Phân tích hiện trạng quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác động đến sử dụng đất lâm nghiệp và phương hướng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại xã cư dăm krông bông đăk lăk​ (Trang 69 - 71)

Chương 3 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.4 Xác định cơ sở để phát triển phương thức QL TNR dựa vào cộng đồng

3.4.1 Phân tích hiện trạng quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng

Từ các kết quả phân tích, tổng hợp các nhân tố tác động đến quản lý sử dụng tài nguyên đất, rừng trong cộng đồng cho thấy cần thiết thúc đẩy để nâng cao năng lực cộng đồng, hỗ trợ để cộng đồng phát huy được các truyền thống tốt đẹp trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Để thực hiện điều này, trước tiên cần phân tích mức độ, hiện trạng quản lý rừng của cộng đồng. Công cụ định vị mức độ quản lý rừng dựa vào cộng đồng của nhóm cơng tác quốc gia về Quản lý rừng cộng đồng được áp dụng.

Việc định vị được thực hiện trong hai giai đoạn: truyền thống trước đây và hiện nay đã biến dổi như thế nào. Có 05 tiêu chí xem xét là:

1. Quyền sử dụng đất, rừng của cộng đồng ở mức nào? 2. Lợi ích từ rừng mà người dân có thể có là bao nhiêu?

3. Sự hỗ trợ và thúc đẩy của chính sách cho tiến trình quản lý rừng

4. Thể chế, tổ chức trong thôn bn hỗ trợ như thế nào cho hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng?

5. Mức độ phong phú của nguồn tài nguyên rừng ra sao?

Tổng hợp các thơng tin từ PRA để rà sốt các tiêu chí này và từ đây định vị mức độ, năng lực hiện tại của cộng đồng trong quản lý rừng, so với truyền thống để có thể thấy những thay đổi và khả năng khôi phục phương thức quản lý rừng truyền thống của cộng đồng thiểu số.

Biểu 3.23: Định vị quản lý tài nguyên rừng cộng đồng

Các tiêu chí Định vị quản lý rừng truyền thống của cộng đồng

Định vị hiện trạng quản lý rừng của cộng đồng

1. Quyền sử dụng đất Sử dụng rừng và đất rừng theo truyền thống, theo quy ước

- Vẫn cịn duy trì tính quy ước trong sử dụng đất nhưng ở mức độ thấp.

- Rừng và đất rừng được giao cho nhóm hộ quản lý lâu dài

Các tiêu chí Định vị quản lý rừng truyền thống của cộng đồng

Định vị hiện trạng quản lý rừng của cộng đồng

nhà, củi, đồ gia dụng, thức ăn... đồng thời việc lấy gỗ phải theo pháp luật quy định

- Các hộ nhận rừng chỉ được sử dụng một phần gỗ , các lâm sản ngoài gỗ 3. Sự hỗ trợ của Nhà

nước đối với lâm nghiệp

Đây là nơi chiến tranh nên sự quản lý đối với lâm nghiệp hầu như khơng có

- Rừng và đất rừng thuộc quyền quản lý của Nhà nước nhưng sự quản lý chưa cao

4.Tổ chức cộng đồng thôn buôn

Cộng đồng được quản lý chặt chẽ bởi luật tục và hội đồng Già làng

- Các nhóm hộ được hình thành để QLBV rừng nhưng kém hiệu lực. Vai trò của Già làng bị giảm sút

5.Trạng thái nguồn tài nguyên

Nguồn tài nguyên phong phú, khơng có tranh chấp hoặc sức ép nào ngồi chiến tranh

- Tài nguyên rừng đã bị suy giảm, nghèo kiệt

Khung định vị:

1.Quyền sử dụng đất 2.Lợi ích từ rừng

3.Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với lâm nghiệp 4.Tổ chức cộng đồng

5.Trạng thái tài nguyên rừng

Truyền thống Hiện tại

Khung định vị quản lý rừng cộng đồng

Ghi chú mức độ:

Vòng trong: Mức độ thấp Vòng giữa: Mức độ vừa Vịng ngồi: Mức độ cao

Từ hai khung định vị trên cho thấy, so với quản lý rừng truyền thống của cộng đồng, thì hiện tại đã có những thay đổi và biến thái:

- Quyền sử dụng đất hiện tại hơn trước đây là cộng đồng, nhóm hộ được thừa nhận quyền sử dụng rừng. Tuy nhiên việc này cũng mới làm ở quy mô nhỏ, chưa bao quát hết ranh giới quản lý truyền thống.

- Lợi ích từ rừng hiện tại giảm sút rõ rệt, trải qua nhiều thập kỷ khai thác gỗ dưới nhiều hình thức, nay rừng giao lại cho cộng đồng chỉ còn là rừng nghèo kiệt, khả năng sản xuất hầu như rất kém, thời gian thu hoạch quá dài, điều này đã hạn chế động cơ thúc đẩy người dân quan tâm đến rừng. - Sự hỗ trợ của Nhà nước thơng qua các chính sách, chương trình hơn trước

đây, các chính sách giao đất giao rừng, xố đói giảm nghèo,.. đã đóng vai trị quan trọng trong quản lý tài nguyên. Tuy nhiên trong khung định vị cũng cho thấy cần quan tâm hơn nữa trong việc hỗ trợ và thực thi các chính sách này một cách đồng bộ và có hiệu quả hơn.

- Tổ chức tự quản của cộng đồng và vai trò của dịng họ, Già làng khá giảm sút, tiếng nói của họ trong hệ thống quản lý tài nguyên ít ý nghĩa. Trong khi đó trước đây việc quản lý đất đai hoàn tồn do tổ chức bn làng truyền thống quy định và có những quy chế nghiêm ngặt.

- Tài nguyên rừng giao cho cộng đồng suy giảm cả về chất lượng và số lượng, việc phục hồi nó là khó khăn và mất nhiều cơng sức, thời gian. Từ phân tích khung định vị này cho thấy cần thiết có những tác động hỗ trợ từ chính sách, kỹ thuật để nâng cao năng lực và phục hồi các truyền thống tốt trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác động đến sử dụng đất lâm nghiệp và phương hướng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại xã cư dăm krông bông đăk lăk​ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)