Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh quận 2 (Trang 29)

- Quy mô vốn của ngân hàng: Vốn giữ một vai trò quan trọng trong các hoạt động của ngân hàng, đồng thời nó cũng thể hiện vị thế của ngân hàng trong ngành. Bất cứ thành phần kinh tế nào muốn hoạt động đều cần phải có vốn. Riêng với lĩnh vực kinh doanh ngân hàng – một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, thì số vốn cần phải có lớn hơn gấp nhiều lần. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn chủ sở hữu và nguồn huy động được. Vốn càng lớn, càng có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh như nâng cao cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị, công nghệ…; có khả năng đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ, tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng. Nhờ đó mà hoạt động của ngân hàng cũng phát triển theo và cho vay tiêu dùng không phải là một ngoại lệ.

- Chính sách, quy định cho vay của ngân hàng

Chính sách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thanh hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa vào chính sách tín dụng như quy mô, lãi suất, kì hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác. Trong trường hợp ngân hàng theo

đuổi chính sách tín dụng mạo hiểm tức là nghiêng về tìm kiếm lợi nhuận, hoạt động tín dụng sẽ được mở rộng trong đó có cả cho vay tiêu dùng. Ngược lại, khi mà ngân hàng tiến hành chính sách tín dụng thận trọng, hoạt động tín dụng sẽ bị hạn chế, bị giám sát chặt chẽ, hoạt động cho vay tiêu dùng vì thế cũng không thể phát triển được. Do vậy chính sách tín dụng của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

- Quy trình cho vay của ngân hàng

Quy trình và thủ tục cho vay hiệu quả và không rườm rà, phức tạp là một trong những cách thức quan trọng để thu hút khách hàng. Hiện nay các ngân hàng đều tìm cách rút ngắn quy trình và thủ tục cho vay nhằm thu hút khách hàng. Nhưng khi tiến hành cho vay, các ngân hàng đều phải chú trọng đến quy trình thẩm định. Đây là bước quyết định đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Các ngân hàng cần có một hệ thống các thủ tục và quy trình cho vay hợp lý, khoa học, đặc biệt là khâu thẩm định phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và chính xác.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên

Đây là yếu tố kiến tạo nên sức mạnh của ngân hàng. Nhân viên ngân hàng người trực tiếp thực hiện các chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại. Quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên ngân hàng chính là hiện hữu chủ yếu của dịch vụ, chính vì vậy mà kiến thức và chuyên môn của nhân viên ngân hàng tăng thêm giá trị của các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Kiến thức và chuyên môn của nhân viên ngân hàng cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thẩm định các khoản vay. Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay có mức rủi ro tiềm ẩn rất lớn, nên ngay từ khâu thẩm định các khoản vay nếu cán bộ thẩm định không làm tốt có thể gây ra tổn hại rất lớn cho ngân hàng. Ngoài ra đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc cho vay. Nếu một cán bộ ngân hàng không có đạo đức nghề nghiệp thì nguy cơ xảy ra rủi ro cho ngân hàng không phải là nhỏ.

- Chiến lược Marketing: Để đưa sản phẩm dịch vụ của mình ra thị trường, marketing là một phương thức rất hiệu quả. Marketing ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu mong muốn của khách hàng về chất lượng, chủng loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đồng thời có các biện pháp nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng để đạt được mức sử dụng sản phẩm của ngân hàng cao nhất. Muốn cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến được tận tay người tiêu dùng, ngân hàng phải tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗn hợp của marketing ngân hàng như quảng cáo, khuyến mãi, tiếp xúc khách hàng qua mạng lưới dịch vụ rộng khắp, qua hội nghị tiếp xúc khách hàng… Như vậy thì hình ảnh của ngân hàng mới được quảng bá rộng rãi và lấy được lòng tin của khách hàng. Nhờ đó mà các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

- Công nghệ của ngân hàng: Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là giao dịch với số lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay. Do đó, hệ thống công nghệ của ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm được thời gian công sức của cán bộ tín dụng, vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng (Đường Thị Thanh Hải, 2014).

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH QUẬN 2

2.1. Tổng quan về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh quận 2 2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng

Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt Nam, VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng. Đặc biệt từ năm 2010, VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi toàn diện với sự hỗ trợ của một trong các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới. Theo chiến lược này, VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong ba ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.

Tầm nhìn trên được thực hiện hóa bằng một chiến lược gồm hai gọng kính chìm:

 Tăng trưởng hữu cơ quyết liệt, tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và SME, đồng thời khai thác cơ hội trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và tín dụng tiêu dùng.

 Xây dựng hệ thống nền tảng vững chắc về tổ chức, nhân sự, công nghệ, vận hành,..

