Đọc nhiều về loại sách báo triết và khoa học

Một phần của tài liệu 5598-thuat-doc-sach-bao-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 50 - 55)

Xét kỹ thì loại sách nào cũng có lý để tôi khuyên bạn nhiều cả. Nhưng riêng hai loại triết học và khoa học. tôi thấy có lý mạnh nhất để bạn nghiền ngẫm đến nơi đến chốn. Triết học là môn học tìm hiểu các nguyên nhân, còn khoa học là môn học tìm hiểu những sự kiện. Hai môn có địa hạt riêng biệt mà liên hệ trèo chéo nhau, bổ khuyết cho nhau. giúp ta tìm hiểu được các vấn đề lớn như về con người. đời sống con người, về vũ trụ, về tạo hóa, về định mệnh hiện thể và lai sinh.

Cả hai môn đều nhắm đối tượng tối hậu là chân lý, song riêng triết học người ta dễ lạm dụng để truyền bá tà thuyết hơn là khoa học.

Một trong những kết luận của thuyết tương đối Einstein là E : mc2. công thức vậy lý ấy vậy là vậy Đổi bậy, mờ ám là hỏng.

Còn triết lý mà lầm đường thì ôi thôi đủ thứ và không biết đường đâu mà rờ. Trong tôn giáo nhiều khi nó bị ép buộc và kết quả là bạn thấy đạo nào cũng có triết lý, ai cũng nói mình nắm chân lý và người ta cãi nhau từ ngày nhân loại có đạo cho đến bây giờ. Trong rừng tư tưởng triết học thuyết này, thuyết nọ, bạn hãy tưởng tượng giùm tôi có bao nhiêu thuyết nếu kể từ nền cổ triết Hy Lạp. La Tinh, các nền triết trung cổ âu châu, đến cái rừng như biển của Trung Quốc và của cả Ấn Độ nữa.

Kể sơ như vậy bạn có thấy cái rậm rạp kinh hồn của triết học không? Đi trúng đường thì triết là minh đạo đưa đến chân lý, còn nếu lệch dường thì quả thật nó là cái chợ phiên tập trung đủ thứ cãi vã từ đời này sang đời khác mà người nghiên cứu phải điên đầu vì không biết ai phải ai quấy Saint Thomas thời trung cổ ngồi "nhồi" lại Aristote. Descartes thì nấu lại hết cả Aristote lẫn Saint Thomas. Sartre dùng chổi hiện sinh quét sạch triết cổ, trung, cận đại. Đó là chưa nói đến những bàn tay duy tâm của Hégel, duy vật của Mạc, Nietzche. Còn nói chi những cánh rừng già triết học A Đông, nhất là Trung Quốc - ấn Độ.

Tuy triết học cổ kim, đông tây biên giới quá mịt mù như vậy,1 bạn đừng tưởng chân lý bị sa lầy trong rừng biển chủ thuyết. ít ra mỗi nền triết học có những tinh hoa vâ các tinh hoa ấy được hệ thống hóa thành triết học cổ điển mà một phần lớn được học trong các lớp triết. Bạn đọc nhiều và tiêm nhiễm các hệ thống tinh hoa ấy.

Còn khoa học thì cái gì cũng thanh thiên bạch nhật vì đặc tính số một của nó là minh xác. Càng đọc nhiều sách báo khoa học đầu óc của ta càng tập được những tập quán suy luận phân tích tổng hợp. Những nguyên tắc cột trụ của tổ chức học, của phương pháp học dần dần thâm nhập tiềm thức của ta. Nhờ đó, lúc nói năng như hành động, ta áp dụng một cách vô thức tinh thần khoa học.

Nếu bạn là người dưng tuổi mà đang tự học hay bạn là sinh viên hay học sinh, thì để vừa học vừa luyện tinh thần khoa học, bạn nên đọc kỹ cuốn La vie intellectuelle của Sertillanges và cuốn Lessources của Gratry. Cuốn trước nếu những nguyên tắc tổng quát xây dựng đời sống chân trí thức. Cuốn sau dạy áp dụng các nguyên tắc ấy vào những ngành học.

Còn để đọc một mạch các áng văn xuất sắc triết học và khoa học, bạn nên có cuốn De Montaigne à Louis de Broglie của Brunold và Jacob. Đọc kỹ các tác giả Alain, Boutroux, Carel, Broglie, Fourastié. Lavelle, Gabriel Marcel, Maritain Teihard Chardin.

Có điều bạn nên lưu ý là giữa tổ chức và phương pháp học không có gì khác biệt nhau lắm. Phương pháp học chính là áp dụng tổ chức theo tinh thần khoa học vào các môn học. Còn tổ chức tức là áp dụng linh thần khoa học vào các công việc. trứng dó có việc học. Còn khoáng trương chỉ là một việc làm của áp dụng tinh thần khoa học khi tổ chức có phương pháp.

PHẦN III

ĐỌC CÁCH NÀO?

CHƯƠNG XI

ĐỌC NHIỀU HAY ÍT, NHANH HAY CHẬM

ĐẠI YÊU

Một phần của tài liệu 5598-thuat-doc-sach-bao-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)