Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long​ (Trang 27 - 31)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:

Tài liệu thứ cấp là những tài liệu, số liệu sẵn có của khu vực nghiên cứu (cả ở dạng xuất bản và không xuất bản) về các vấn đề liên quan đến nội dung

nghiên cứu. Tài liệu thứ cấp giúp giảm bớt nội dung điều tra, bổ sung những nội dung khong điều tra được hay không tiến hành được. Thông qua thông rin thứ cấp giúp định hướng những công việc cần làm trong điều tra thực địa.

Những tài liệu thứ cấp thu được bao gồm:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu - Hệ thống hạ tầng, cơ sở của địa điểm nghiên cứu.

- Những công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học về tài nguyên của khu vực nghiên cứu.

- Tình hình bảo vệ và phát triển tài nguyên tại KBT. - Hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch của khu vực nghiên cứu. - Hiện trạng khách du lịch đến khu vực nghiên cứu.

- Những chính sách định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.

- Các tài liệu, báo cáo thống kê, các văn bản pháp luật liên quan đến điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường nơi nghiên cứu, tài liệu hội nghị, hội thảo về lĩnh vực du lịch sinh thái và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường bền vững.

Tuy nhiên, các số liệu thống kê thường không đầy đủ và đạt đột tin cậy cao nên đề tài còn thu thập thông tin, số liệu qua điều tra nhằm bổ sung những thông tin cần thiết phục vụ đề tài.

2.4.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:

- Phương pháp điều tra ngoại nghiệp: Quá trình thực hiện phương pháp nghiên cứu thực địa dựa chủ yếu là:

- Đánh giá nhanh tài nguyên Du lịch Sinh thái. - Đánh giá hiện trạng kinh tế – xã hội của khu vực

- Đi thực địa theo tuyến – khảo sát và đánh giá về hiện trạng tài nguyên du lịch: loài/ sinh cảnh/ cảnh quan...

Phương pháp này được tiến hành sau khi có những phân tích, nhận định khái quát về tài nguyên DLST ở KBTTN đất ngập nước Vân Long. Cụ thể, tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa để đánh giá các tuyến tiềm năng. Sử dụng máy ảnh để lưu giữ hiện trạng rừng, những phong cảnh có giá trị tham quan, sự xuất hiện của các loài sinh vật…

- Phương pháp điều tra xã hội học: đó là nắm được tâm lý, nguyện vọng của khách du lịch, cộng đồng dân cư khu du lịch và cách thức quản lý, tổ chức, hoạt động của các cơ quan, các doanh nghiệp liên quan đến du lịch và môi trường tại khu vực nghiên cứu.

- Phiếu phỏng vấn: Tác giả đã xây dựng phiếu phỏng vần dành cho du

khách tham quan trong và ngoài nước, tập trung vào các câu hỏi tìm hiểu về sự hiểu biết, cảm nhận về DLST, những nhu cầu tham quan du lịch và mong muốn sự đáp ứng của khu vực, khả năng phát triển...

Tận dụng thời gian khi khách dừng chân giải lao trên tuyến, nghỉ ngơi tại điểm du lịch, giải thích mục đích phỏng vấn, phát phiếu, dịch các câu hỏi sang tiếng Anh đối với khách nước ngoài. du khách có thể lựa chọn và điền nhanh vào các câu trả lời theo phiếu phỏng vấn. Các phiếu sâu phỏng vấn được tổng hợp lấy theo nhóm ý kiến và theo đa số để phân tích.

- Phỏng vấn sâu: Một số đối tượng quan trọng bao gồm các cán bộ cấp xã, huyện và kết hợp với tham vấn cán bộ của KBTTN đất ngập nước Vân Long, và những người dân địa phương sẽ là kênh thông tin hữu ích.

Sử dụng những câu hỏi đơn giản, thiết thực, tập trung vào việc nhận thức giá trị, tiềm năng du lịch, những ảnh hưởng của du lịch đến cộng đồng, khả năng tham gia... để tổng hợp đánh giá.

- Phương pháp tham vấn.

+ Tham vấn chuyên gia: những người có chuyên môn sâu và hiểu biết rộng đã và đang làm trong lĩnh vực du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học để thu thập thông tin, nhận định, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của khu vực.

+ Tham vấn cán bộ lãnh đạo quản lý: Tham vấn cán bộ KBT, cán bộ các ban nghành địa phương liên quan.

+ Tham vấn người dân: Tham vấn người dân có tầm hiểu biết sâu rộng và đang tham gia làm du lịch địa phương về nhận thức, nhu cầu, khả năng tham gia, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên trong khu vực,…

Đề tài xây dựng 3 mẫu phiếu điều tra (mỗi mẫu phiếu từ 15 - 20 chỉ tiêu tập trung vào các vấn đề quan tâm của đề tài) phỏng vấn 3 đối tượng:

+ 100 phiếu dành cho du khách bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa. + 50 phiếu dành cho cộng đồng dân cư.

+ 10 phiếu dành cho các cơ quan và doanh nghiệp liên quan đến du lịch và môi trường tại khu vực nghiên cứu.

Các phiếu khảo sát được xây dựng trên cơ sở áp dụng phương pháp thang đo thái độ Likert [19], với 5 mức độ để khảo sát mức độ đánh giá của các đối tượng được hỏi về các nội dung cần khảo sát mỗi cấp độ đánh giá tương ứng với một thang điểm cho trước để tính điểm (1 điểm - hoàn toàn không đồng ý; 2 điểm - đồng ý một phần; 3 điểm - trung bình; 4 điểm -đồng ý; 5 điểm - rất đồng ý). Cụ thể như sau:

Mức đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Trung bình Đồng ý 1 phần Hoàn toàn không đồng ý Điểm đánh giá 5 điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm

Mẫu phiếu khảo sát được nêu trong phần phụ lục.

Ngoài ra trong quá trình điều tra có những nội dung phát sinh không có trong mẫu phiếu, tiến hành phỏng vấn để bổ sung các thông tin, đồng thời giúp người điều tra tiếp cận hơn với các đối tượng điều tra nhằm xác minh tính chính xác của các thông tin thu thập được trong mẫu phiếu điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long​ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)