Phương pháp dự toán hiệu quả kinh tế * Phương pháp tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an​ (Trang 30 - 32)

* Phương pháp tĩnh

Là phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên cơ sở so sánh trực tiếp giá trị đạt được đầu ra với giá trị nguồn lực ứng trước mà không kể đến ảnh hưởng của yếu tố thời gian đối với lượng giá trị đó. Phương pháp này thường được áp dụng với các dự án đầu tư có thời gian ngắn, giá trị của đồng tiền thường ít biến đổi. Phương pháp này có ưu điểm đơn giản, dễ tính toán. Tuy nhiên, vì coi giá trị đồng tiền là bất biến theo thời gian nên độ chính xác của kết quả đánh giá bị hạn chế.

* Phương pháp động

Phương pháp động là phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR.

- Giá trị hiện tại thực (NPV): Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị hiện tại của tất cả các thu nhập trừ đi giá trị hiện tại của tất cả chi phí trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Công thức tính theo DK. Paul như sau:

NPV =     n t t r Ct Bt 0 (1 ) (2 - 28)

Trong đó: NPV là giá trị hiện tại thực (giá trị lợi nhuận ròng hiện tại) ` Bt: là thu nhập năm thứ t

Ct: là chi phí năm thứ t r: là tỷ lệ lãi suất t: là thời gian

Nếu NPV > 0, kinh doanh đảm bảo có lãi, phương án kinh doanh được chấp nhận.

Nếu NPV < 0, kinh doanh thua lỗ, phương án không được chấp nhận. Nếu NPV = 0, kinh doanh hoà vốn.

Chỉ tiêu này cho biết quy mô của lợi nhuận về mặt số lượng. Nó cho phép lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư như nhau, phương án nào có NPV lớn nhất thì được chọn.

- Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR): là thương số giữa toàn bộ thu nhập so với toàn bộ các chi phí sau khi đã chiết khấu đưa về giá trị hiện tại. Công thức tính theo John E. Gunter như sau:

BCR = (2 - 29)

Trong đó: BCR: là tỷ lệ thu nhập trên chi phí Bt: là thu nhập năm thứ t

Ct: là chi phí năm thứ t r: là tỷ lệ lãi xuất t: là thời gian .

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng đầu tư, tức là cho biết được mức độ thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Nó cho phép so sánh và lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có BCR cao hơn thì được lựa chọn.

- Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: Còn gọi là tỷ lệ thu hồi vốn nội tại, là một tỷ lệ chiết khấu, nó làm cho NPV = 0 khi:

     n t t r Ct Bt 1(1 ) = 0 thì r = IRR (2 - 30) Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn đầu tư, nó phản ánh mức độ quay vòng vốn và xác định thời điểm hoàn trả vốn đầu tư. Nó cho phép so sánh

và lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có IRR lớn hơn thì được chọn.

Nếu IRR > r, phương án có khả năng hoàn trả vốn và được chấp nhận. Nếu IRR < r, phương án không có khả năng hoàn trả vốn nên không được chấp nhận.

- So sánh hiệu quả kinh tế tại khu vực nghiên cứu với một số kết quả nghiên cứu của các tác giả khác dựa trên phương pháp đánh giá tổng hợp bằng công thức W.P.Rola (1994):

hoặc Trong đó: E

CT

: là chỉ số hiệu quả của mô hình canh tác. n:

là số các chỉ tiêu tham gia. X

j max và X

j min: là trị số tốt nhất (lớn nhất hoặc nhỏ nhất). X

ij: là giá trị chỉ tiêu thứ j của mô hình thứ i.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an​ (Trang 30 - 32)