Giải pháp về tăngvốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu 2299_011450 (Trang 77 - 79)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố đòn bẩy tài chính (đo lường bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) có tác động cùng chiều đến hệ số an toàn vốn. Vì vậy, để nâng cao hệ số này, các NHTM cần có những biện pháp để gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Tính đến thời điểm nghiên cứu, mặc dù các NHTM Việt Nam đã đạt chuẩn về vốn theo quy định của Nghị định 86/2019/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/11/2019 (các NHTM phải có vốn pháp định tối thiểu là 3000 tỷ đồng), tuy nhiên nếu so sánh với quy mô vốn của các ngân hàng nước ngoài trong khu vực thì quy mô vốn của các NHTM Việt Nam còn rất khiêm tốn, ngay cả những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn như Vietinbank, BIDV hay Vietcombank...Vì vậy các NHTM Việt Nam vẫn cần phải có những giải pháp tăng trưởng vốn bền vững, không những chỉ cần đảm bảo an toàn vốn tối thiểu theo các quy định của NHNN ban hành mà còn phải dần hướng đến các quy định theo chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, một số giải pháp khả thi đối với các NHTM Việt Nam để tăng vốn chủ sở hữu trong bối cảnh hiện tại như sau:

59

cổ phần/cổ phiếu. Tuy nhiên, cần lưu ý trong việc xây dựng lộ trình và chiến lược kinh doanh sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả để tránh áp lực chi trả cổ tức trả cho cổ đông do tăng vốn ồ ạt nhưng chưa có kế hoạch kinh doanh vốn hiệu quả. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, đa số các NHTM Việt Nam không thực hiện chia cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt mà chuyển sang hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu thưởng. Nhưng nếu xét về mặt lâu dài, thì cần đảm bảo hài hoà lợi ích của cổ đông với lợi ích của ngân hàng để thu hút sự quan tâm cũng như đầu tư của các cổ đông, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân.

Bên cạnh phát hành thêm cổ phiếu mới thì các NHTM cũng nên quan tâm tới việc phát hành trái phiếu chuyển đổi cổ phiếu theo lộ trình. Vừa tạo nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh, vừa giảm áp lực chi trả cổ tức cho cổ đông. Trong năm 2020, các NHTM đã phát hành tổng cộng 138.916 tỷ đồng , tăng 11,2% so với năm 2019 và chiếm ~ 31,7% tổng khối lượng TPDN phát hành. Trong đó, HDBank là ngân hàng trong nước duy nhất phát hành thành công 160 triệu USD (tương đương 3.680 tỷ đồng) trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế để bổ sung vốn cấp 2 theo hình thức chào bán riêng lẻ, với kỳ hạn là 5 năm 1 ngày, với lãi suất cố định là 4,5%/năm. Chính vì thế, dựa trên uy tín và năng lực tài chính của các ngân hàng thì thị trường trái phiếu là kênh dẫn vốn hiệu quả, đặc biệt là trái phiếu tăng vốn nhằm giúp các ngân hàng bổ sung cho vốn cấp 2, tăng tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn và cải thiện hệ số CAR

Tiếp đó, kế hoạch mua bán sáp nhập các ngân hàng cũng là cách tăng vốn chủ sở hữu. Trong quá khứ, theo lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, mộ số ngân hàng đã được lựa chọn để hợp nhất với nhau để tăng vốn, dẫn đến CAR cũng tăng lên như: SHB sáp nhập với HabuBank, BIDV sáp nhập với hai chi nhánh của Ngân hàng liên doanh Lào Việt, SCB được hợp nhất từ NHTMCP Sài Gòn - TMCP Đệ Nhất - TMCP Việt Nam Tín Nghĩa. Tuy nhiên, việc tăng vốn sau hợp nhất dẫn tới quy mô tài sản cũng tăng theo, đòi hỏi ngân hàng phải thận trọng trong công tác quản lý, tránh những sai sót dẫn tới ảnh hưởng hệ số CAR.

60

Một phần của tài liệu 2299_011450 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w