Chăm sóc và bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an​ (Trang 57)

II Rừng trồng

4.2.3.2. Chăm sóc và bảo vệ

Việc chăm sóc và bảo vệ rừng Keo lai yêu cầu lao động, chi phí ít hơn so với các loài cây khác. Tại huyện Thanh Chương rừng Keo lai được trồng quảng canh nên chi phí cho việc chăm sóc không cao như các lâm phần Keo lai thâm canh toàn diện ở các khu vực khác. Tuy chăm sóc theo hình thức quảng canh có năng suất không bằng thâm canh toàn diện nhưng sự lựa chọn này được xem là phù hợp. Thứ nhất, năng suất rừng trồng ở đây cũng tương đối cao. Thứ hai, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, các hộ dân không đủ nguồn lực về tài chính và lao động để có thể thực hiện thâm canh toàn diện nên nếu lựa chọn thâm canh toàn diện rừng trồng Keo lai thì tính khả thi của nó không cao bằng việc lựa chọn hình thức quảng canh. Giai đoạn chăm sóc và bảo vệ cũng là một giai đoạn quyết định đến năng suất của Keo lai. Thực tế tại huyện Thanh Chương thì việc chăm sóc rừng trồng Keo lai được tiến hành đơn giản, chỉ chủ yếu tập trung phát luỗng dây leo, cỏ dại trong 3 năm đầu là chính. Việc chặt nuôi dưỡng chưa thực hiện đúng như thiết kế, các hộ dân tự ý chặt cây trong rừng một cách rải rác, thường bắt đầu từ năm thứ 3. Điều này được lý giải là để phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân. Trong 30 hộ được phỏng vấn thì chỉ có 6/30 hộ (chiếm 20%) là chỉ vào rừng để khai thác củi, còn lại đều có thừa nhận là thường vào rừng để khai thác Keo để bán lấy tiền hoặc sử dụng trong gia đình. Kết quả phỏng vấn cho thấy 100% các hộ dân ở đây đều có nuôi gia súc như trâu, bò… vì thế trở ngại lớn nhất là những tổn hại do việc chăn thả gia súc gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an​ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)