Chương 3 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Tình hình kinh tế xã hội và quản lý, sử dụng rừng và đất rừng
3.1.1. Lịch sử buôn Chàm và truyền thống quản lý sử dụng tài nguyên rừng
của buôn Chàm B
Một loạt công cụ PRA được áp dụng để thu thập thông tin về quản lý tài nguyên, hoạt động sản xuất và thể chế tổ chức truyền thống và hiện tại của cộng đồng. Kết quả đã phản ảnh được hiện trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp của cộng đồng trong quá khứ và hiện tại.
3.1.1. Lịch sử buôn Chàm và truyền thống quản lý sử dụng tài nguyênrừng rừng
Lược sử thôn buôn
Biểu 3.1: Lược sử thôn buôn
Mốc thời gian Những sự kiện nổi bật liên quan đến cộng đồng
Trong thời kỳ chiến tranh Trước 1975 1976 1982 1988 1989 1992 1994 1998 1999-2000
Cộng đồng di chuyển liên tục, vào sâu trong dãy Cư Giangsin, Buôn Chàm là một trong những cơ sở cách mạng quan trọng .
Bn có tên là bn Chàm sống tại núi Ea Knum
Buôn chuyển đến sinh sống tại ngã ba Cư Drăm ( trung tâm xã hiện nay ) Bn Chàm được thành lập chính thức
Bn chàm B được tách ra từ buôn Chàm, buôn chàm B di dời cách buôn cũ 1,5Km (chổ ở hiện nay) theo chương trình ĐCĐC của huyện .
Các hộ được quy hoạch đất làm nhà, vườn (2500 m2/hộ). Mỗi hộ nhận 200 - 300 cây cà phê để trồng trong vườn nhà Tình trạng phá rừng làm cà phê diễn ra khá mạnh.
Nhận khoán QLBVR tự nhiên theo CT 327 do lâm trường Krông Bông triển khai.
Trồng Điều theo CT 327. Nhưng do thiếu vốn đầu tư chăm sóc nên khơng hiệu quả .
Kết thúc QLBVR theo CT 327
Nhận đất nhận rừng theo nhóm hộ và được cấp QSD đất lâm nghiệp .
Qua tìm hiểu lịch sử của buôn, cho thấy:
- Buôn Chàm B là một bn có truyền thống cách mạng. Trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, nơi đây đã diễn ra nhiều trận chiến
ác liệt, bà con phải di dời buôn liên tục. Đời sống gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên bà con vẫn một lịng một dạ theo Đảng chiến đấu oanh liệt.
- Sau ngày giải phóng chính quyền địa phương đã kêu gọi và tạo mọi điều kiện để bà con trở về sinh sống tại buôn làng cũ. Việc tập trung này để tạo điều kiện triển khai thực hiện chương trình ĐCĐC cho đồng bào. - Các chương trình ĐCĐC được triển khai tương đối có hiệu quả. Các cộng
đồng được quy hoạch nơi ở ổn định, cung cấp giống cây trồng, góp phần hạn chế du canh du cư
- Người dân ở đây tiếp cận khá nhanh các phương thức canh tác, cây trồng mới. Nhờ vậy cuộc sống của họ đã bớt phụ thuộc hoàn toàn vào rừng. - Do chiến tranh nên cộng đồng phải di chuyển nhiều nơi trong nhiều năm
liền, đã phá vỡ truyền thống quản lý, sử dụng rừng của cộng đồng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khôi phục và phát huy năng lực quản lý rừng của cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng và đất rừng. Truyền thống sở hữu đất đai và quản lý tài nguyên của cộng đồng
- Theo phong tục tập quán của người Ê Đê, rừng và đất rừng là sở hữu chung của cộng đồng, được phân định theo từng buôn làng cụ thể. Mặc dù chỉ là quy ước nhưng các cộng đồng đều tuân thủ nghiêm túc, hầu như khơng có hiện tượng xâm canh lẫn nhau.
- Rừng và đất rừng là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho cộng đồng thông qua các hoạt động săn bắn, đặt bẫy, thu hái và cũng là nơi canh tác nương rẫy của cộng đồng.
- Hình thức canh tác chủ yếu là du canh quay vịng. Một hộ hay nhóm hộ có nhiều nương rẫy khác nhau, thời gian bỏ hoá thường 10-15 năm.
- Chế độ sở hữu đất đai theo 2 hình thức: cá nhân và tập thể.
+Hình thức sở hữu tập thể là rừng và đất rừng được quản lý và sở hữu bởi cộng đồng, mọi người đều có quyền săn bắn, làm nương rẫy, lấy gỗ làm nhà...
+ Hình thức sở hữu cá nhân: Các gia đình đều tơn trọng đất nương rẫy của nhau, khơng ai tranh giành của ai. Tuy nhiên do chiến tranh kéo dài nên truyền thống này bị mai một, mặt khác, hiện nay quyền sử dụng đất lâm nghiệp, nương rẫy của cộng đồng phần lớn chưa được thừa nhận về mặt pháp lý.