Nhận thức của cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long​ (Trang 59 - 61)

Con người đóng vai trò là nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới tính bền vững trong quá trình phát triển DLST tại các khu du lịch nói chung và tại KBT Vân Long nói riêng. Thực chất của vấn đề phát triển DLST là người dân, chính quyền địa phương và du khách cần phải nhìn thấy những lợi ích của DLST có thể mang lại thông qua những hoạt động và những cơ hội mà loại hình du lịch này tạo nên mà mục tiêu cơ bản của DLST là phát triển bền vững. Nghĩa là: "Đảm bảo đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm cản trở đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai".

của nó thì vấn đề giáo dục cộng đồng đóng vai trò không kém phần quan trọng, góp phần hỗ trợ các mối quan hệ tích cực hai chiều của DLST và bảo tồn tự nhiên cũng như DLST và cộng đồng địa phương tại đây. Cần phải làm cho tất cả các thành phần trong xã hội nhất là cư dân địa phương hiểu được những tác động tích cực của DLST đến địa phương đó là:

- Góp phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống cộng đồng nhất là những ai tham gia trực tiếp vào ngành này, trong đó bao gồm cả sự cải thiện những dịch vụ xã hội như: y tế, nhà cửa, hệ thống giao thông, cấp - thoát nước, điện năng…

- Giúp cho việc bảo vệ và tôn tạo các di sản văn hóa lịch sử, làm tăng niềm tự hào của địa phương vào ý thức cộng đồng.

- Góp phần làm tăng danh tiếng địa phương, giúp cho du khách khám phá những ý tưởng mới, giá trị mới và cách sống mới.

- Tạo điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, các quốc gia, phá vỡ ngăn cách về văn hóa và dân tộc thông qua quan hệ này.

- Du lịch sinh thái còn có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cho nhân dân địa phương.

Sẽ rất có tác dụng nếu như các đối tượng sau đây được tuyên truyền hiểu biết và nhận thức sâu sắc về DLST: Những nhà lập kế hoạch và đầu tư; Ban quản lý khu bảo tồn; các cán bộ điều hành của các công ty du lịch; các hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng; cư dân địa phương; khách du lịch.

Trong những năm qua, cộng đồng và chính quyền địa phương ở KBTTN ĐNN Vân Long nhận thức đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên nhìn về khía cạnh phát triển bền vững thì hầu hết chưa được quan tâm nhiều. Nhiều hộ dân tham gia các hoạt động du lịch trên địa bàn chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế trước mắt mà không quan tâm nhiều đến công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường hay tạo ấn tượng tốt cho du khách khi đến thăm quan Vân Long.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long​ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)