Sinh trưởng của Keo lai trên các dạng địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an​ (Trang 46 - 47)

II Rừng trồng

4.1.3.3. Sinh trưởng của Keo lai trên các dạng địa hình

* Chỉ tiêu D1.3 và Hvn

Kết quả so sánh cho thấy, cả hai chỉ tiêu D1.3 và Hvn của các lâm phần Keo lai tuổi 3 và tuổi 5 đều có hạng trung bình ở vị trí địa hình chân > hạng trung

bình vị trí sườn > hạng trung bình ở vị trí đỉnh. Kiểm tra giả thuyết H theo công thức (2 - 27) thì cả D1.3 và Hvn đều có xác suất của 2

< 0,05 nên giả thuyết H bị bác bỏ, tức là sinh trưởng của chúng ở các vị trí địa hình khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Đối với cả D1.3 và Hvn thì ở vị trí chân có hạng trung bình cao nhất nên sinh trưởng tốt nhất, tiếp đến là vị trí sườn, cuối cùng là vị trí đỉnh có hạng trung bình thấp nhất nên sinh trưởng của cả hai chỉ tiêu này là kém nhất.

Lâm phần Keo lai tuổi 7 chỉ có 2 vị trí địa hình là chân và sườn. Kết quả phụ lục 6.8 cho thấy cả D1.3 và Hvn đều có xác suất của Z < 0,05 nên có thể khẳng định có sự khác nhau rõ rệt về sinh trưởng của D1.3 và Hvn ở 2 vị trí địa hình chân và sườn. Và ở vị trí chân có tổng hạng và hạng trung bình lớn hơn ở vị trí sườn nên có thể kết luận là sinh trưởng của D1.3 và Hvn ở vị trí chân là tốt hơn. Chi tiết xem phụ lục 6.8.

* Chỉ tiêu trữ lượng

Sinh trưởng trữ lượng trên các dạng địa hình được tổng hợp ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Sinh trưởng trữ lượng trên các dạng địa hình

Tuổi Địa hình M/ha (m3/ha) M/ha (m3/ha/năm)

Tuổi 3 Chân 46,36 15,45 Sườn 30,57 10.19 Đỉnh 28,26 9,42 Tuổi 5 Chân 107,29 21,46 Sườn 78,17 15,63 Đỉnh 75,11 15,02 Tuổi 7 Chân 138,61 19,80 Sườn 133,32 19,05

Kết quả bảng 4.7 cho thấy M/ha và M/ha ở vị trí chân là cao nhất, tiếp đến là vị trí sườn và cuối cùng là vị trí đỉnh. Điều ấy chứng tỏ sinh trưởng trữ lượng ở vị trí địa hình chân là tốt nhất, sau đó đến vị trí sườn và sinh trưởng kém nhất là ở vị trí đỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an​ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)