Hiệu quả môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an​ (Trang 66 - 71)

M (m3) Đơn giá đ) Thành tiền đ)

4.3.3. Hiệu quả môi trƣờng

Hiệu quả môi trường hay hiệu quả sinh thái của việc trồng rừng Keo lai mang lại bao gồm nhiều mặt: tác dụng đối với đất đai, nước và không khí… sức sinh trưởng và khả năng kháng sâu bệnh hại, lửa rừng của Keo lai.

- Tác dụng với khí hậu, không khí CDM:

Việc trồng rừng rõ ràng là có tác dụng cải thiện khí hậu đáng kể. Từ khi rừng non bắt đầu khép tán, hình thành nên tiểu khí hậu rừng. Tiểu khí hậu rừng khác nhiều so với điều kiện khí hậu nơi đất không có rừng. Rừng có tác dụng điều

chỉnh nhiệt độ, hấp thụ, bức xạ nhiệt, gió trong khí quyển làm cho khí hậu dễ chịu, mát mẻ hơn. Rừng còn có khả năng cố định lượng bụi trong khí quyển…

Trồng rừng còn có tác dụng điều tiết chế độ thủy văn, đảm bảo chất lượng nước cũng như khả năng chống xói mòn…

Rừng Keo lai trồng thuần loài cũng có vai trò nhất định trong việc giảm tác dụng của khí nhà kính (Các loại khí nhà kính bao gồm: 1. Dioxit carbon (CO2), 2. Metan (CH4), 3. Oxit nitơ (N2O), 4. Hydrofluo carbon (HFCs), 5. Perfluoro carbon (PFCs), 6. Sunfua hexafluorit (SF6)), cũng như vai trò của nó trong các dự án CDM (Clean development mechanism – Cơ chế phát triển sạch) đang dần được triển khai tại nước ta. Theo nguồn từ UNEP, trong chu trình carbon toàn cầu, lượng carbon lưu trữ trong thực vật thân gỗ và trong lòng đất khoảng 2,5 Tt (1Tt (terra ton) = 1012 tấn = 1018g) (bao gồm trong đất, sinh khối tươi và vật rơi rụng), trong khi đó khí quyển chỉ chứa 0,8 Tt. Dòng carbon trao đổi do sự hô hấp và quang hợp của thực vật là 0,61Tt và dòng trao đổi giữa không khí và đại dương là 0,92 Tt.

Theo chu trình trên, trong tổng số 5,5Gt – 6,6Gt (1Gt (1 giga ton) = 109 tấn = 1015g) lượng carbon thải ra từ các hoạt động của con người, có khoảng 0,7Gt được hấp thụ bởi các hệ sinh thái bên trên bề mặt trái đất. Và hầu hết lượng carbon trên trái đất được tích lũy trong đại dương và các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới.

Theo Vũ Tấn Phương (2007) [76] thì Tương quan giữa DBH với tổng trữ lượng Cacbon (CS) của Keo lai (dạng gộp) tính bằng kg/cây được xác định qua phương trình: CS = 0,095*DBH2,31 với DBH là đường kính ngang ngực. Như vậy có thể xác định lượng carbon mà Keo lai hấp thụ, kết quả ở bảng 4.19.

Bảng 4.19. Khả năng hấp thụ carbon của các lâm phần Keo lai tuổi 7

OTC CS (kg /ha)

Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Tổng

42–43–49 3052,285 7787,461 15135,765 25343,495 38616,703 55134,352 145.070,061

44–50 2871,091 7325,171 14237,254 23839,019 36324,283 51861,388 136.458,206

45–48 2911,938 7429,387 14439,809 24178,179 36841,073 52599,226 138.399,612

46–47 3015,178 7692,789 14951,760 25035,394 38147,239 54464,083 143.306,443

TB 2962,623 7558,702 14691,147 24599,022 37482,324 53514,762 140.808,580

Bảng 4.20. Hiệu quả CDM của các lâm phần Keo lai tuổi 7

OTC $/ha (USD/ha)

Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Tổng

42–43–49 15,261 38,937 75,679 126,717 193,084 275,672 725,35

44–50 14,355 36,626 71,186 119,195 181,621 259,307 682,29

45–48 14,560 37,147 72,199 120,891 184,205 262,996 691,998

46–47 15,076 38,464 74,759 125,177 190,736 272,320 716,532

TB 14,813 37,794 73,456 122,995 187,412 267,574 704,044

Bảng 4.19 và 4.20 cho thấy 1ha Keo lai, chu kỳ kinh doanh 7 năm có khả năng hấp thụ được 140.808,58 kg carbon. Với giá khoảng 5USD/tấn CO2 thì ngoài những giá trị kể trên, giá trị CDM của 1ha Keo lai trong cả chu kỳ kinh doanh 7 năm là 704,044 USD/ha = 11.687.130 đồng/ha (theo tỷ giá ngày 11/09/2008).

- Tình hình sâu bệnh hại rừng Keo lai:

Trong khu vực nghiên cứu thấy có xuất hiện một số loài sâu và bệnh hại Keo lai, tuy nhiên chủ yếu là ở mức độ gây hại nhẹ. Đó là điều kiện thuận lợi cho cây

sinh trưởng và phát triển tốt, góp phần tăng năng suất cây trồng và đảm bảo về sinh thái. Kết quả phỏng vấn 30 hộ gia đình trồng rừng Keo lai cho thấy ảnh hưởng của sâu bệnh hại tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là nhẹ, nhưng cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến sinh trưởng, phát triển cũng như chất lượng của rừng trồng.

- Tình hình cháy rừng trồng Keo lai:

Lửa rừng là một nhân tố sinh thái. Sự xuất hiện của lửa rừng, mức độ và quy mô của đám cháy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, địa hình, kiểu rừng và loại hình thực bì… Tại khu vực nghiên cứu trong những năm trở lại đây, diện tích bị cháy chủ yếu là rừng trồng, chiếm đến 70%. Một số loài cây rừng trồng thường hay bị cháy đó là: Thông, bạch đàn, keo lá tràm… nhưng chưa thấy có diện tích Keo lai nào bị cháy. Có thể do áp dụng tốt biện pháp chăm sóc phát dọn thực bì tốt, nhưng cũng có thể chưa bị tác động của nguồn lửa gây cháy. Kết quả phỏng vấn 30 hộ gia đình trồng Keo lai cho thấy diện tích trồng rừng Keo lai của cả 30 hộ đều chưa bị cháy. Việc đảm bảo an toàn về lửa rừng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả của rừng trồng.

- Thay đổi môi trường đất:

Các biện pháp như bón phân, làm đất, chăm sóc đã tác động vào đất và cây trồng, làm thay đổi một số tính chất hóa, lý của đất. Trong khuôn khổ luận văn tác giả chưa có nghiên cứu cụ thể về sự thay đổi tính chất hóa, lý của đất tại khu vực nghiên cứu. Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đã chứng minh cho quá trình cải thiện đất của trồng rừng Keo lai.

Kết quả nghiên cứu của Vũ Tấn Phương (2001) [75] khi nghiên cứu độ phì của đất dưới tán rừng Keo lai ở tuổi 2 đến tuổi 6 tại Ba Vì cho thấy đã có sự cải thiện rõ rệt, độ phì của đất tăng khi tuổi rừng tăng. Lượng rơi rụng luôn đồng biến với tuổi rừng, lượng rơi rụng của Keo lai ở tuổi 2 là khoảng 3,4 tấn/ha/năm và ở tuổi 6 khoảng 13,9 tấn/ha/năm. Đây là nguồn đóng góp chất hữu cơ chủ yếu cho đất thông qua quá trình phân giải lớp thảm mục này. Tác giả cũng đã nghiên cứu và đưa ra kết quả sự biến đổi vi sinh vật đất dưới tán rừng Keo lai và chủ

