Luyện bộ máy tư tưởng trước đã

Một phần của tài liệu 5598-thuat-doc-sach-bao-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 48 - 49)

3. Nuôi óc bằng những tư tưởng xây dưng. 4. Đọc nhiều loại sách báo triết và khoa học.

1. Không có gì mới dưới bóng mặt trời

Câu này cũ như trái đất mà ý nghĩa vẫn hợp thời, nhất là trong địa hạt tư tưởng. Tài ba của bạn nêu có chỉ ở tình trạng mầm mộng nên cần khai triển. Kiến thức của bạn muốn dồi dào phải góp nhặt của kẻ khác. Xưa nay những thiên lài của nhân loại đều đi con đường đó. Bossuet rực rỡ trong các giảng văn bất hủ là nhờ đã thấm nhuần kinh Thánh và cách Thánh phụ nhất là Thánh Giun Kim Khâu. Nếu Chateaubriand thú nhận đọc đi đọc lại mãi Bernardin de Saint Pierre thì Rousseau đã từng nuốt Plutard cũng như Saint Thomas lấy Aristote làm món ăn hàng bữa. Bộ óc tư tưởng của chúng ta giống cánh đồng có thể sản xuất được nhưng phải cày nó. Ai định xây cơ sở tinh thần vững chắc, ai định thành nhà văn nhất định phải luyện tư tưởng. Mà cho đặng việc này thành tựu không cái nào hữu hiệu bằng đọc sách báo.

2. Luyện bộ máy tư tưởng trước đã

Chúng ta thường hay mắc bệnh tinh thần là chỉ lo thu thập kiến thức ma không lo giồi mài trí năng để lĩnh hội, ứng dụng các kiến thức. Muốn làm bánh ngon phải có khuôn bánh tốt chứ. Bộ máy tư tưởng của ta gồm những phần chính yếu là trí hiểu, trí phán đoán, trí nhớ, trí tưởng tượng.

Tìm đọc những sách triết bàn về luận lý học, nhất là về phương pháp học và thuật tổ chức tinh thần theo khoả học.

Luyện trí hiểu. trí phán đoán thì phải rành ba loại lý luận: loại suy, diễn dịch và qui nạp. Đừng để tình cảm, nhất là tình dục lấn át trí tuệ.

Luyện trí nhớ phải tạo thói quen tập trung tinh thần. Luyện trí tưởng tượng phải đọc nhiều danh tác tiểu thuyết, thi ca đồng thời cũng phải chế dục vì nếu tưởng tượng không được kiềm chế bởi ý chí nó sẽ quá lố thành toàn ảo tưởng.

Nếu bạn rủi làm một nạn nhân của nền giáo dục chỉ biết nhồi sọ, thì khi đọc sách mục đích đầu tiên của bạn là đào tạo cho mình óc sáng suốt. Những tác giả mà càng đọc họ, bạn càng có tư tưởng sâu sắc là những Aristote, Saint Thomas. Descarte, Pascal. Thí dụ đọc cuốn Pensées của Pascal, đã nhiều năm nghiền ngẫm thánh kinh và các Thánh phụ. Tác phẩm ấy trước khi ra đời đã được nhào nặn trong óc tác giả. Từ tư tưởng đến bút pháp, Pascal đã tính kỹ trước. Pensées là tác phẩm ông viết dở dang. Nhưng nếu thần chết không rước ông đi, người ta nói cuốn sách ấy sẽ đi đến chỗ hoàn toàn của nghệthuật. Nhờ đâu? Nhờ ông mài đi giũa lại dện bảy, tám lần những trang mà bạn bè của ông cho là đã tuyệt mỹ rồi.

Đọc kỹ bộ “Summa Théologica” của Saint Thomas, bạn học được cách xây dựng một vấn đề của ông. Từ cách đặt vần dề, phân tích vấn đề đến vận đụng tam đoạn luận để hoặc tấn công tà thuyết hoặc trình bày chính thuyết, theo G.K. Chesterton, người ta thấy Saint Thomas là tất cả sự thẳng thắn, minh xác và phóng khoáng. Jacques Maritain nói sự thánh thiện của Saint Thomas là sự thánh thiện của tinh thần.

Còn hằng biết bao nhiêu tư tưởng gia cổ kim âu, A thà bạn có thể đọc để luyện tư tưởng. Nếu bạn biết chữ La Tinh thì tôi khuyên bạn nên đọc nhiều những trang bất hủ của Cicéron. Bạn sẽ thấy cách câu cú để diễn ý trong những tác phẩm cổ điển La Tinh là cả một kiến trúc công phu tuyệt vời. Trong đó sự chặt chẽ, sâu sắc, diễm lệ và rực rỡ ' cấu kết một cách hài hòa không tả được

Một phần của tài liệu 5598-thuat-doc-sach-bao-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)