũng nên quan tâm tới việc phát hành trái phiếu chuyển đổi cổ phiếu theo lộ trình. Vừa tạo nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh, vừa giảm áp lực chi trả cổ tức cho cổ đông. Trong năm