Tôi dành cho bạn vấn đề này trong cuốn Thuật cầm bút, để bàn đến nơi đến chốn. Trong phần này tôi chỉ xét khía cạnh lợi ích của nó trong khi dọc sách thôi.
Dịch sách, tôi cho là một cách đọc tuyệt toàn. Chỉ tiếc không phải ai đọc đều cũng địch được và người dịch không phải cái gì cũng địch. Trong các sách bạn đọc, nên lựa một vài cuốn rồi mỗi ngày bỏ ra một vài giờ dịch hay phỏng dịch. ích lợi của công việc này quá rõ rệt.
1. Nhớ kỹ những điều mình đọc.
2. Kiến thức làm giàu tinh thần. Tập tư tưởng, lý luận, phô diễn. 3. Giỏi tiếng mẹ.
Nếu phiên dịch thì phải giữ đúng tư tưởng của tác giả. Dù phiên dịch hay phỏng dịch, văn đừng nô lệ nguyên văn mà phải duyên dáng, hấp dẫn. Trong khi tiếp nhận những ý mới lạ, cũng để ý học cách hành văn. nắm cho được những bút pháp của các danh sĩ ngoại quốc.
Còn tại sao bàn về đọc mà tôi bảo phải biết sách. Viết sách cũng như dịch sách, không phải ai cũng làm được. Riêng bạn, nếu không từng là người đọc để viết thì bạn thử thí nghiệm coi.
Tôi thấy đọc mà viết được nhiều lợi hơn chỉ đọc mà thôi. Nói như thế với sự dè dặt, không phải cái gì đọc cũng viết ra hết và không phải chỉ vì viết mới đọc. Tôi muốn nói nhờ định khảo cứu vế một vấn dề nào đó, ta tập trung tinh thần vào việc đọc các loại sách liên hệ đến nó. Việc đọc nhờ đó được hệ thống hóa, có mạch lạc và sinh kết quả trông thấy. Thay vì ta đọc tùy hứng. tùy cơ hội. ta đọc một loạt sách nào đó về một vấn đề nhất định. Ta ký chú các tài liệu, trước tác .thành sách. Hầu hết những nhà khảo cứu lừng danh thế giới đều di con đường đó. Đâu phải trước khi bộ Tổng Luận Thần Học mà Saint Thomas thuộc nằm lòng rành mạch các vấn đề khúc chiết trong đó. ông chỉ nắm vững một số vấn đề thôi rồi nhờ ông đọc kỹ các Thánh phụ nhất là ông đọc. ông mổ xẻ Aristote rồi đưa vào các điều mình đọc ông suy luận, sáng tác. Nguyễn Hiến Lê nhận xét đúng: "... có học giả nào không vừa học vừa viết? Trần Trọng Kim đâu phải là nhà cựu học, Hoàng Xuân Hãn đâu có bằng cấp thạc sĩ về sử học? Và trước khi soạn hai bộ sách ấy, họ Trần và họ Hoàng có lẽ cũng không biết gì về Khổng Tử hoặc Lý Thường Kiệt hơn bạn và tôi, vậy mà tác phẩm của hai nhân vật ấy cũng vẫn rất có giá trị" (Tự học để
thành công - Nguyễn Hiến Lê xuất bản - trang 186).
Đọc bằng cách viết sách, dù muốn- dù không ta không đọc cẩu thả, đọc qua loa. Ta tự bắt buộc giải quyết vấn đề mình đặt ra cho mình. Muốn được như vậy phải tìm đọc nhiều, đọc kỹ, đào sâu vấn đễ Ơ mọi khía cạnh. Ta thấy nhiều tác giả nêu những ý kiến mâu thuẫn: Ta đóng vai trò quan ấn, phân giải vấn đề công minh. Những điều trước kia đối với ta mập mờ, nay nhờ nghiên cứu rộng, ta nhìn chúng sáng tỏ. Được nhiều tài liệu, ta đối chiếu, sắp hạng đưa ra những tinh hoa, nhờ đó tác phẩm của ta được nội dung xuất sắc.
Về nguyên tắc để thành nhà văn có thực giá thì có thề viết thành một cuốn sách năm bảy trăm trang. Song đại khái bạn đừng quên mấy nguyên tắc căn bản này:
1. Tạo một tâm địa một bầu khí cô tịch.
2. Nuôi một lý tưởng dựa trên một ý thức hệ chính đáng rồi sống đúng lý tưởng ấy, nhất là luôn đào luyện nhân cách. Văn là người. Người cao nhã thì văn mới gây ảnh hưởng mạnh.
3. Sống thâm trầm, ngày càng đi sâu vào thế giới tư tưởng.
4. Viết để tự học, để giúp đời còn danh và lợi để tự chúng đến chớ không nô lệ chúng.
5. Viết bền bỉ, đều tay, tẩn thận từng chữ, từng câu, từng đoạn, từng chương, từng phần, từng tác phẩm.
6. Viết đi viết lại và sửa cho đến chừng nào tạm thỏa mãn. Xin bạn hiểu kỹ cho tiếng tạm.
7. Đề tài nào cũng phải dựng bố cục chu đáo Các phần, chương ăn khớp nhau. Tập trung tài liệu phong phú rồi đối chiếu, lựa chọn, sắp đặt, hệ thống hóa.
8. Văn dừng quá trọng ý mà khinh lời cũng đừng quá trọng lời mà khinh ý. Viết đơn sơ sáng sủa, súc tích và duyên dáng. Cứ chân thành bàn chuyện với độc giả một cách bình tĩnh những điều mình nghiền ngám nhiều năm.