Các nhân tố cần cải tiến, thúc đẩy để tiến hành tổ chức quản lý rừng dựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác động đến sử dụng đất lâm nghiệp và phương hướng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại xã cư dăm krông bông đăk lăk​ (Trang 71 - 73)

Chương 3 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.4 Xác định cơ sở để phát triển phương thức QL TNR dựa vào cộng đồng

3.4.2 Các nhân tố cần cải tiến, thúc đẩy để tiến hành tổ chức quản lý rừng dựa

3.4.2 Các nhân tố cần cải tiến, thúc đẩy để tiến hành tổ chức quản lýrừng dựa vào cộng đồng rừng dựa vào cộng đồng

Qua khung định vị hiện trạng quản lý rừng của cộng đồng, đối chiếu với khung định vị quản lý truyền thống trước đây có thể rút ra một số các nhân tố cần cải tiến, thúc đẩy như sau:

- Chúng ta đã bắt đầu giao quyền sử dụng đất rừng, rừng cho cộng đồng, thể hiện tính pháp lý trong quản lý rừng. Tuy nhiên cách tiếp cận khi giao, ranh giới giao, giao cho ai? thì trong thời qua ở đây thực hiện chưa có hiệu quả, do đó cần có cải tiến trong cách tiếp cận cho cán bộ kỹ thuật lâm trường, dự án trong triển khai chính sách giao đất giao rừng. Trước hết cần tiến hành công tác quy hoạch sử dụng đất hợp lý cho cộng đồng, đảm bảo đủ đất canh tác cho cộng đồng, tránh việc xâm canh, mua bán sang nhượng trái phép, phá rừng làm nương rẫy...

- Cần có những hoạt động trên diện tích rừng đã giao (phát triển kỹ thuật có sự tham gia, chặt ni dưỡng...) nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Giải quyết hài hoà giữa trách nhiệm và quyền lợi của người nhận rừng. Hoạt động khuyến nông lâm cần được cải tiến, chú trọng đến hiệu quả.

- Các tổ chức, cơ quan liên quan cần có sự phối hợp và thay đổi cách tiếp cận thích hợp trong triển khai giao đất giao rừng, trước hết cần xác định các ranh giới truyền thống trong sử dụng đất của cộng đồng, sau đó cần xác định chủ thể thích hợp với năng lực và nguyện vọng của cộng đồng để giao rừng.

- Quan tâm đến sự khôi phục và phát huy truyền thống quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng. Chú trọng đến việc giáo dục, truyền đạt đến thế hệ sau cho con cháu nắm bắt được các luật tục, truyền thống tốt đẹp của cha ơng. Có giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cộng đồng. Thiết lập mối quan hệ giữa Già làng và ban tự quản thôn, cần xây dựng hương ước dựa vào luật tục có sự tham gia và được chính quyền thừa nhận. Đồng thời thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan trong việc hỗ trợ cộng đồng tiến hành tổ chức hệ thống quản lý rừng và được luật pháp thừa nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác động đến sử dụng đất lâm nghiệp và phương hướng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại xã cư dăm krông bông đăk lăk​ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)