Rà soát đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật để tổ chức gửi đi đào tạo và đào tạo lại cho phù hợp với các chuyên ngành và nhu cầu sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an​ (Trang 74 - 79)

đào tạo và đào tạo lại cho phù hợp với các chuyên ngành và nhu cầu sản xuất kinh doanh của địa phương. Để từ đó xây dựng được một đội ngũ cán bộ vừa có trình độ chuyên môn, vừa có năng lực làm công tác giảng viên ở cơ sở.

- Mở các lớp tập huấn khuyến lâm cho người dân tham gia để tuyên truyền, trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng cơ bảng nhất để áp dụng vào sản xuất lâm nghiệp.

4.4.5. Giải pháp về tài chính

- Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn: Do vốn đầu tư từ nhiều nguồn, nhiều tổ chức nên cần phải lập kế hoạch, chọn cơ cấu đầu tư cho hợp lý. Để đánh giá hiệu quả đồng vốn đầu tư vào rừng trồng Keo lai, nhất thiết phải tiến hành tổ chức giám sát, đánh giá từng chương trình, từng hạng mục, từng dự án đầu tư cụ thể. Việc đánh giá này phải được thực hiện bởi một bộ phận độc lập, hoạt động theo cơ chế riêng, có thẩm quyền nhất định.

4.4.6. Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng tại Nghệ An khá thuận lợi. Sản phẩm gỗ rừng trồng ngoài được chế biến ngay trong tỉnh còn được xuất đi các tỉnh khác làm nguyên liệu cho các nhà máy giấy, cho các cơ sở chế biến ở các tỉnh khác như Hà Nội, Hải Phòng… Nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng Keo lai ở Nghệ An chưa lớn, nhưng nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, thị trường ngày càng mở rộng. Vì thế sản phẩm nguyên liệu gỗ rừng trồng Keo lai hứa hẹn sẽ có một thị trường tiêu thụ ổn định trong tương lai. Chính điều này cũng là một lý do khiến các hộ dân tích cực nhận đất rừng để trồng Keo lai. Tuy nhiên cũng cần phải có sự quản lý của Nhà nước, các cơ quan ban ngành để đảm bảo giá bán gỗ Keo lai ở mức phù hợp, chống hiện tượng tư thương ép giá, đảm bảo quyền lợi cho người trồng rừng.

4.4.7. Giải pháp về quy hoạch và phát triển

Định hướng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng lựa chọn cây Keo lai làm cây trồng rừng nguyên liệu. Cần phải có những quy hoạch chi tiết về vùng trồng rừng Keo lai sao cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội khu vực. Việc quan trọng là phải vận dụng kinh nghiệm thực tế, kiến thức bản địa để khảo sát lựa chọn, cũng như kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu khoa học chọn được địa điểm trồng Keo lai thích hợp, đó là phải có

điều kiện lập địa phù hợp với nhu cầu sinh thái của cây Keo lai, phải là những nơi khuất gió để giảm thiểu thiệt hại do gió bão gây ra. Kiên quyết không trồng ở

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Rõ ràng Keo lai là cây trồng phổ biến và ưa thích trong các loài cây lâm nghiệp. Nó đã tạo thành một diện tích lớn trong những rừng trồng ở Thanh Chương nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Do vậy sản lượng của nó chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các loại gỗ khác. Điều đó cho thấy:

- Phân bố:

- Đặc điểm phân bố N/D1.3 và N/Hvn được mô phỏng khá tốt bằng phân bố Weibull. Giá trị của các tham số α phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau của lâm phần. So sánh giá trị α thì nhận thấy rằng sinh trưởng về chiều cao diễn ra sớm hơn và nhanh hơn sinh trưởng về đường kính. Quan hệ tương quan Hvn – D1.3 của các lâm phần Keo lai tại khu vực nghiên cứu được mô tả bằng các dạng hàm (2 – 15), (2 – 16), (2 – 18), (2 – 19), (2 – 20) và (2 – 22) với hệ số xác định dao động thấp nhất là 0.404 và cao nhất là 0.865. Như vậy các dạng phương trình này hoàn toàn đủ tin cậy để sử dụng.

- Đặc điểm sinh trưởng về D1.3 và Hvn ở mỗi tuổi là tương đối đồng đều giữa các OTC vì ta thấy sai tiêu chuẩn của chúng là tương đối nhỏ. D1.3 dao động trong khoảng từ 8,79 đến 9,11 cm ở tuổi 3, từ 11,92 đến 13,59 cm ở tuổi 5, từ 15,87 đến 16,64 cm ở tuổi 7. Còn Hvn thì tuổi 3 từ 8,6 đến 9,4 m, ở tuổi 5 từ 11,75 đến 13,39 m và ở tuổi 7 từ 15,31 đến 15,93 m. Các đường cong thực nghiệm có độ lệch và độ nhọn tương đối phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau của lâm phần. Sinh trưởng của cả D1.3 và Hvn ở cấp đất II là tốt hơn hẳn cấp đất III, cũng như thế sinh trưởng của 2 chỉ tiêu này cũng khác nhau trên các vị trí địa hình khác nhau, tốt nhất là vị trí chân, tiếp đến là vị trí sườn và kém nhất là vị trí đỉnh.

