Phải có quyết định đanh thép: Chỉ đọc những sách báo hay

Một phần của tài liệu 5598-thuat-doc-sach-bao-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 36 - 37)

Ở thời đại ta, lớp trẻ bị nhiều sinh hoạt xã hội cám dỗ nên lười đọc, thích dọc những sách nhảm nhí, những khiêu vũ, thể thao, phim ảnh.

Người ta thích nghe để khỏi coi, thích coi để khỏi suy nghĩ. Có nhiều người tóm cái đọc của mình lại chỉ còn đọc báo. Không nói chi vô số gia đình không đọc gì hết, chỉ nói những gia đình đọc mà không đọc gì hơn là báo. Rồi khi đọc báo, có người chỉ đọc tin tức và chuyện lá cải. Các bài viết đúng đắn, mổ xẻ một vấn đề theo nhiều khía cạnh trở thành những nguyên nhân làm cho chủ nhiệm phá sản vì tại chúng mà báo bán không chạy.

Sách cũng chịu bạc phận như báo. Sách nội dung sâu sắc nhượng bộ sách “có chưởng” và trái tim ướp nước mắt. Người có lý tưởng, văn hóa cao muốn lành mạnh hóa việc xuất bản, thì thiếu tài chính, đành co tay. Người bất kể tương lai hay hậu vận của dân tộc thì còn dùng óc con buôn, khai thác thị hiếu thấp hèn của con người, chuyên xuất bản những đồ nhảm nhí đầu độc.

Giữa thị trường tràn ngập sách báo đó, người muốn xây dựng giá trị tinh thần của mình phải cương quyết chỉ đọc những sách hay mà thôi.

Trong cuốn Education de la Volonlé, Jules Payot than thở là lúc nhỏ đã phung phí nhiều sức lực để đọc sách nhảm và nếu được sống lại tuổi xuân, ông sẽ chuyên đọc những cây viết bất hủ. Tư tưởng của Payot là khuôn vàng thước ngọc cho ta trên đường tự học. Có người có bao nhiêu tiền bạc đem đổ sông Ngô, rồi mới được một số sách tạm gọi là hay. Có người tự họ lâu tiến bộ chỉ tại đọc mãi những sách dở. Mua một cuốn sách dở là hoang phí tiền bạc và thì giờ.

Tôi có mấy ông bạn chuyên đọc sách ngoại quốc và hễ thấy một cuốn sách Việt thì tỏ vẻ khinh bỉ ra mặt. Họ cho là viết non. Quả thật là họ mang nặng thành kiến rồi đó. Đâu phải

sách Việt nào nội dung cũng rỗng, hình thức cũng tệ Rồi đâu phải hễ sách ngoại quốc là hay dù sách ấy bán chạy đến đâu.

Ở nước nào sách báo cũng “lóc trê rô mè sắt” xa cạp, lẫn lộn. Mấy cuốn tiểu thuyết đầu

tay của nữ sĩ Sagan có một mãi lực kinh khủng. Chắc bạn cũng nhận như vậy. Nhưng giá trị của chúng như thế nào còn phải “xét lại”. Mấy bộ trường giang tiểu thuyết “Những kẻ khốn nạn” của Victor Hugo, “Chiến tranh và hòa bình” của Lev Tolstoi hồi mới xuất bản đâu phải bán như tôm tươi, mà ngày nay chúng vẫn ăn khách. Độ nào trong Nam, Lê Văn Trương, Hồ Biểu Chánh là thần tượng của vô số độc giả mà bây giờ thì sao.

Một cuốn sách vừa tung ra bán nổi sóng nổi gió chưa hẳn là sách có chân giá trị. Điều đó

không có nghĩa là sách càng bán ế càng bất tử. Người tự học ngoài sự chỉ dẫn của những bình gia đủ thẩm quyền, phải có mót vài tiêu chuẩn căn bản để lựa sách báo mà đọc.

Một phần của tài liệu 5598-thuat-doc-sach-bao-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)