1.3.1. Chỉ tiêu dƣ nợ cho vay tiêu dùng:
Dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng và cơ bản nhất để đánh giá mức độ phát triển trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Chỉ tiêu này bao gồm: số dư nợ cho vay tiêu dùng, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng hàng năm.
a) Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng dư nợ
(1.1)
Tỷ trọng dư nợ CVTD càng cao chứng tỏ hoạt động CVTD đang rất được chú trọng phát triển tại ngân hàng đó, thể hiện ngân hàng có uy tín, cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú cho khách hàng. Tỷ trọng này chiếm phần lớn trong tổng dư nợ chứng tỏ rằng đây là hoạt động chính đem lại lợi nhuận từ tín dụng cho ngân hàng. Ngược lại, dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng các khoản vay, dịch vụ cung cấp cho KHCN còn yếu kém, khả năng tiếp thị chưa cao
b) Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng
(1.2)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ gia tăng dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm. Chỉ tiêu này phản ánh được quy mô và xu hướng của đầu tư tín dụng là tăng trưởng hay thu hẹp. Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng tăng chứng tỏ hoạt động cho vay cá nhân được chú trọng phát triển tại ngân hàng đó. Hiệu quả của hoạt động cho vay đối với
KHCN cao chính là cơ sở để tăng dư nợ cho vay, vì thế chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng phản ánh khá chính xác về chất lượng của hoạt động này (Nguyễn Hương Mai 2014).
1.3.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng
Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay không thể trả cả gốc và lãi vào ngày đến hạn đã cam kết trong hợp đồng cho vay. Chỉ tiêu nợ quá hạn được thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn CVTD và tổng dư nợ CVTD của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong cho vay cũng như chất lượng cho vay tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng cho vay càng kém và ngược lại.
1.3.3. Chỉ tiêu thị phần cho vay tiêu dùng của ngân hàng
Chỉ tiêu thị phần cho vay tiêu dùng của ngân hàng cho biết khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng cho biết mức độ phát triển về mặt lượng của ngân hàng. Nếu thị phần của ngân hàng lớn, chứng tỏ niềm tin của khách hàng về ngân hàng lớn, điều này khẳng định được uy tín, hình ảnh của ngân hàng trên thị trường. Khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường, ngân hàng đưa ra những phán đoán chính xác về khả năng, tiềm lực của bản than mình cũng như tiềm lực của đối thủ. Từ đó, ngân hàng có những quyết định sáng suốt cho hoạt động của mình. Ngân hàng có thể đưa ra các chính sách cụ thể phù hợp để phát triển thị trường cho vay tiêu dùng, cạnh tranh tốt với các đối thủ trên thị trường. Như vậy, ngân hàng có cơ hội mở rộng, chiếm lĩnh thị trường cho vay tiêu dùng trong tương lai (Ngô Văn Thức 2014).
1.3.4. Chỉ tiêu thu nhập từ cho vay tiêu dùng
Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng được xem là chỉ tiêu hàng đâu trong việc đánh giá mức độ mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Chỉ tiêu này được xem xét dựa trên mức tăng của thu nhập hoạt động cho vay tiêu dùng và mức tăng của thu nhập hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng
thu nhập từ hoạt động cho vay. Việc đánh giá chỉ tiêu này trong từng thời kì giúp ngân hàng kịp thời đưa ra những chính sách nhằm tăng thu nhập, hợp lí hóa chi phí cũng như chất lượng cho vay tiêu dùng.
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng 1.4.1. Nhân tố khách quan 1.4.1. Nhân tố khách quan
- Đạo đức người vay: Đây là nhân tố ngân hàng cần quan tâm hàng đầu khi xem xét cấp tín dụng cho một khách hàng nào đó. Bởi lẽ ngay cả khi khách hàng có mức thu nhập cao, ổn định, đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết của ngân hàng nhưng chưa chắc đạo đức của họ đã tốt, nghĩa là họ không có thiện chí trả nợ. Điều này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi khoản vay, và nghiêm trọng hơn có thể không thu hồi được, gây thiệt hại cho ngân hàng. Chính vì vậy, các cán bộ tín dụng cần quan tâm, đánh giá chính xác đạo đức người vay bằng độ tín nhiệm của khách hàng trên cơ sở tính thật thà, sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng và ý muốn kiên quyết trong việc thực hiện tất cả các giao ước trong hợp đồng tín dụng. Đạo đức người vay có tốt thì ngân hàng nói chung cũng như hoạt động CVTD nói riêng mới có thể giảm thiểu rủi ro khi thực hiện cấp tín dụng, đem lại lợi nhuận, tạo cơ hội mở rộng hoạt động CVTD.
