Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long​ (Trang 84)

KBTTN đất ngập nước Vân Long có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch, bên cạnh đó khó khăn, thách thức cũng không phải nhỏ. Điều này được tổng hợp, phân tích qua sơ đồ SWOT:

Điểm mạnh Điểm yếu

+ KBTTNĐNN Vân Long có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và tính ĐDSH cao, là nơi sở hữu 02 kỷ lục của Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam: thứ nhất là nơi có cá thể Voọc mông trắng sinh sống nhiều nhất (Là loài động vật đặc hữu của Việt Nam, chỉ có thể nhìn thấy ngoài tự nhiên duy nhất ở KBT Vân Long); thứ 2 là nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất Việt Nam

+ Công tác quản lý và bảo vệ KBT được Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư – Vân Long thực hiện rất tốt. KBTTNĐNN Vân Long được

+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho du lịch còn thiếu.

+ Đội ngũ cán bộ, nhân viên của KBTTNĐNN Vân Long còn thiếu am hiểu thực sự về du lịch.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch còn thiếu cả về số lượng và chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

+ Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và đa dạng sinh học của KBT chưa được khai thác triệt để và hiệu quả..

+ Việc đầu tư tài chính cho công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch còn hạn chế.

các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá là 1 trong những khu rừng đặc dụng được bảo vệ tốt nhất ở Việt Nam.

+ Nhiều sinh cảnh rừng đẹp, còn giữ được nét hoang sơ của tự nhiên, nhiều hệ sinh thái rừng đặc sắc như: hồ nước ngọt trên núi đá vôi, rừng kim giao,…

+ Văn hóa bản địa có những đặc trưng thú vị, có nhiều sản phẩm đặc sắc như: lễ hội chèo thuyền, rước kiệu cầu cá, …

+ Giao thông đến KBT đã từng bước được cải thiện, tạo điều kiện cho khách du lịch đến KBT được thuận lợi và tiết kiệm chi phí hơn.

+ Các hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch chưa được quan tâm

+ Việc quản lý và xử lý rác thải tại KBTTNĐNN Vân Long còn gặp nhiều khó khăn.

+ Các loại hình và các hoạt động du lịch chưa đa dạng phong phú, chưa có nhiều sức hút đối với các đối tượng khách du lịch. Vì vậy, chưa giữ chân được nhiều khách du lịch ở lại qua đêm tại khu du lịch.

Cơ hội Thách thức

+ Du lịch đang được ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, du lịch cũng được ưu tiên trong chính sách phát triển du lịch tại Ninh Bình

+ Việt Nam đang trở thành một điểm đến mới và độc đáo của khách du lịch Quốc tế. Xu hướng khách du lịch muốn đến thăm các VQG và KBT

+ Việc phát triển du lịch, thiếu nguyên tắc trong quản lý, quy hoạch với tầm nhìn chiến lược về phát triển bền vững gắn với bảo tồn các giá trị đặc biệt về cảnh quan và đa dạng sinh học thông qua phát triển du lịch sẽ tác động làm suy thoái môi trường tự nhiên, làm mất cảnh quan, ảnh hưởng đến những giá trị đa dạng sinh học và

tăng cao.

+ Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang quan tâm các dự án phát triển du lịch ở các VQG và KBT. + KBT Vân Long cũng là địa điểm được chú trọng quan tâm xây dựng thành một trong những khu du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Bình. Vân Long cũng là khu du lịch thứ 2/7 khu du lịch đã có quy hoạch chi tiết được UBND tỉnh phê duyệt. Đây là điều kiện thuận lợi để kêu gọi các nhà đầu tư cơ sở vật chất kinh doanh du lịch và là tiền đề để Vân Long có cơ hội phát triển.

