Sách báo là lò luyện óc sáng tạo

Một phần của tài liệu 5598-thuat-doc-sach-bao-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 25)

Chỉ có những người non nớt mà ngông nghênh mới đồng ý với Maurice Dekibra: “Tôi không bao giờ đọc các nhà văn đồng thời”. Ta chẳng những phải đọc các nhà văn đồng thời mà còn phải đọc bao nhiêu văn sĩ thời xưa. Tại sao vậy? Vẫn biết ngày nay các khoa học nghệ thuật phát triển đến mức độ khả quan: Nhiều kiến thức của nguyên tử, người cổ sơ không biết. Vẫn biết vậy nhưng đừng quên không biết bao nhiêu điều ta biết hiện nay, cổ nhân cũng đã biết. Đó là chưa nói ai trong chúng ta cũng phải bỏ một phần đời mình để học những kiến thức của người xưa truyền lại. Qua các năm Tiểu, Trung, Đại học là ta làm gì nếu không phải làm công việc đó. Thực là vàng ngọc thay lời này trong kinh thánh: "không có gì lạ dưới bóng mặt trời".

Trong cộng đồng nhân loại, người ta thay phiên dạy không cho nhau. Những văn sĩ nhất là nhưng văn thi sĩ khó bề có một óc sáng tác vững chãi nếu không chịu khó đọc người xưa. Ai có một chút kinh nghiệm về nghề cầm bút đều nhận rằng nhiều lúc nhờ đọc văn kẻ khác mà tìm được những ý tân kỳ những lối diễn tả độc đáo. Người không kinh nghiệm việc trước tác tưởng rằng đọc tác phẩm của ai thì chỉ thu thập tư tưởng kẻ ấy. Họ có dè đâu óc sáng tác có xu hướng làm việc dựa vào căn bản kiến thức được thu thập. ĐÓ là chưa nói nhờ đọc nhiều, ta thấy cách những thiên tài sáng tác ra sao để ta thực hiện óc sáng tạo khi làm văn nghệ. La Fontaine sau khi đọc Esope, Nguyễn Du sau khi đọc Thanh Tâm Tài Nhân đâu phải chép lại của người xưa như chụp ảnh là thơ ngụ ngôn, lúc viết truyện Kiều mà đã tỏ rõ sự sáng tạo phi thường.

Một phần của tài liệu 5598-thuat-doc-sach-bao-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)