KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long​ (Trang 40)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. đất ngập nước Vân Long.

4.1.1. Kết quả kinh doanh du lịch qua các năm theo chỉ tiêu ngành

4.1.1.1. Khách du lịch

Khách du lịch đến Vân Long chủ yếu là khách du lịch quốc tế (Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản), đối tượng khách du lịch có khả năng chi trả cao. Thông qua các hoạt động du lịch đã phần nào góp phần nâng cao đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch theo đúng định hướng của Đảng và nhà nước.

Số liệu thống kê về số lượng khách du khách đến Vân Long từ năm 2017 đến năm 2019 được thể hiện qua bảng 4.1

Bảng 4.1: Lượng khách du lịch đến KBT Vân Long ( 2017 - 2019)

Đơn vị: Lượt khách

TT Khách du lịch 2017 2018 2019

1 Khách đến KBT Vân Long 42.608 56.200 61.355

1.1 Khách quốc tế 36.120 48.860 51.675 1.2 Khách nội địa 6.488 7.340 9.680

(Nguồn phòng thống kê UBND xã Gia Vân năm 2020)

Qua bảng trên, có thể nhận thấy lượt khách du lịch đến với Vân Long năm 2019 tăng hơn năm 2017 là 18.747 người nhờ quảng bá du lịch đến khách du lịch ngày càng được tốt hơn

4.1.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Trong những năm gần đây tại khu trung tâm đón tiếp tại xã Gia Vân đã kêu gọi, thu hút được 5 dự án đầu tư cơ sở vật chất kinh doanh du lịch với

tổng số vốn trên 1.020 tỷ đồng. Các dự án hầu như đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để đi vào hoạt động khai thác du lịch như: Dự án Xây dựng công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Lập Phong; Dự án Xây dựng của công ty TNHH Thảo Sơn; Dự án Xây dựng công ty TNHH Ngôi Sao; Dự án Xây dựng công ty TNHH Thương mại và vận tải Hoàng Gia; Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Việt Đài; Dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng Emeralda Ninh Bình Resort.

Năm 2011 tại trụ sở Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư – Vân Long đã được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai dự án: “Đầu tư cơ sở hạ tầng khu dịch vụ hành chính Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư – Vân Long” với tổng mức đầu tư trên 18 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục nhà truyền thông và giáo dục cộng đồng, nhà chuyên gia và khu trưng bày mẫu vật,… đây là sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo tỉnh đến KBT Vân Long và là điều kiện tốt để nâng cải thiện điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo tồn và phát triển du lịch.

4.1.1.3. Doanh thu du lịch

Số liệu thống kê về doanh thu và nộp ngân sách từ các hoạt động du lịch tại Vân Long từ năm 2015 đến năm 2019 được thể hiện qua bảng 4.2:

Bảng 4.1: Doanh thu du lịch của Vân Long giai đoạn 2015-2019

Đơn vị: Triệu VNĐ

TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

1 Doanh thu 1.447 1.571 1.943 2.335 2.722

2 Nộp ngân sách 567 675 893 1.202 1.531

(Nguồn: Sở VH,TT&DL Ninh Bình năm 2019)

Từ bảng tổng hợp số lượng lượt khách đến Vân Long giảm nên doanh thu cũng bị giảm đi đáng kể. Do ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu nên lượng khách và mức chi tiêu của du khách đến các khu

du lịch nói chung và Vân Long nói riêng cũng giảm đi đáng kể. Đây là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến doanh thu từ hoạt động du lịch tại Vân Long.

Từ năm 2015 đến năm 2017 doanh thu luôn đạt ở mức gần 1,5 tỷ đồng đến xấp xỉ 2 tỷ đồng. Từ năm 2018 đến năm 2019 doanh thu đã đạt khoảng trên 2,3 tỷ đồng đến gần 2,8 tỷ đồng.

4.1.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái

Trong những năm gần đây, tại khu du lịch sinh thái Vân Long lượng khách đến Vân Long đã tăng mạnh mẽ nhờ sự quan tâm kịp thời của tỉnh, cùng với đó các doanh nghiệp du lịch vẫn chủ động phối hợp với các hãng lữ hành trong và ngoài nước đưa Vân Long thành một điểm du lịch không thể thiếu trong tour du lịch của khách quốc tế khi đến Việt Nam. Thông qua các hoạt động du lịch khu vực đất ngập nước Vân Long đã được du khách đánh giá cao về tài nguyên đa dạng sinh học cũng như cảnh quan tự nhiên hấp dẫn. Tuy nhiên lượng khách lưu trú tại Vân Long rất ít do còn thiếu các điểm vui chơi giải trí và sự kết nối giữa các tuyến du lịch trong KBT với nhau.

