Tình hình sâu bệnh hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an​ (Trang 53 - 54)

II Rừng trồng

4.1.5.3. Tình hình sâu bệnh hạ

Xác định cấp bị hại và phân hạng mức độ gây hại thành 3 mức dựa theo tiêu chuẩn ngành 04 – TCN – 27 – 2001 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (Quyết định 2181/2001/TCN-BNN ngày 23 – 05 – 2001).

- Nguy hiểm (nặng): mức độ hại từ cấp III đến IV, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng hoặc làm chết cây, diện tích bị hại lớn.

- Tương đối nguy hiểm (trung bình): mức độ hại từ cấp II đến III, có ảnh hưởng đến sinh trưởng, ít có khả năng làm chết cây, diện tích bị hại không lớn.

- Ít nguy hiểm (nhẹ): thường thấy xuất hiện, mức độ gây hại từ cấp I đến II, ảnh hưởng ít đến sinh trưởng của cây, diện tích bị hại nhỏ và rải rác.

Bảng 4.11. Tình hình sâu bệnh hại Keo lai

Tên Việt Nam Tên Latinh Mức độ gây hại

Sâu hại

Bọ xít xanh Nezara viridula Linnaneus Nhẹ

Bướm vàng hại keo Eurema heccabe Linnaneus Nhẹ

Sâu đục thân keo Xyleutes sp. Nhẹ

Sâu xám Agrotis ypsilon Rott Nhẹ

Dế mèn nâu lớn Brachytrupes portentosus Licht Nhẹ

Dế mèn nâu nhỏ Gryluss testaceus Walker Nhẹ

Mối Odontotermes sp. Trung bình

Bệnh hại

Bồ hóng Meliola sp. Nhẹ

Loét thân Btryosphaeria sp. Nhẹ

Đốm lá Colletotrichum sp. Nhẹ

Bảng 4.11 cho thấy các loại sâu bệnh hại ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là ở mức nhẹ, chỉ có mối là ở mức trung bình. Đối với diện tích rừng mới trồng thì loài sâu gây hại chủ yếu làm giảm tỷ lệ sống là dế, còn khi rừng đã khép tán thì loại sâu gây hại chủ yếu là mối. Ngoài ra còn có một số loại sâu bệnh hại khác được liệt kê ở bảng 4.11. Khi điều tra tình hình sâu bệnh hại ở rừng keo lai tại khu vực nghiên cứu, tác giả đã phỏng vấn một số hộ trồng rừng cũng như một số cán bộ kỹ thuật ở đây, được biết là cũng có một số biện pháp phòng trừ mối, dế ngay từ khâu trồng rừng nhưng các biện pháp đó không mang lại nhiều hiệu quả.

Còn các loại sâu bệnh hại khác thì do mức độ gây hại còn nhẹ nên cũng chưa chú ý và chưa áp dụng biện pháp phòng trừ cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an​ (Trang 53 - 54)