- Năng lực tài chính của khách hàng: Với mỗi cán bộ cho vay vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Trong hoạt động CVTD, phần lớn các món vay đều có nguồn trả nợ là từ thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai. Khoản thu nhập cao hay thấp, ổn định hay không sẽ ảnh hưởng đển quyết định cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, khoản thu nhập cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, đến quy mô của khoản vay và đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nếu khách hàng có khoản thu nhập thường xuyên là cao và ổn định thì họ sẽ sẵn sàng thanh toán tiền nợ cho ngân hàng, khi đó khoản tín dụng trở nên an toàn hơn, đem lại lợi ích trong CVTD hơn nhờ có những
khoản tín dụng tốt, đảm bảo an toàn trong thanh toán, giảm rủi ro khi cho vay. CVTD từ đó có cơ hội mở rộng hơn nữa.
- Môi trường kinh tế: Có thể nói sự biến động cho vay tiêu dùng gắn bó chặt chẽ với sự biến động của môi trường kinh tế. Nếu ở một nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ổn định, nhu cầu tiêu dùng của họ sẽ tăng lên, lúc ấy ngân hàng có cơ hội mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của mình. Còn nếu như một đất nước có nền kinh tế đình trệ, suy thoái, không ổn định thì người dân sẽ không muốn đi vay tiền để thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu của mình, họ chỉ duy trì cuộc sống ở mức bình thường
- Môi trường văn hóa – xã hội: Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm các yếu tố như trình độ dân trí, thói quen chi tiêu của người dân, nhu cầu của người dân… Các yếu tố này đều ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nếu ở một xã hội thói quen chi tiêu của người dân chỉ dừng ở mức độ là các mặt hàng thiết yếu thì tại đó ngân hàng không thể phát triển hình thức cho vay tiêu dùng được. Hay tại một xã hội mà người dân có thói quen tiết kiệm, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập cao thì ngân hàng cũng không có cơ hội mở rộng các dịch vụ ngân hàng trong đó có cho vay tiêu dùng. Người dân Việt Nam thường có thói quen tiết kiệm rồi khi tích lũy đủ số tiền mới mua sắm, tiêu dùng, họ không nghĩ tới việc đi vay, nợ nần để mua sắm, cộng với tâm lý ngại tiếp xúc với ngân hàng, sợ các thủ tục hành chính rườm rà. Chính vì thế nhu cầu vay của người dân còn thấp.
- Môi trường pháp lý: Hiện nay, không riêng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật mà mọi hoạt động khác của ngân hàng đều phải tuân thủ những quy định của nhà nước, của pháp luật. Môi trường pháp lý bao gồm văn bản chặt chẽ, đồng bộ sẽ tạo ra cơ hội phát triển cho hoạt động cho vay tiêu dùng, nhưng nếu một xã hội tồn tại một hệ thống các văn bản pháp luật chằng chịt, không rõ rang, đầy đủ thi sẽ cản trở không chỉ hoạt động cho vay tiêu dùng và còn cản trở tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
- Các chính sách Nhà nước: Nếu Nhà nước có chủ trương kích cầu, đưa ra các biện pháp để khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài như hạ lãi suất trần cho vay, giảm các thủ tục rườm rà, giảm thuế cho các công ty mới thành lập, tạo công ăn việc làm cho người lao động… sẽ có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, GDP tăng, thất nghiệp giảm, từ đó làm tăng mức sống của người dân. Từ đó tạo thuận lợi cho việc mở rộng, phát triển hoạt động CVTD. Ngoài ra thì các chính sách như chính sách thuế thu nhập, chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo vay vốn, các chương trình xóa đói giảm nghèo,… nhằm thực hiện công bằng xã hội, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, trước mắt và lâu dài cũng sẽ có tác động tích cực đến mức cầu CVTD.
1.4.2. Nhân tố chủ quan
- Quy mô vốn của ngân hàng: Vốn giữ một vai trò quan trọng trong các hoạt động của ngân hàng, đồng thời nó cũng thể hiện vị thế của ngân hàng trong ngành. Bất cứ thành phần kinh tế nào muốn hoạt động đều cần phải có vốn. Riêng với lĩnh vực kinh doanh ngân hàng – một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, thì số vốn cần phải có lớn hơn gấp nhiều lần. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn chủ sở hữu và nguồn huy động được. Vốn càng lớn, càng có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh như nâng cao cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị, công nghệ…; có khả năng đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ, tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng. Nhờ đó mà hoạt động của ngân hàng cũng phát triển theo và cho vay tiêu dùng không phải là một ngoại lệ.
