Không chỉ nói riêng những nước hậu tiến, ngay ở những nước trình độ văn hóa rất cao, nhiều người dễ mắc tật nô lệ điều mình đọc. Sách báo nào họ cầm đến đều được họ tin tưởng như một thứ Thánh kinh. Tật đó nguy hiểm cho tinh thần vì sự hiểu biết rút ra trong việc đọc thay vì mở rộng tinh thần, tập tinh thần sáng suốt tự quyết lại giam hãm tinh thần và bắt nó làm nô lệ.
Cố ý cho bạn và tôi tránh tật đó, Mạnh Tử khuyên: “tận tín thư bất như vô thư”. Phải đọc một tác giả nào, ta có thiện cảm dự bị sẵn cho họ, song ta vẫn giữ vững óc phán đoán độc lập của ta. Ta chỉ nên tin những gì đáng tin.
Thời càng tao loạn, đời sống vật chất càng mắc mỏ, càng có nhiều kẻ dùng ngòi bút như bất cư phương tiện nào để kiếm đống, mà đã như vậy rồi thì còn nói gì sứ mệnh văn nghệ. Bạn đọc là bạn dự định tự xây dựng rồi giao phó trọn tư tưởng vào những tác giả vô ý thức trách nhiệm thì đó là một thứ tự tử tinh thần. Một đàng làm ăn, kiếm cơm, một đàng tự giáo dục. Thật mỉa mai.
Trong một chương trước, tôi nói, tuổi trẻ cần được nhà giáo dục hướng dẫn bước đầu trong việc đọc. Người đọc. nhiều đến đâu, kể cả những nhà bác học thuộc bậc Newton, Einstein, trong mười lần tư tưởng ít ra cũng đôi ba lần lầm.
Người thì mắc tật rờ voi là thấy đâu quyết đoán đó như anh mù đụng chân voi bảo là cây cột, bụng voi bảo là cái lu.
Người khác mắc tật nông nổi thấy cái gì cũng toàn đại cương, không cái gi sâu sắc. vững vàng. Hạng trên đọc vài cuốn sách, tờ báo chính trị rồi huênh hoang luận về tình thế quốc nội, quốc ngoại bằng luận điệu võ đoán. Đọc vài tác phẩmcủa Sartre thì lên mặt báo dạy cho thanh niên về luận sinh và tưởng mình là thấu triệt triết học cổ kim.
Hạng dưới tưởng mình là “ông biết hết”; sách nào cũng đọc nửa nửa, gặp ai cũng bàn những vấn đề to tát mà nói toàn chuyện phớt ngoài da.
Cả hai đều mang một đồng bệnh là thành kiến tự cho mình cái gì cũng nắm vững chân lý. Nòng cốt của thành kiến là chủ quan. Chủ quan là một trong những đố ky của tinh thần khoa học. Lúc đọc sách báo cố tránh bệnh thành kiến.
Trong cuốn Tự học để thành công. Nguyễn Hiến Lê khuyên bạn áp dụng bốn nguyên tắc của
Descartes: Nguyên tắc thứ nhất là nguyên tắc cột trụ của khoa học là chỉ nhận thức cái gì đã chứng minh là thật. Ba nguyên tắc sau là phân tích, tổng hợp và kiểm điểm.