4.1.2.1. Du lịch Homestay

Hiện nay, loại hình du lịch sinh thái Homestay đang được chú trọng phát triển tại KBTTN ĐNN Vân Long. Homestay là hình thức du lịch bền vững, đặc biệt phù hợp với các quốc gia đa văn hóa như Việt Nam. Homestay thu hút mạnh khách du lịch là những lớp trẻ ham mê khám phá và trải nghiệm cuộc sống đa dạng. Doanh nghiệp tư nhân Ngôi Sao phối hợp với các công ty lữ hành tổ chức Homestay cho khách đến ở nhà dân, cùng người dân đi làm, tìm hiểu đời sống và những nét văn hóa rất đặc trưng của người dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng thông qua loại hình du lịch Homestay.

Bên cạnh việc phục vụ khách tham quan vùng đất ngập nước Vân Long, những năm gần đây tại xã Gia Vân và xã Gia Hòa đã có loại hình du

lịch Homestay được du khách quốc tế ưa thích. Các thôn trong vùng vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp của làng quê Bắc bộ với nhiều cây đa, bến nước. Đến đây, du khách có thể cưỡi xe do trâu kéo.

Trên hành trình du lịch bằng xe trâu, du khách sẽ được tham quan các di tích xuyên suốt 5 thôn trong xã Gia Vân gồm: Đình và chùa Phù Long - chùa Chi Lễ - đình và chùa Mai Trung - chùa Trung Hòa - chùa Tập Ninh. Sau khi tham quan, du khách sẽ đến nhà người dân để “ba cùng”: cùng ăn, cùng ở, cùng lao động sản xuất. Hiện Tập Ninh là thôn có nhiều hộ dân phối hợp với các hãng lữ hành phục vụ khách du lịch, điển hình là hộ ông Vũ Văn Hưởng, ông Lê Việt Cường, ông Phạm Văn Khoan.

KBT Vân Long được đánh giá là khu du lịch sinh thái đặc sắc, hấp dẫn du khách đến từ Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản và được tỉnh Ninh Bình chọn là một trong những khu du lịch trọng điểm. Theo thống kê của UBND xã Gia Vân, những năm gần đây, trung bình mỗi năm xã đón từ 55.000 đến hơn 65.000 khách du lịch, hoạt động du lịch đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 400 hộ dân trong xã (bao gồm các hộ có người chở đò, bán hàng thủ công, đón khách tại gia đình…) với mức thu nhập cao hơn làm nông nghiệp.

Tuy nhiên, hiện tại số lượng các nhà dân đủ tiêu chuẩn đón khách du lịch tại xã Gia Vân chưa nhiều, mới chỉ có hơn 20 hộ dân thực hiện mô hình Homesaty. Để phát triển loại hình du lịch Homesaty, các hộ dân rất cần sự đầu tư của các doanh nghiệp du lịch để có thể sửa sang nhà cửa, bố trí nhân lực thường xuyên đón tiếp khách, gắn bó với nghề du lịch.

4.1.2.2. Phát triển du lịch cộng đồng ở Vân Long

Những năm gần đây, du lịch cộng đồng đang từng bước trở thành điểm nhấn của Khu sinh thái đất ngập nước Vân Long. Nét dân dã, cuộc sống bình dị của người dân thôn quê hoà quyện với phong cảnh thiên nhiên đặc sắc... đã thu hút đông đảo khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.

Trong 2 năm (2012-2013), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Vân Long”. Đề tài tập trung nghiên cứu các chuyên đề như: Đặc điểm, mối quan hệ lịch sử với di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, đặc điểm địa hình, địa mạo Khu du lịch sinh thái Vân Long phục vụ phát triển du lịch; thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng... Đồng thời tập trung biên tập một bộ phim tư liệu khoảng 30 phút về hiện trạng du lịch tại Vân Long; xây dựng Atlas và sơ đồ quy hoạch phát triển du lịch Khu du lịch sinh thái Vân Long... Đề tài được kỳ vọng sẽ góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về cộng đồng, du lịch cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng và tìm ra những yêu cầu cần thiết để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, qua đó đưa vào áp dụng thực tiễn trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vân Long một cách bền vững, hiệu quả.

Điều đặc biệt ở mô hình này là công tác tổ chức du lịch hoàn toàn do người dân làm chủ, tự quản, tự phục vụ. Họ tận dụng những phương tiện thô sơ như xe trâu, thuyền nan, mang đậm chất dân dã để tổ chức các hoạt động du lịch hướng du khách về với sinh thái, thiên nhiên hoang dã. Trên tuyến du lịch đồng quê qua 5 thôn: Phù Long, Chi Lễ, Mai Trung, Tập Ninh, Trung Hoà, du khách sẽ ở cùng với người dân địa phương trong các ngôi nhà cổ độc đáo đặc trưng của vùng quê Bắc bộ với khung gỗ, nền đất, được trực tiếp lao động, tát nước gầu sòng, gầu dây, đi móc cua, cất vó, đánh giậm; khám phá những phiên chợ quê với các sản phẩm địa phương đặc trưng; cùng người dân làm cua nấu canh, thổi cơm vùi tro, xay lúa, giã gạo...

Việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đã mang lại lợi ích thiết thực cho bà con nông dân và chính quyền địa phương. Với khoảng 60.000 lượt khách mỗi năm, du lịch Vân Long đã giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 700 lao động, thu nhập bình quân của những người tham gia đón tiếp và phục vụ khách lưu trú tại gia đạt từ 2,5-3 triệu đồng/tháng.

Quan trọng hơn, dự án du lịch cộng đồng đã góp phần làm thay đổi ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều người trước đây sinh sống bằng nghề săn bắn chim, khai thác thủy sản đã chuyển sang làm du lịch hoặc tham gia vào đội bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này, Gia Vân đang gặp một số khăn như kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch chưa hoàn thiện: một số đoạn đường còn khó đi, chưa có vệ sinh công cộng; dịch vụ lưu trú chỉ đáp ứng được một bộ phận nhỏ nhu cầu của khách,… Nhiều gia đình ở đây mong muốn được hỗ trợ vốn để đầu tư cải tạo lại các phòng ở đủ tiêu chuẩn để đón khách.

Các hoạt động và vai trò của cộng đồng địa phương tham gia phục vụ phát triển du lịch tại KBTTN ĐNN Vân Long:

- Đưa khách đi tham quan trên đầm nước: Du khách sẽ được người dân chèo lái trên các chiếc thuyền nan thô sơ không có động cơ, máy nổ. Trên hành trình tham quan đầm nước, người dân địa phương chính là người hướng dẫn viên du lịch đồng thời là các tuyên truyền viên về giáo dục bảo tồn cũng như giám sát và nhắc nhở du khách các hoạt động gây hại đến môi trường.

- Cung cấp dịch vụ lưu trú: Cộng đồng địa phương sẽ cung cấp các dịch vụ lưu trú cho du khách tại chính ngôi nhà của mình. Qua đó, cộng đồng có thể giới thiệu cho du khách về nét văn hóa của địa phương.

- Tổ chức các hoạt động: Tại Vân Long cộng đồng có thể tổ chức biểu diễn một số loại hình văn hóa dân gian như hát, đốt lửa trại, kéo co, trò chơi dân gian.

- Hướng dẫn viên tại chỗ: Cộng đồng địa phương tuy là những người không có các kỹ năng du lịch nhưng họ lại là người hiểu về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lễ nghi, các phương thức canh tác, sản xuất,… với hiểu biết của mình họ sẽ lôi cuốn du khách một cách tự nhiên hơn so với các hướng dẫn viên chuyên nghiệp.

- Làm việc tại cơ sở lưu trú, kinh doanh lữ hành.

4.1.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch

Trong thời gian qua được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền việc quản lý nhà nước về du lịch tại đây đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét theo chiều hướng tích cực; tổ chức thực hiện các chương trình hành động theo định hướng chung; kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh nhằm hoàn thành kế hoạch, mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn huyện, phù hợp với định hướng chung của tỉnh, cũng như của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình.

Triển khai Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; Nghị Định 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, tạo hành lang pháp lý để các tổ chức cá nhân tham gia làm du lịch cùng thực hiện.

UBND huyện Gia Viễn đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch, trong đó các thành viên là cán bộ đầu ngành đóng trên địa bàn nhằm tập trung chỉ đạo phát triển du lịch của huyện; phối kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh thái Vân Long - là một trong hai khu du lịch trên địa bàn tỉnh đã thực hiện quy hoạch chi tiết. Tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút đầu tư tại khu du lịch.

UBND huyện Gia Viễn đã có quyết định thành lập trạm du lịch Vân Long, nhằm quản lý khai thác tài nguyên du lịch một cách có hiệu quả; hướng dẫn, tư vấn cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch và các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch khác. Tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển tại Khu du lịch sinh thái Vân Long.

Hàng nam tổ chức từ 3 đến 5 lớp bồi dưỡng, có khoảng 40 đến 50 cá nhân hộ gia đình và nhân viên các doanh nghiệp kinh doanh trên đại bàn để giúp nâng cao kiến thức du lịch cộng đồng cho người dân tại những xã có

tiềm năng du lịch trong Khu du lịch sinh thái Vân Long như: Xã Gia Vân, Gia Hưng, Gia Thanh và Gia Hoà. Thông qua chương trình này, ngay từ đầu nhân dân đã được nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch, tập trung chú trọng đến công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh du lịch.

Chính quyền sở tại các xã trong Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long phối hợp với Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long luôn chú trọng, tập trung triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ, công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh du lịch trong khu vực.

4.1.4. Tác động của phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương đất ngập nước Vân Long đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương

4.1.4.1. Tác động đến kinh tế xã hội tại địa phương

Thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch tại KBTTN ĐNN Vân Long, trong những năm vừa qua đã giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động của các xã vùng dự án đặc biệt là xã Gia Vân, từ việc tham gia nhỏ lẻ nay riêng xã Gia Vân đã giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 700 lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)