Người ta đầu độc mỗi lần một ít

Một phần của tài liệu 5598-thuat-doc-sach-bao-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 33 - 34)

4. Không viết tục mà viết bậy

1. Cái gọi là trang trong của một số báo

Ở một số không nhỏ những quốc gia hậu tiến, trang trong của nhiều nhật báo là miếng vườn hoang mà các tiểu thuyết, truyện ngắn, trữ tình, kiếm hiệp tha hồ mọc, mọc tùm lum. Không ít chủ báo, ra mặt ngôn luận chỉ cốt để bán cho giới bình dân thứ nội dung báo ấy. Trong nhiều thời kỳ lịch sử, có thể nói báo nào trang trong không có trái tim ướt nước mắt, thanh kiếm đẫm máu thì bán không chạy. Ai muốn nói chính trị, bàn giáo dục, khoa học, tôn giáo hay gì gì khác, phải xen vào cái rừng truyện dài, truyện ngắn bằng không thì báo phá sản. Trang trong của báo được dùng như một thứ chợ phiên triển lãm đủ loại ái tình. ái tình bên sách vớ cũng như ái tình ở hậu trường cải lương, hát bộ, ái tình màn bạc cũng như ái tình phòng trà, tửu điếm. Tình già, tình trẻ. tình sồn sồn. tình đầu, tình đuôi. Đủ thứ. Người ta nhồi nấu trái tim rồi bỏ gia vị bằng trăng gió, tạo xung quanh những éo le, rắc rối. Nhiều ngòi bút coi đó là tất cả sự sáng tạo, là văn chương trên hết mọi văn chương.

2. Cái gì tàn hại tình cảm con trẻ?

Những tâm hồn chất phác bình dân, nhất là trẻ con, nuốt những món ăn tinh thần ấy mà ít

được ai chỉ dẫn cho đâu hay đâu dở, phải quấy, nên dần dần coi những điều mình đọc là khuôn vàng thước ngọc. Tình cảm con trẻ buổi đầu như dòng suối trong, bị ngầu đục lần lần bởi các mối tình ung thúi của bề trái xã hội. Lương tâm con trẻ đi lạc kim chỉ nam lương thiện, do đó không còn hiệu lực điều khiển sinh hoạt tình cảm của họ. Cái độc hại nhất của văn thơ trữ tình, khiêu dâm là lâm cho tình cảm con trẻ ngất đi, lì lợm đi mất hẳn nét trong s.áng, cao nhã đã đành mà có thể chấp nhận không ngại ngùng những gì đốn mạt. Ngay từ tuổi trẻ họ đã lấy làm lý tưởng, làm mẫu mực hạng người thuộc giới trung nhân hay hạ nhân. Điếu đó làm cho tương lai của họ như bị một áng mây đen thẫm ám ảnh. Nhiều tuổi xuân hư sớm vì vậy.

3. Người ta đầu độc mỗi lần một ít

Thật ra không mấy người cầm bút mà ý thức rằng mình có chủ tâm gieo nọc độc. Hầu hết

những nhà văn có những tác phẩm phá hoại đều đi con đường vô tình. Jean Jacques Rousseau khi chân chồn gối mỏi rồi mới tự thú là lắm lúc mình đầu độc.

Người viết những chuyện có tính chất đầu độc có khi vì thương mãi. muốn sản phẩm của

nhiễm độc từ lâu phát tiết một cách tự nhiên. Việc đầu độc không phải luôn luôn dồn trong một tấc phẩm, người ta thảy bóng dáng của phá hoại khi một ít, ẩn ẩn hiện hiện thấm dần, nhiễm dần tâm hồn người đọc.

Tác phẩm đồi trụy tạo một bầu không khí hướng hạ. người đọc hiện tâm buổi đầu nghe ngại. mà nếu non tay ấn thì lần lần bị lây.

Ở những nhà văn phá hoại viết nhiều, sự đầu độc nằm trèo tréo, miên man trong cả tác phẩm. Sự phá hoại càng hiệu quả nếu bút pháp của tác giả càng bén nhọn, hấp dẫn. Thường người ta mượn lối văn bay bướm, cái loại thơ ru hồn bên trong là nọc rắn, người non kinh nghiệm rất dễ lầm.

Một phần của tài liệu 5598-thuat-doc-sach-bao-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 33 - 34)