- Trữ lượng các lâm phần Keo lai trung bình là 35,96 m3 ở tuổi 3, ở tuổi 5 là 89,2 m3 và 135,97 m3 ở tuổi 7. Như vậy trữ lượng trung bình là khá cao nhưng mức

độ chênh lệch cũng là không nhỏ. Tuổi 3 trữ lượng dao động từ 27,9 - 53,19 m3 , ở tuổi 5 từ 73,85 – 113,3 m3

, còn ở tuổi 7 mức độ chênh lệch ít hơn từ 133,11 – 140,13 m3. Lượng tăng trưởng trữ lượng hàng năm ở tuổi 3 dao động từ 9,3 – 17,73 m3/ha/năm, tuổi 5 là từ 14,77 – 22,66 m3/ha/năm, tuổi 7 là từ 19,02 – 20,02 m3/ha/năm. Trữ lượng cao nhất ở tuổi 7 đạt đến 140,13 m3

, thấp nhất cũng đạt đến 133,11 m3

. Sinh trưởng trữ lượng ở các vị trí địa hình khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Sinh trưởng M ở vị trí chân tốt hơn vị trí sườn.

- Đánh giá chất lượng lâm phần bằng chỉ tiêu tổng hợp Icl. Kết quả là ở tuổi 3, Icl trung bình cấp đất II là 460,17 và cấp đất III là 399,17. Ở tuổi 5, Icl trung bình cấp đất II là 485,85 và cấp đất III là 480,84. Còn Icl của các lâm phần Keo lai tuổi 7 do các OTC đều thuộc cấp đất II nên khá đồng đều, sự chênh lệch ở đây là không nhiều, trung bình của cấp đất II là 567,93. Như vậy ở tuổi 3 và 5, chất lượng các lâm phần Keo lai có sự biến động tương đối lớn chứng tỏ chất lượng không đồng đều giữa các lâm phần keo lai ở các cấp đất khác nhau tại khu vực nghiên cứu. Nhưng sự chênh lệch giữa trung bình cấp đất II và cấp đất III lại không lớn.

- Điều kiện khí hậu, đất đai và địa hình ở đây là tương đối phù hợp với Keo lai. Các yếu tố cơ bản của khí hậu, đất đai và địa hình đều ở mức phù hợp hoặc mở rộng so với yêu cầu sinh thái của loài cây này.

- Tình hình sâu bệnh hại ở khu vực nghiên cứu: có xuất hiện các loài sâu hại như bọ xít xanh, bướm vàng hại keo, sâu đục thân keo, sâu xám, dế mèn nâu lớn, dế mèn nâu nhỏ và mối. Bệnh hại thì có bồ hóng, loét thân và đốm lá. Nói chung tình hình sâu bệnh hại ở đây chỉ ở mức độ nhẹ. Thực tế tại khu vực nghiên cứu, chưa có các biện pháp phòng trừ.

- Qui trình trồng và chăm sóc được áp dụng tại địa phương là có cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và trình độ khoa học kỹ thuật tại khu vực nghiên cứu, tuy nhiên việc thực hiện là chưa triệt để. Xuất phát từ thực tế khách

quan khu vực nghiên cứu, tác giả đã mạnh dạn bổ sung một số công việc trong qui trình nhằm phát triển loài cây này phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. - Hiệu quả kinh tế: đầu tư cho 1ha để trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác là 21.528.663 đồng/ha, với chu kỳ kinh doanh 7 năm thu nhập là 57.106.462 đồng/ha, lãi là 35.577.799 đồng/ha. Giá trị lợi nhuận hiện tại ròng là 25.490.021 đồng/ha, tỷ suất thu nhập trên chi phí BCR = 2,58 (tức là 1 đồng vốn bỏ ra thu về được 2.58 đồng lãi) và tỷ suất thu hồi vốn nội bộ là IRR = 33,71% (tỷ suất này khẳng định chu kỳ kinh doanh 7 năm là hợp lý và sau 2,4 năm sẽ thu hồi được vốn) . Như vậy trồng rừng Keo lai tại khu vực nghiên cứu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

- Về mặt xã hội, mỗi ha rừng trồng Keo lai trong chu kỳ 7 năm đã giải quyết được 499 công lao động, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo sự ổn định xã hội và hạn chế các tệ nạn.

- Hiệu quả môi trường của việc trồng rừng Keo lai gồm nhiều mặt, đó là khả năng kháng sâu bệnh hại, lửa rừng của Keo lai; tác dụng cải thiện độ phì của đất, chống xói mòn; khả năng điều tiết dòng chảy, chế độ thủy văn, nhiệt độ. Rừng trồng Keo lai còn có tác dụng làm trong lành môi trường sống, giảm lượng bụi trong không khí, cố định carbon, mỗi ha rừng trồng Keo lai trong chu kỳ 7 năm có thể hấp thụ được 140.808,58 kg carbon.

- Đã đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển loài cây Keo lai trên cơ sở bền vững.

5.2. Tồn tại

- Tài liệu mới chỉ tập trung ở 1 huyện có Keo lai trồng tập trung, còn một số huyện khác trong tỉnh chưa có đủ điều kiện để phân tích và đánh giá một cách toàn diện.

- Trong khu vực nghiên cứu còn một số loài cây trồng rừng tập trung khác nhưng do thời gian và kinh phí hạn chế nên việc so sánh, lựa chọn mô hình chưa thực hiện được.

5.3. Khuyến nghị

- Cần mở rộng địa bàn nghiên cứu, xây dựng bản đồ thích hợp cây trồng đối với loài Keo lai trên diện tích lớn hơn làm cơ sở cho việc mở rộng diện tích trồng Keo lai, phát triển bền vững rừng trồng Keo lai trên quy mô lớn.

- Cần có những nghiên cứu sâu hơn để đánh giá hiệu quả môi trường của rừng Keo lai, khả năng hấp thụ carbon của Keo lai và các giá trị sinh thái khác.

- Lựa chọn một số mô hình Keo lai hiện có và xây dựng thêm một số mô hình trình diễn để tuyên truyền, khuyến cáo về lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của trồng rừng Keo lai mang lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an​ (Trang 74 - 79)