+ Phát triển du lịch đem đến cơ hội hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo tồn, nâng cao thu nhập cho người dân.

các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên. + Người dân vùng đệm và du khách vẫn xâm nhập bất hợp pháp vào KBT sẽ ảnh hưởng tới tài nguyên du lịch. + Sự phát triển dân số và cơ sở hạ tầng quá mức sẽ phá vỡ vẻ đẹp hoang sơ của KBTTNĐNN Vân Long, và có thể tác động đối với hệ sinh thái mỏng manh.

+ Nhận thức của xã hội về phát triển bền vững còn thấp, mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn đang là thách thức lớn nhất với KBT.

+ Cạnh tranh trong thu hút đầu tư và phát triển du lịch ngày càng trở nên gay gắt.

Qua sơ đồ SWOT trên ta nhận thấy tiềm năng du lịch tại KBTTNĐNN Vân Long rất lớn, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều sinh cảnh rừng còn giữ được nét hoang sơ của tự nhiên. Nhiều nhà đầu tư đang quan tâm các dự án phát triển du lịch tại khu Bảo tồn. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức còn tồn tại. Đội ngũ các bộ quản lý chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trình độ giao tiếp còn hạn chế. Loại hình du lịch chưa phong phú, chưa khai thác hết tài nguyên thiên nhiên. Những đánh giá này là cơ sở rất quan trọng để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững cho khu vực này.

4.5.3. Đề xuất giải pháp và mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững

4.5.3.1. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững

a. Giải pháp quy hoạch, quản lý:

- Giải pháp quy hoạch:

Việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Cát Bà một cách bền vững, trong đó ưu tiên các mô hình phát triển mà ở đó người dân địa phương có điều kiện được đóng góp nhiều hơn vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa và được hưởng nhiều lợi ích từ hoạt động du lịch.

Những giải pháp đầu tiên là nghiên cứu, khảo sát cụ thể các điểm du lịch sinh thái và thực hiện các mô hình thí điểm ở một vài điểm trong thời hạn nhất định đặt ra nhằm rút kinh nghiệm, duy trì những mặt làm được, khắc phục những tồn tại, vướng mắc để từng bước phát triển, nhân rộng mô hình này.

Sản phẩm của quá trình quy hoạch là bản đồ các tuyến điểm du lịch sinh thái, tính toán sức chịu tải thực cho các tuyến và tiến hành khai thác có hiệu quả thường xuyên và đồng đều trên các tuyến điểm đó. Đây là tài liệu rất cần thiết, vừa là phương tiện hướng dẫn khách du lịch, vừa là công cụ bảo tồn bảo đảm du khách đi đúng chỗ, đúng hướng đúng mục đích và cung cấp cho du khách những thông tin quan tâm.

- Quản lý:

Xây dựng và đề xuất ban hành các văn bản pháp luật về quản lý du lịch (quy chế quản lý du lịch, quy chế xây dựng các công trình phục vụ du lịch…) nhằm quản lý thông suốt và thống nhất ở tất cả các cấp.

Có trách nhiệm quản lý chặt chẽ mọi hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn KBTTN được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ theo luật bảo vệ và phát triển rừng, luật bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành.

-Cán bộ kiểm lâm địa bàn, nhân viên chuyên trách được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ theo luật bảo vệ và phát triển rừng, luật bảo vệ môi trường và

các quy định quảng bá cho du lịch KBTTN nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế.

-Phối hợp với chính quyền các xã, các đơn vị liên quan thực hiện tốt luật bảo vệ và phát triển rừng, luật bảo vệ môi trường và các quy định song song với phát triển du lịch giới thiệu hàng hoá địa phương, phục vụ khách du lịch.

b. Giải pháp kinh tế, xã hội:

- Giải pháp kinh tế:

Tạo mọi điều kiện đầu tư phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn tài nguyên sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế, xã hội to lớn, cụ thể:

+) Cắt giảm phần tiền giao khoán quản lý bảo vệ rừng mà Nhà nước hàng năm phải thanh toán cho người dân nhận khoán theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 (100.000đ-200.000đ/ha).

