CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngânhàng Việt Nam
3.2.2.7. Hoàn thiện hơn các sản phẩm cho vay tiêu dùng
Ngân hàng cần căn cứ vào mục đích sử dụng của khoản vay để đưa ra thời hạn, kỳ hạn nợ hợp lý và hiệu quả, bởi vì nếu không đưa ra kỳ hạn phù hợp với các kỳ hạn thu nhập của của hộ gia đình sản xuất thì sẽ gây khó khăn trong khả năng trả nợ của khách hàng, điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi thời điểm thu nợ của Ngân hàng không trùng với thời điểm các nguồn thu nhập của khách hàng, như thế khách hàng sẽ gặp khó khăn khi trả lãi và gốc, gây ra tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu, làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay.
Vì vậy, tùy thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng, doanh nghiệp, thời gian tạo ra nguồn thu nhập của khách hàng, thời điểm phát sinh mà NH cần đưa ra thời
hạn và kỳ hạn nợ hợp lý, tạo điều kiện tốt cho khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo như hợp đồng thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
“Lãi suất phải linh hoạt theo đối tượng vay vốn. Với các khách hàng quen thuộc, có uy tín thì chi nhánh có thể áp dụng một mức lãi suất ưu đãi. Điều đó vừa giúp củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, vừa khuyến khích khách hàng tích cực làm ăn có hiệu quả, trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.
Linh hoạt về mức cho vay đối với từng đối tượng khách hàng. Nếu một khách hàng có thu nhập cao và họ chứng minh được thu nhập của họ là dài hạn thông qua các hợp đồng lao động thì chi nhánh có thể xem xét cho vay ở mức cao hơn với thời hạn dài hơn mà không sợ rủi ro”. (Nguyễn Thị Thu Huyền 2011, trang 65 – 66).