- Chính sách, quy định cho vay của ngân hàng
Chính sách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thanh hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa vào chính sách tín dụng như quy mô, lãi suất, kì hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác. Trong trường hợp ngân hàng theo
đuổi chính sách tín dụng mạo hiểm tức là nghiêng về tìm kiếm lợi nhuận, hoạt động tín dụng sẽ được mở rộng trong đó có cả cho vay tiêu dùng. Ngược lại, khi mà ngân hàng tiến hành chính sách tín dụng thận trọng, hoạt động tín dụng sẽ bị hạn chế, bị giám sát chặt chẽ, hoạt động cho vay tiêu dùng vì thế cũng không thể phát triển được. Do vậy chính sách tín dụng của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.
- Quy trình cho vay của ngân hàng
Quy trình và thủ tục cho vay hiệu quả và không rườm rà, phức tạp là một trong những cách thức quan trọng để thu hút khách hàng. Hiện nay các ngân hàng đều tìm cách rút ngắn quy trình và thủ tục cho vay nhằm thu hút khách hàng. Nhưng khi tiến hành cho vay, các ngân hàng đều phải chú trọng đến quy trình thẩm định. Đây là bước quyết định đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Các ngân hàng cần có một hệ thống các thủ tục và quy trình cho vay hợp lý, khoa học, đặc biệt là khâu thẩm định phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và chính xác.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên
Đây là yếu tố kiến tạo nên sức mạnh của ngân hàng. Nhân viên ngân hàng người trực tiếp thực hiện các chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại. Quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên ngân hàng chính là hiện hữu chủ yếu của dịch vụ, chính vì vậy mà kiến thức và chuyên môn của nhân viên ngân hàng tăng thêm giá trị của các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Kiến thức và chuyên môn của nhân viên ngân hàng cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thẩm định các khoản vay. Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay có mức rủi ro tiềm ẩn rất lớn, nên ngay từ khâu thẩm định các khoản vay nếu cán bộ thẩm định không làm tốt có thể gây ra tổn hại rất lớn cho ngân hàng. Ngoài ra đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc cho vay. Nếu một cán bộ ngân hàng không có đạo đức nghề nghiệp thì nguy cơ xảy ra rủi ro cho ngân hàng không phải là nhỏ.
- Chiến lược Marketing: Để đưa sản phẩm dịch vụ của mình ra thị trường, marketing là một phương thức rất hiệu quả. Marketing ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu mong muốn của khách hàng về chất lượng, chủng loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đồng thời có các biện pháp nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng để đạt được mức sử dụng sản phẩm của ngân hàng cao nhất. Muốn cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến được tận tay người tiêu dùng, ngân hàng phải tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗn hợp của marketing ngân hàng như quảng cáo, khuyến mãi, tiếp xúc khách hàng qua mạng lưới dịch vụ rộng khắp, qua hội nghị tiếp xúc khách hàng… Như vậy thì hình ảnh của ngân hàng mới được quảng bá rộng rãi và lấy được lòng tin của khách hàng. Nhờ đó mà các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
- Công nghệ của ngân hàng: Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là giao dịch với số lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay. Do đó, hệ thống công nghệ của ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm được thời gian công sức của cán bộ tín dụng, vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng (Đường Thị Thanh Hải, 2014).
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH QUẬN 2
2.1. Tổng quan về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh quận 2 2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng
Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt Nam, VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng. Đặc biệt từ năm 2010, VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi toàn diện với sự hỗ trợ của một trong các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới. Theo chiến lược này, VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong ba ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.
Tầm nhìn trên được thực hiện hóa bằng một chiến lược gồm hai gọng kính chìm:
Tăng trưởng hữu cơ quyết liệt, tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và SME, đồng thời khai thác cơ hội trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và tín dụng tiêu dùng.
Xây dựng hệ thống nền tảng vững chắc về tổ chức, nhân sự, công nghệ, vận hành,..
Hậu thuẫn cho việc triển khai chiến lược nói trên là văn hóa doanh nghiệp của VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên 6 giá trị cốt lõi:
Khách hàng là trọng tâm;
Hiệu quả;
Tham vọng;
Phát triển con người;
Tin cậy;
Tạo sự khác biệt.