+) Hình thành nguồn kinh phí bổ sung cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng trong KBTTN thông qua việc cho thuê môi trường vào mục đích kinh doanh DLST. Gắn lợi ích kinh tế từ sử dụng môi trường rừng với việc bảo vệ, phát triển ổn định lâu bền tài nguyên rừng.

+) Tăng nguồn thu cho ngân sách thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, +) Phát triển dịch vụ du lịch sẽ mở ra một thị trường to lớn tại chỗ về tiêu thụ nông sản, thủy sản, thực phẩm và hàng hoá cho nhân dân địa phương. Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cộng đồng dân cư trong khu du lịch.

+) Tạo sự đa dạng về các sản phẩm du lịch, góp phần làm phong phú các loại hình du lịch sinh thái trong KBTTN và tỉnh Ninh Bình. Tạo ra các điểm du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thư giãn lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.

- Giải pháp xã hội:

được nguồn lao động địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống nhân dân vùng du lịch.

+) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi sẽ được đầu tư xây dựng cũng góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của khu vực nhất là các địa bàn có hoạt động dịch vụ du lịch.

+) Dân trí của nhân dân trong vùng du lịch sẽ từng bước được nâng cao, an ninh trật tự, nếp sống văn minh, lành mạnh ở các điểm du lịch được đảm bảo.

+) Tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hóa địa phương với mọi miền trong nước và trên toàn thế giới thông qua du khách.

c. Phát triển và mở rộng các loại hình du lịch

Dựa vào những những đặc điểm tự nhiên về địa hình, địa chất, tài nguyên rừng, hệ sinh thái ĐNN và tài nguyên nhân văn tại KBTTNĐNN Vân Long ta có thể tổ chức các loại hình du lịch sinh thái như sau:

- Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp với thăm quan ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã của hệ sinh thái núi đá vôi và hệ sinh thái ĐNN tại KBT.

- Du lịch sinh thái đi thuyền trên lòng hồ Vân Long, thăm quan hệ thống hang động núi đá, quan sát Voọc quần đùi trắng (Loài động vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới, chỉ có thể quan sát ngoài tự nhiên duy nhất ở Vân Long).

- Du lịch sinh thái thăm quan học tập nghiên cứu HST rừng trên núi đá vôi và hệ sinh thái ĐNN nội đồng lớn nhất đồng bằng Bắc bộ.

- Du lịch sinh thái thám hiểm leo núi, đi bộ trong rừng.

- Du lịch sinh thái tại các di tích lịch sử, văn hóa giao lưu văn hóa với người dân địa phương.

- Du lịch sinh thái du thuyền trên lòng hồ Ðầm Cút.

- Tiếp tục phát triển loại hình du lịch Homestay, mở rộng loại hình du lịch này ra các xã vùng dự án.

* Các địa điểm du lịch:

+ Khu dịch vụ hành chính BQL rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long. + Khu vực Hang Bóng, Kẽm Trăm.

+ Khu vực chân núi Hoàng Quyển. + Khu vực chân núi Mèo Cào. + Khu vực Núi Ba Chon.

+ Khu vực Thung Quèn Cả - Thung Đàm Bái - Thung Lau (động Hoa Lư)

+ Khu vực lòng hồ Đầm Cút.

+ Khu vực tại các thôn: Tập Ninh, Thanh Uy – xã Gia Vân; thôn Vườn Thị, Gọng Vó, Đồi Ngô – xã Gia Hòa; thôn Cọt, Hoa Tiên xã Gia Hưng.

Địa điểm 1: Khu dịch vụ hành chính BQL rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long và khu bến thuyền trung tâm.