yếu là vi sinh vật cố định đạm đã tăng từ 1,6 đến 12 lần so với đối chứng (đất không có rừng). Các chỉ tiêu hóa tính của đất dưới rừng Keo lai 6 tuổi cũng có sự thay đổi lớn so với đối chứng. Hàm lượng mùn tổng số tăng 1,4 lần, hàm lượng đạm ở tầng đất mặt được cải thiện rõ rệt, mức tăng hơn so với đối chứng là 2,2 lần. Các chỉ tiêu hoá tính khác như Al3+, Ca2+, Mg2+ và H+ chưa có sự thay đổi đáng kể và không có biểu hiện rõ nét về chiều hướng biến đổi.

Kết quả nghiên cứu của GS. Lê Đình Khả (1999) [41] về khả năng cải tạo đất của Keo lai, đối với rừng trồng 5 tuổi tại Ba Vì cho thấy, trên lớp đất mặt 0 – 10cm dưới tán rừng có tổng số tế bào sinh vật trong 1g đất dưới tán rừng Keo lai (1760 x 106), gấp 5 – 17 lần so với loài Keo bố mẹ đối chứng (101x106 – 386 x 106) và gấp 96 lần mẫu đất lấy ở nới đất trống không có rừng (18,4 x 106). Kết quả này chứng tỏ khả năng cải tạo đất của Keo lai là rất tốt.

Kết quả nghiên cứu của Đoàn Hoài Nam (2006) đối với rừng thâm canh Keo lai 6 tuổi tại Bầu Bàng – Bình Dương [60] cho thấy: sau 6 năm trồng độ chua của đất có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều vì độ pHKCl có giảm đi một ít so với trước khi trồng, trước khi trồng pHKCl biến động từ 3,87 – 4,16 và sau khi trồng rừng Keo lai pHKCl biến động từ 3,69 – 3,99. Hàm lượng đạm tổng số trong đất có xu hướng giảm nhưng mức độ không cao. Hàm lượng mùn đã tăng lên khá rõ ở cả 3 tầng đất, hàm lượng mùn ở tầng 0 – 20cm đã tăng lên 0,52%, ở tầng 20 – 40cm đã tăng lên 0,28% và tầng 40 – 60cm tăng lên 0,34%. Tỷ lệ C/N sau 6 năm trồng (14 – 15,8) cao hơn hẳn so với trước khi trồng (10,4 – 13,8) ở cả tầng mặt đến độ sâu 60cm. Hàm lượng chất dễ tiêu P2O5 và K2O trong đất trước khi trồng đều ở mức nghèo, sau 6 năm trồng Keo lai các chất dinh dưỡng khoáng này đã tăng lên đạt ở mức trung bình. Các nguyên tố Ca2+

, Mg2+ và Al3+ trao đổi trong đất đều có xu hướng giảm, nhưng H+ là có chiều hướng tăng, vì thế đất chua hơn. Thành phần cơ giới có sự thay đổi, tỷ lệ cấp hạt có kích thước > 0,02mm tăng và cấp hạt có kích thước từ 0,02 – 0,002mm giảm

đáng kể, đất có chiều hướng thông thoáng và thoát nước hơn, nhưng khả năng giữ nước và hấp phụ trao đổi có kém đi.

Như vậy có thể khẳng định rằng rừng Keo lai đã có ảnh hưởng làm thay đổi tính chất hóa lý của môi trường đất dưới tán rừng theo chiều hướng tích cực, có lợi cho cây trồng. Tại khu vực nghiên cứu, tính chất hóa lý của đất dưới tán rừng Keo lai thay đổi như thế nào, tích cực đến mức độ nào và các yếu tố thay đổi cụ thể ra sao thì cần phải có những nghiên cứu sâu hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an​ (Trang 66 - 71)