Hậu thuẫn cho việc triển khai chiến lược nói trên là văn hóa doanh nghiệp của VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên 6 giá trị cốt lõi:

 Khách hàng là trọng tâm;

 Hiệu quả;

 Tham vọng;

 Phát triển con người;

 Tin cậy;

 Tạo sự khác biệt.

Những thành quả đạt được trong giai đoạn chyuển đổi vừa qua khẳng định chiến lược đúng đắn của VPBank, với những thay đổi tích cực về hình ảnh, chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp,v…v… Sự tin cậy của khách hàng đối với

VPBank cũng ngày càng củng cố với việc gia tăng liên tục với số lượng khách hàng mới và nguồn vốn huy động. Đặc biệt hơn cả là VPBank đang trở thành một địa chỉ thu hút nhân tài trong ngành tài chính ngân hàng. Những yếu tố then chốt này đã, đang, và sẽ trở thành vũ khí chiến lược của VPBank trong hành trình hướng tới mục tiêu một trong năm ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong ba ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.

VPBank tin tưởng rằng với tầm nhìn và chiến lược trên, ngân hàng sẽ hoan thành sứ mệnh của mình là mang lợi ích cao nhất cho khách hàng, quan tâm chú trọng đến quyền lợi người lao động và cổ đông, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, và đóng góp hiệu quả vào sự phát truển của cộng đồng.

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng

 NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

 VIỆT NAM PROSPERRITY BANK

 Trụ sở chính: 89 Láng Hạ, Q.Đống Đa, Hà Nội

 Tel: 043 09288900– Fax: 043 09288901

 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh trước đây) được thành lập ngày 12/8/1993 theo Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Sau 24 năm hoạt động, VPPBank đã nâng vốn điều lệ lên 15.706 tỷ đồng, phát triển mang lưới lên 218 điểm giao dịch , với đội ngũ trên 22,500 cán bộ nhân viên.

2.1.3. Giới thiệu sơ lƣợc về VPBank – chi nhánh quận 2

2.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank – chi nhánh quận 2

Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Công văn số 9843/NHNN – TTGSNH, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã chính thức khai trương hoạt động Chi nhánh Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Quận 2.

Chi nhánh VPBank – Quận 2 là Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam, là đại diện pháp nhân của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, có con dấu, có bảng tổng kết tài sản, hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động thanh toán khác ghi trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của VPBank – chi nhánh quận 2

- Về nhân sự:

Vì đây là chi nhánh mới thành lập từ tháng 4/2014 nên hiện chi nhánh có 17 cán bộ phục vụ khối khách hàng cá nhân, 10 cán bộ phục vụ khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó phần lớn là trình độ đại học. Công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên là sức mạnh giúp Ngân hàng sẵn sang đương đầu với mọi cạnh tranh, vì thế Ngân hàng luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị.

-Về cơ cấu tổ chức:

Hiện nay VPBank – Chi nhánh Quận 2 có 16 nhân viên, trong đó giao dịch vên là 6 người, cán bộ kinh doanh là 7 người, cán bộ quản lý hành chính là 3 người

- Ban Giám đốc: Bao gồm 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc - Các phòng ban:

+ Phòng tín dụng/ Kinh doanh + Phòng Dịch vụ khách hàng + Phòng Hành chính tổ chức

Quy mô tổ chức của Chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của VPBank – chi nhánh quận 2

(Nguồn: Quy chế thành lập Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Quận 2)

2.1.3.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc:

Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý và trước Hội đồng Quản trị Ngân hàng VPBank đối với tất cả mọi hoạt động của Chi nhánh.

Phó Giám đốc:

- Hỗ trợ Giám đốc trong các mặt chuyên môn cũng như trong công tác khác.

- Thay mặt điều hành quản lý khi Giám đốc đi vắng.

Phòng KHCN/ Kinh doanh: Trưởng phòng dịch vụ KHCN/ Phó Giám đốc Phòng hành chính Trưởng phòng KHCN GDV CSR TRƯỞNG QUỸ RM GIÁM ĐỐC PB PSE Loan PSE CASA PSE UPL

Phục vụ khối khách hàng và cá nhân. Nhiệm vụ chính là thu thập tài liệu về khách hàng, theo dõi, giám sát hoạt động của khách hàng trước và sau khi cho vay. Nghiên cứu thị trường, đề xuất và thực hiện các hình thức quảng cáo thu hút khách hàng. Chịu trách nhiệm về pháp lý liên quan đến hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.

