Đất đai và địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an​ (Trang 51 - 53)

II Rừng trồng

4.1.5.2. Đất đai và địa hình

Bảng 4.10. Yêu cầu của cây Keo lai về đất và địa hình Mức độ Độ cao tuyệt đối (m) Nhóm đất Độ dày tầng đất (cm) Thích hợp 1-250 Đất xám, đất feralit > 100 Mở rộng 251-500 Đất phù sa, đất phaeozems 50-100 Hạn chế 501-750 Đất cát, đất tích vôi 10-50

Không thích hợp > 750 Đất núi đá, đất trơ sỏi đá < 10

Bảng 4.10 là yêu cầu sinh thái của Keo lai về độ cao, nhóm đất và độ dày tầng đất. Kết quả điều tra 50 phẫu diện cho thấy: nhóm đất ở khu vực nghiên cứu là feralit, độ cao tuyệt đối đều nhỏ hơn 250m, như vậy là điều kiện về độ cao và nhóm đất ở đây là phù hợp với yêu cầu của cây Keo lai. Còn độ dày tầng đất, trong 50 phẫu diện được điều tra trên 50 OTC thì có tới 32 OTC có độ dày tầng đất từ 50 – 100 cm chiếm 64%, còn lại 18 OTC chiếm 36% có độ dày tầng đất > 100cm. Như vậy có thể kết luận là đất và địa hình ở đây cơ bản là phù hợp với Keo lai.

* Bản đồ thích hợp loài cây Keo lai tại huyện Thanh Chƣơng

Tác giả tiến hành xây dựng bản đồ thích hợp cho loài Keo lai tại huyện Thanh Chương trên cơ sở so sánh mức độ thích hợp yêu cầu sinh thái của nó với các điều kiện tương ứng tại đây. Bản đồ giúp ta xác định được trên địa bàn huyện Thanh Chương những địa điểm nào thích hợp, mở rộng, hạn chế hay không thích hợp cho Keo lai. Bản đồ thích hợp cây trồng cho loài Keo lai tại Thanh Chương được cho ở hình 4.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an​ (Trang 51 - 53)