Cái mỹ trong văn đừng hiểu hẹp hòi chỉ là cái mỹ cảm bàng bạc trong nghệ thuật văn mà còn là cái mỹ lý trong kỹ .thuật văn nữa. Dưới con mắt triết, cái chân, cái thiện đúng mức cũng là cái mỹ. Trông một cái gì thực, cái gì lành tự nhiên ta cho là đẹp. một cuốn sách, một bài báo viết bố cục hẳn hòi. tài liệu chắc chắn, trật tự, văn từ sử dụng đúng các luật tu từ học là một cuốn sách, một bài báo đẹp. Cái mỹ của kỹ thuật nặng về lý, có vẻ khô, không mẫn nhuệ, gợi cảm phong phú nhưng vẫn là cái mỹ khả ái. Đọc sách báo là ta cố tìm thưởng thức cái mỹ lưỡng tính vừa thưởng lý vừa thiện cảm của hình thức văn. Không phải vô lý mà người ta gọi đọc sách là một cái thú, nếu hiểu đọc là thưởng thức cái mỹ trong văn. Cái thú ấy càng gia tăng lên, nếu ápdụng được phong thái nhàn tản mà Lâm Ngữ Đường khuyên trong cuốn "Đời sống quan hệ".
Theo Lâm Ngữ Dường, nghệ thuật đọc sách giản dị lắm, chỉ nên đọc lúc nào thấy thèm đọc thôi. Đang ngâm Nguyễn Du, Shakespeare, Dante hay đang say mê nghiền ngẫm Kant, Saint Thomas hoặc đang nuốt Sartre, Kafka, Faukner mà bạn nghe một con họa mi hót mê ly quá. thấy một dòng sông uốn khúc kiều mỹ quá thì hãy gấp sách lại nghe chim hót. nhìn nước trôi rồi sau đó hãy tiếp tục đọc.
Không dọc như ngựa chạy, mà đọc như ông lão ngậm sâm để cho cái mỹ của văn thấm vào cảm quan làm cho ta khoái chí. Phương pháp cố đọc kiểu Tô Tần đời Chiến Quốc, lấy dùi đâm vào vế những khi buồn ngủ là phương pháp để dành cho những người cần học. chớ không phải của kẻ đạt quan hưởng đời, lấy đọc làm một sách thú.
CHƯƠNG X
ĐỌC LUYỆN TƯ TƯỞNG
Kiến thức của ta là một hột giống của các sản phẩm của ta – BUFFON
ĐẠI YẾU