Những tiêu chuẩn giả

Một phần của tài liệu 5598-thuat-doc-sach-bao-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 40 - 41)

2. Kinh tin kính của đọc giả 3. Nguyên tắc chọn sách báo hay

1. Những tiêu chuẩn giả

Khi bộ óc chưa già giặn, để chọn sách báo hay, người đọc dựa vào nhiều tiêu chuẩn mà một số không nhỏ là giả mạo.

a. Có người nói tôi phải đọc sách này vì ai cũng đọc nó cả. Mà "ai cũng đọc" là kỳ thật bao nhiêu người đọc. Có khi chỉ một số khá nhiều nào đó thôi chớ có phải lai cũng" hiểu theo nghĩa tuyệt đối đâu Rồi tại sao nhiều người đọc mà mình phải làm "con cừu của chàng Panurge” hùa theo đọc những “thực phẩm” đầu độc tinh thần. Công luận đâu phải là tiêu chuẩn tuyệt dối của chân lý. Đâu phải sách báo nào được đọc nhiều nhất định là sách báo hay. Có thể một cuốn sách, một tờ báo trong một thời gian nhờ áp lực chính trị hay quảng cáo vũ bão hoặc nhờ viết mê hoặc, mà được nhiều người đọc, nhiều người nói dện. Bạn không đọc những thứ ấy có lỗ lã gì. Có ai cho bạn là khờ dại không. Henri Pradel nói con ngỗng trắng lông không lao mình xuống ao nước dơ bẩn vẫn là con ngỗng. Người ta cần óc độc lập tinh thần tối thiểu để khỏi tự phá hoại. Bạn sợ bạn bè mỉa mai ư? Hãy củng cố lòng mình bằng danh ngôn này của Voltaire: “Người ta cho là bạn đau bệnh. Bạn đừng trả lời, bạn cứ mãi khỏe mạnh đi”.

b. Người khác dựa vào tinh thần chủ trương "Nghệ thuật vị nghệ thuật", tự cho phép mình đọc bất cứ cái gì cốt tìm cái đẹp hình thức, bất kể nội dung ra sao. Nội dung để được diễn tả nhờ hình thức. Song chính nội dung quan trọng hơn hình thức. Ngày 18-2-1912 trong bài diễn văn rước Henri De Régnier vào Hàn Lâm Viện Pháp, Albert Demun nói: "Dưới mắt tôi, nghệ thuật là cái vỏ của ý tưởng. Nếu nó không được như vậy mà chỉ lo hình thức, chỉ biết tôn thờ chính cái đẹp theo tôi, nó chẳng qua là cố gắng về những kỹ xảo vô ích.

Bạn dám uống cái ly bằng vàng đựng bất cứ cái gì trong đó không? Thời càng loạn, sách báo càng dầu độc càng sinh sôi nảy nở mà ngụy trang, quảng cáo vô cùng hấp dẫn. Người ta có cảm tưởng chúng là quả lựu đạn gói trong đóa hoa hay một giai nhân mắc bệnh hoa liễu. Hãy nghe Hoornaert nói: “Nấm độc dọn trong dĩa bạc hết độc không?” và tên cướp được phép nói với bạn thế này chăng: “Tao giết mày mà hãy coi thành gươm lộng lẫy của tao dây: lưỡi thì bén ngót, còn cán thì xi sáng ngời”.

c. Thỉnh thoảng bạn nghe một số bạn trẻ tự hào: "Nên hư tại mình. Tâm hồn thật trong sạch, thì có gì làm ô uế được". Bà Hen ri Robert ủng hộ họ: “Không có đồ ăn xấu, chỉ có bao tử xấu thôi; cũng thế ấy, không có sách xấu mà chỉ có độc giả xấu thói”.

Đó là lý luận của kẻ liều. Ai giàu kinh nghiệm tất biết tật xấu bao giờ cũng hấp dẫn hơn tánh tốt Con người dễ hướng hạ hơn hướng thượng. Một tâm hồn không biết tự phong phải lãnh những hậu quả, có khi suốt đời. Alfredde Musset đã viết: "Quả tim trinh trắng của con người là một chiếc bình sâu thẳm. Giá ban đầu, người ta róc vào đó giọt nước dơ bẩn, thì dù biển đổ vào dó cũng không tẩy được ô uế bởi vì vực thẳm thì bao la, còn vết tích thì ở tận dưới đáy".

xấu nào. Dĩ nhiên kinh nghiệm xúc tích do tuổi tác giúp họ ít bị nhiễm độc hơn tuổi trẻ, sóng lý của họ sợ e không luôn đứng vững. Kiến thức thì tuổi già bảo đảm hơn thanh niên. Chớ dục vọng coi chừng ở tuổi nào cũng không khó xô đẩy người ta có những ý tưởng đen tối để rồi hành động không đẹp. Vả lại cũng nên để ý tuổi nào tránh được nọc rắn hổ? Nếu quả thật rắn hổ, thì tuổi nào nó cắn cũng “sôi đờm”!.

Có một số độc giả bảo rằng phải đọc cái xấu biết cái xấu dể lánh cái xấu. Lý luận này cũng là lý luận gốc rễ của một số tác giả tuyên bố. tuyên truyền luân lý bằng cách phô bày tồi phong bại tục, cho độc giả đầu óc già giặn thì phải, nhưng cho con trẻ thì coi chừng cái ác lôi cuốn chúng mạnh hơn cái thiện. Có khi cái dốt ít hại hơn cái biết tồi bại nhiều quá. Ở nhiều tâm hồn, ngừa hay hơn sửa.

Một phần của tài liệu 5598-thuat-doc-sach-bao-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)