Phòng dịch vụ khách hàng:

Thực hiện chào đón khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng, thực hiện mở các tài khoản tiền gởi, rút tiền, chuyển tiền, giữ hộ, thu chi hộ, thực hiện giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ quá hạn. Thực hiện thu đổi ngoại tệ, tiền mặt cho khách hàng theo đúng các quy định của các phòng có liên quan và đúng quy dịnh của VPBank.

Phòng Hành chính tổ chức:

Nhiệm vụ của phòng là phối hợp với văn phòng VPBank để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực, cộng tác với văn thư, hành chính và lễ tân. Quản lý và mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc của cả Chi nhánh.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của VPBank chi nhánh quận 2 giai đoạn 2015-2017 giai đoạn 2015-2017

Bảng 1.1 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh quận 2 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Thu nhập 725,894 1396,68 9 1952,08 7 670,795 92,4 555,389 39,8 Chi phí 426,322 658,873 766,408 232,551 54,5 107,535 16,3 Lợi nhuận sau thuế 145,156 277,347 444,669 132,191 91,1 167,322 60,3

(Nguồn: Tổng kết Kết quả kinh doanh của VPBank chi nhánh quận 2)

Hình 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại VPBank chi nhánh quận 2

(Nguồn: Tổng kết Kết quả kinh doanh của VPBank chi nhánh quận 2)

Nhìn vào bảng 1.1 ta thấy lợi nhuận ngày càng tăng phản ánh hoạt động kinh doanh đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Nhìn chung hoạt động kinh doanh trong những năm qua đã mang lại lợi nhuận cao, đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên. Tình hình cụ thể như sau:

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2015-2017

Thu nhập: qua bảng số liệu trên ta thấy tổng thu nhập tăng đều qua mỗi năm, tốc độ tăng khá đều. Năm 2015, tổng thu nhập đạt 725,894 triệu đồng. Năm 2016, đạt 1396,689 triệu đồng (tăng 670,795 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng với mức tăng trưởng 92,4%). Đến năm 2017, con số này đạt 1952,087 triệu đồng (tăng 555,389 triệu đồng so với năm 2014 và tương ứng với mức tăng trưởng 39,8%)

Chi phí: Năm 2015 tổng chi phí ở mức 426,322 triệu đồng. Năm 2016 là 658,873 triệu đồng (tăng tuyệt đối 232,511 triệu đồng, mức tăng tương đối 54,5% so với năm 2015). Và trong năm 2017, tổng chi phí tăng nhẹ 766,408 triệu đồng ( tương ứng mức tăng 16,3%, tăng 107,535 triệu đồng so với năm 2016. Tổng chi phí tăng là do qui mô hoạt động chi nhánh mở rộng và nguồn huy động vốn tăng.

Lợi nhuận sau thuế: trong các năm qua, hiệu quả kinh doanh có xu hướng tăng và đóng góp đáng kể cho kết quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng VPBank chi nhánh quận 2. Năm 2015, lợi nhuận đạt 145,156 triệu đồng. Năm 2016, với mức tăng tương đối 91,1% tăng 132,191 triệu đồng so với năm 2015 đạt 277,347 triệu đồng. Năm 2017 đạt 444,669 triệu đồng (tăng tuyệt đối 167,322 triệu đồng và với mức tăng 60,3% so với năm 2016).

Những con số trên đã nói lên phần nào sự nỗ lực của ngân hàng trong quá trình phát triển hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh, quy mô hoạt động mở rộng, sự tín nhiệm của khác hàng ngày càng tăng, hứa hẹn tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.

2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh quận 2 giai đoạn 2015-2017 2015-2017

2.2.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh quận 2

Một số sản phẩm cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh quận 2 hiện nay:

Cho vay mua nhà đất, căn hộ

Hình thức: là sản phẩm VPBank tài trợ vốn để mua nhà ở, căn hộ phục vụ nhu cầu đời sống đối với cá nhân và gia đình.

Điều kiện cho vay:

- Khách hàng vay vốn phải thõa mãn các điều kiện cho vay theo Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà Nước và của VPBank.

- Độ tuổi: Từ 22 tuổi đến 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ. - Khách hàng có thu nhập từ 4,5 triệu đồng/tháng.

- Khách hàng tối thiểu phải có TSĐB là bất động sản khác thuộc sở hữu của KH hoặc bên thứ ba.

- Chấp nhận TSĐB hình thành từ vốn vay.

Mức cho vay: Tài trợ tối đa 100% nhu cầu mua mới nhà, tối đa 15 tỷ đồng. Thời hạn, lãi suất cho vay:

- Thời hạn cho vay:

+ Tối đa 144 tháng đối với trường hợp KH mua căn hộ chung cư.

+ Tối đa 180 tháng đối với trường hợp KH mua nhà đất, nhà gắn liền với đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh quận 2 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)