Địa điểm 2: Hang Bóng - Kẽm Trăm

Địa điểm 3: Khu vực chân núi Hoàng Quyển và khu vực xung quanh

Hình 4.3: Bức họa kỳ lạ chỉ xuất hiện sau khi té nước tại hang Thúi Thó

Địa điểm 4: Núi Mèo Cào

Địa điểm 5: Núi Ba Chon

Địa điểm 6: Đầm Cút - Quèn Cả - Đầm Bái - Động Hoa Lư

Địa điểm 7: Du lịch sinh thái tại các thôn, bản trong các xã tại KBT d. Giải pháp về tiếp thị quảng bá

Liên kết các điểm, các khu du lịch trong tỉnh bằng các hình thức đặt các biển quảng cáo, cấp phát tờ rơi giới thiệu khu du lịch sinh thái Vân Long tại các điểm và các khu du lịch đó. Liên kết các nhà hàng, khách sạn, các tuor du lịch trong và ngoài nước để quảng bá và giới thiệu hình ảnh của Vân Long cho khách du lịch.

Tăng cường sự hợp tác với các hãng thông tấn báo chí, các đài phát thanh truyền hình trong nước và nước ngoài để hỗ trợ cho việc xúc tiến quảng bá hình ảnh KBTTNĐNN Vân Long. Đầu tư xây dựng Website KBTTNĐNN Vân Long vì đây là kênh thông tin chủ yếu để khách du lịch cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu các thông tin về KBTTNĐNN Vân Long. Tham gia tích cực vào các hội chợ, liên hoan, triển lãm, hội thảo trong nước và quốc tế về du lịch và công tác bảo tồn. Đầu tư nhiều hơn nữa các công cụ tuyên truyền quảng bá như tờ rơi, sách, Panô để giới thiệu hình ảnh KBTTNĐNN Vân Long.

4.5.3.2. Đề xuất mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững:

Mô hình phát triển du lịch sinh thái phải tuân thủ những quy tắc cơ bản để hình thành các hoạt động du lịch sinh thái bao gồm:

Bô hình phát giá trị về tự nhiên, sinh thái và nhân văn: Các hoạt động du lịch sinh thái luôn được hình thành trên cơ sở khai thác có bảo tồn tuyệt đối các giá trị bản địa.

Cô hình phát giá trị về tự nhiên, sinh thái và nhân văn: Các hoạt động du lịch sinh thái luôn được mang lại lợi ích lớn nhất có thể cho cư dân bản địa.

Hô hình phát giá trị về tự nhiên, sinh thái và nhân văn: Các hoạt động du lịch sinh thái luôn được mang lại lợi ích lớn nhất có thể cho cư dân bản địa. các giá trị bản địa.h vụ du lịch. vật chất tinh thần.

Các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái KBTTN được phân biệt theo hai cơ chế như sau:

Một là: Ban quản lý KBTTN tự tổ chức các hoạt động sinh thái, trực tiếp làm chủ đầu tư và điều hành mô hình, sử dụng nguồn vốn tự có của Trung tâm Dịch vụ du lịch và có thể huy động từ các đơn vị, cá nhân thông qua hình thức liên doanh, liên kết góp vốn dưới phương thức hợp đồng kinh tế và phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn sau khi đã trừ đi các khoản chi phí trong quá trình xây dựng và vận hành mô hình.

Hai là: ban quản lý KBTTN cho các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp thuê môi trường rừng để đầu tư, kinh doanh du lịch sinh thái. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đó làm chủ đầu tư xây dựng, tự hạch toán và trang trải mọi chi phí, xây dựng và điều hành mô hình hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của ban quản lý KBTTN.

Phạm vi đầu tư của mỗi dự án, mỗi mô hình cụ thể có thể lớn, nhỏ khác nhau tùy thuộc vào khả năng, điều kiện, biện pháp tổ chức của mỗi doanh nghiệp, địa điểm cụ thể trên cơ sở quỹ đất hiện có, nguyện vọng của chủ doanh nghiệp và sự cân đối của KBT để vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn vừa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động du lịch sinh thái. Nhưng dù các dự án đầu tư theo cơ chế nào, ban quản lý KBT tự tổ chức các hoạt động sinh thái hay cho thuê môi trường rừng, biển đều phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long​ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)